Những ngôi chùa cổ ngàn tuổi hút khách thập phương thời @
Đầu xuân năm nay, rất nhiều du khách chiêm bái và du xuân tại những ngôi chùa cổ niên đại ngàn năm và những ngôi chùa được đầu tư xây dựng hoành tráng thế kỷ XXI.
Nói đến chùa cổ của xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh, không thể không nhắc tới chùa Dâu, là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam.
Chùa Dâu
Ngôi chùa thiêng hơn nghìn tuổi ở đất Kinh Bắc – chùa Tiêu (Bắc Ninh). Chùa Tiêu còn được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. Và nói tới chùa Tiêu là nói đến Thiền sư Vạn Hạnh. Bởi lẽ chùa Tiêu là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là trụ trì – người có công nuôi dạy Lý Công Uẩn tức Vua Lý Thái Tổ thời nhỏ. Điều thú vị hơn là chùa Tiêu hiện nay vẫn đang lưu giữ, thờ phụng và bảo quản được nhục thân thiền sư Như Trí với dáng vẻ “ngồi kiết già” trong nhà thờ Tổ. Pho tượng táng tại tháp cổ chùa Tiêu đã gần 300 năm…
Chua Bô Đa (Bắc Giang) co tư thơi Ly (thê ky XI), đuơc đai trung tu vao thơi Le Trung Hung – nien hiẹu Bao Thai (1720 – 1729) va thơi Nguyên (thê ky XIX); la mọt trong nhưng trung tam Phạt giao lơn thuọc thiên phai Lam Tê, mọt trong nhưng ngoi chua đọc đao cô kinh va lơn nhât vung đât Kinh Băc. Đây cũng là nơi cac vi tô su thuyêt phap đao tao cac tang ni. Các bản khắc gỗ dùng để in ấn kinh sách ngày nay còn lưu lại bao gồm gần 2000 bản thuộc các bộ kinh luạt Đai thưa, nhu: Lang nghiem chinh mach, Yêt ma họi ban, Nam hai ky qui…đê phuc vu cho viẹc đao tao truyên ba kinh Phạt. Bộ bản khắc này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và là bộ bản khắc gỗ kinh Phật có niên đại lâu đời nhất ở Việt Nam. Vườn tháp trong khuôn viên chùa với hàng trăm ngôi tháp cổ chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hàng nghìn vị tăng, ni thuộc thiền phái Lâm Tế với diện tích gần 8000 m2 cũng là vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam.
Chùa Ba Vàng là tên gọi dân dã còn tên chính của chùa là chùa Bảo Quang. Năm 1706, Đại Thiền sư Tuệ Bích đã xây dựng chùa Ba Vàng (tên chữ là Bảo Quang Tự) như thắp sáng niềm tin, nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn. Nằm trong dãy núi Yên Tử, ngôi cổ tự Bảo Quang đã từng là phế tích của thời gian và các cuộc chiến tranh thời phong kiến tàn phá, quanh ngôi chùa chỉ còn lại rừng cây bao phủ. Từ khi được phát hiện vào năm 1987, ngôi chùa vẫn bình lặng chứng kiến những đổi thay của thời gian, không có vị trụ trì nào.
Video đang HOT
Con đường dẫn lên núi ngày một rậm rạp, những trùng tu ngày nào của chính quyền dần dần xuống cấp. Bảo Quang Tự vẫn là một ngôi chùa hoang vắng, lạnh lẽo. Nhìn nhận chùa Ba Vàng có giá trị lịch sử, tâm linh nên UBND tỉnh Quảng Ninh đã xếp hạng di tích lịch sử, nằm giữa khu sinh thái sơn thủy hữu tình, nên mục tiêu không để ngôi chùa thành phế tích là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương.Theo văn bia còn lại của chùa thì núi Ba Vàng xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn. Chùa Ba Vàng tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng chừng trên dưới 1.000 m2. Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17- 18, quy mô khá rộng. Năm 2007, chính quyền địa phương đã thỉnh cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh, là trưởng ban Tri khách Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử – về trụ trì chùa Ba Vàng.
Đứng trước ngôi chùa hoang tàn, xuống cấp, Đại đức Thích Trúc Thái Minh bất chợt thấy giếng nước trong khuôn viên chùa, trước đây khô cạn bỗng đầy ắp nước trở lại. Cho là điềm báo, Đại đức quyết tâm gây dựng lại ngôi chùa từ hai bàn tay trắng. Ông đã cùng các đệ tử kêu gọi du khách thập phương đóng góp công sức tiến hành trùng tu ngôi chùa với quy mô lớn và hiện nay đã được ghi nhận là ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Việt Nam- rộng tới 3.500 m do Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận.
Chùa Bái Đính
Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Được biết, Đại lễ Phật đản 2014 đã được tổ chức tại đây.
Theo baophapluat.vn
Ghé thăm những ngôi chùa cổ đẹp nhất miền Bắc
Nếu bạn là người yêu thích những địa điểm du lịch tâm linh thì không thể nào bỏ qua những ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo dưới đây.
Chùa Bổ Đà
Được mệnh danh là ngôi chùa độc đáo và cổ kính vùng kinh Bắc, chùa Bổ Đà hay chùa Bổ hoặc Quan Âm tự nằm tại bờ Bắc sông Cầu, thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 18), đây là một trong những nơi còn lưu giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng.
Đặc biệt chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm hay còn được gọi là chùa Đức La, là nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.
Tương truyền rằng, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ thời nhà Lý, sau đó được tu bổ, mở rộng vào thời nhà Trần. Nơi đây đã từng là nơi tu hành của ba vị Trúc Lâm tam tổ ( đã từng làm trụ trì và mở trường thuyết pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm xưa).
Vì vậy mà đến nay, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm.
Vào năm 1964, ngôi chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Chùa Dâu
Là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, chùa Dâu hay còn gọi là Diên Ứng, Cổ Châu hay Pháp Vân, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo một số tài liệu sử sách còn ghi, chùa Dâu được xây dựng vào năm 187 và hoàn thành vào năm 226.
Chùa Dâu thờ Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Có thể nói, ngôi chùa này mang một hệ thống thờ tự độc đáo và đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.
Chùa Một Cột
Nhắc đến chùa Một Cột ta sẽ nhớ ngay đến một ngôi chùa đẹp nhất, độc nhất ở Việt Nam hay cũng chính là biểu tượng của Hà Nội.
Chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như là Liên Hoa đài, Diên Hựu hay chùa Mật. Nổi bật của ngôi chùa này chính là kiến trúc độc đáo như một bông hoa sen từ mặt nước vươn lên. Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông (theo Theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Vào năm 2006, chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục là chùa có kiến trúc độc đáo nhất.
Chùa Thầy
Nằm ngay dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai). Chùa Thầy cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Đinh, nơi đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Hàng năm, lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào ngày 5/3 âm lịch và kéo dài 3 ngày.
Theo baomoi.com
Gợi ý du xuân đầu năm: Du lịch kết hợp lễ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh Nhân dịp đầu năm, xuân về Tết đến, đi lễ chùa kết hợp với du lịch thường là một trong những lựa chọn của mình. Trong năm nay, mình quyết định đến chùa Ba Vàng (Quảng Ninh). Nhân dịp đầu năm, xuân về Tết đến, đi lễ chùa kết hợp với du lịch thường là một trong những lựa chọn của mình và...