Những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng tuyệt đẹp ở Đà Lạt
Để nói đến độ linh thiêng và kiến trúc độc đáo thì những ngôi chùa tại mảnh đất cao nguyên này cũng không kém cạnh nơi khác, lên Đà Lạt mà bỏ lỡ mất việc tham quan chùa thì quả là sự thiếu sót không hề nhỏ.
Thiền Viện trúc lâm, Linh Quy Pháp Ẩn, chùa Thiên Vương Cổ sát…là những ngôi chùa nổi bật mà bạn nên ghé thăm.
Thiền viện Trúc Lâm
Địa chỉ: Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Cổng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt – Ảnh Instagram @baotram.ng
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được xây dựng vào năm 1993 trên núi Phụng Hoàng bên hồ Tuyền Lâm theo phong cách kiến trúc độc đáo, ấn tượng mang đậm phong cách Á Đông, thiền viện được chia ra làm nhiều khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni.
Để lên thiền viện, bạn phải leo lên 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện có diện tích 192m 2, bên trong thờ tự đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật.
Hàng ngày có hàng trăm Phật tử từ khắp nơi đến chùa để theo học về thiền và hàng ngàn lượt du khách thập phương ghé thăm bởi đây là một trong những ngôi chùa bề thế bậc nhất tại Đà Lạt.
Chùa Thiên Vương Cổ Sát
Địa chỉ: Trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km về hướng Đông Bắc.
Chùa Thiên Vương Cổ Sát Đà Lạt hay còn gọi là chùa Tàu – @phu.nguyen68
Phía trước chánh điện chùa Thiên vương Cổ sát – @huyentrang21592
Chùa Thiên Vương Cổ Sát Đà Lạt còn được người dân địa phương gọi là chùa Tàu Đà Lạt, kiến trúc của chùa rất đặc trưng và có phong cách tương tự như những ngôi chùa bên Trung Hoa hay các hội quán.
Bức tượng nổi bật của chùa là tượng Phật Di Lặc cao đến tận 3m, tuy nhiên, điểm thu hút nhất của chùa mà khách du lịch nào cũng muốn tham quan đó chính là “Bàn xoay kì lạ” khiến người người tò mò muốn khám phá.
Tượng Phật trong Chùa Thiên Vương Cổ Sát cao đến 3m – @ga.baro
Bàn xoay kì lạ tại Chùa Thiên vương Cổ Sát Đà Lạt (chùa Tàu)
Khách du lịch đến tham quan và thắp hương tại Chùa Thiên Vương Cổ Sát – @trang.88
Chùa Linh Phước (Chùa Ve Chai)
Địa chỉ: 120 Tự Phước, Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Chụp hình với chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – @__khoai_gl
Video đang HOT
Tháp Đa Bảo cao 27m trong chùa Linh Phước Đà Lạt – @htt2803
Chùa Linh Phước Đà Lạt là một trong những ngôi chùa được biết đến nhiều ở Đà Lạt, chùa có kiến trúc độc đáo, sáng tạo và tất nhiên cũng không kém phần ấn tượng.
Bên cạnh những công trình tượng phật, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hay bản khắc giả kinh Phật thì điểm nổi bật nhất của chùa chính là bức tượng rồng đặc biệt làm bằng hàng ngàn vỏ chai bia khiến ai cũng thích mê.
Bức tượng bằng rồng trong chùa Linh Phước Đà Lạt – @khong_90
Sân chùa có con rồng dài 49m, vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc, có thể xem đây là ngôi chùa đặc sắc bậc hàng đầu tại Đà Lạt và là điểm đến quen thuộc của rất nhiều khách du lịch mỗi khi dừng chân tại thành phố ngàn hoa.
Chụp hình với bức tượng bằng rồng trong chùa Linh Phước Đà Lạt – @t.i.top
Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949, chánh điện dài 33m, rộng 12m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.
Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ tát trong chùa Linh Phước (chùa Ve Chai), được làm bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam – @zverevaulia
Tượng phật bà trọng chùa Linh Phước được trang trí bằng hoa bất tử – @ngocduyen.17
Linh Quy Pháp Ẩn
Địa chỉ: Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Linh Quy Pháp Ấn Đà Lạt chính là ngôi chùa được gọi với cái tên : “Cổng trời” mang đầy bí ẩn của thành phố Đà Lạt.
Bởi khi đến đây, bạn không chỉ được cảm nhận bầu không khí thanh tịnh, bình yên mà còn được chiêm ngưỡng cảnh núi lồng mây, mây lồng núi vô cùng hùng vĩ tựa như một chốn bồng lai tiên cảnh, ngoài ra bạn còn có thể chụp ảnh với những góc máy cực kỳ chất với bầu trời, mây và núi.
Cổng trời trên đỉnh Linh Pháp Quy Ẩn Đà Lạt
Checkin tại Cổng trời trên đỉnh Linh Pháp Quy Ẩn Đà Lạt – @jolly.bu21
Chùa Linh Sơn
Địa chỉ: 120 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 2, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Chùa Linh Sơn Đà Lạt
Chính điện ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông giống như các chùa cổ ở Kinh Thành Huế – @ma_cavalcanti
Chùa Linh Sơn Đà Lạt là một ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Đà Lạt, là một nơi mà khách du lịch luôn muốn tìm tới để tham quan cũng như dâng hương lễ Phật, chùa có thiết kế độc đáo, cổ kính tôn nghiêm và mang đậm kiến trúc người Á Đông với hình rồng “lưỡng long triều nguyệt” ở trên mái.
Trong các hoạt động, chùa được biết đến là nơi phát hành kinh bổn đồng thời là nơi tỉnh Lâm Đồng chọn làm Trường Cơ Bản Phật Học.
Bên trong khuôn viên chùa Linh Sơn Đà Lạt
Checkin tại chùa Linh Sơn Đà Lạt – @sofibekerph
Thiền Viện Vạn Hạnh
Địa chỉ: 39 Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt
Điểm nổi bật của Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt là một bức tượng Phật thích ca cao lớn, màu vàng óng ánh, khiến bạn có thể trông thấy ngay cả khi đang ở rất xa.
Bức tượng Phật bằng vàng cao 24m ngồi trên hoa sen ở Thiền viện Vạn Hạnh, đây là bức tượng Phật vàng lớn nhất Đà Lạt – @vemviajarcomigopelomundo
Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt là một trong hai ngôi thiền viện nối tiếng nhất tại Đà Lạt, bên cạnh Thiền Viện Trúc Lâm.
Đến đây, bạn không chỉ được viếng chùa bái Phật mà còn được trải nghiệm cảm giác thanh bình khi đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xinh đẹp, lãng mạn của miền quê Đà Lạt.
Chánh điện Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt – @vemviajarcomigopelomundo
Tham quan và cầu nguyện tại Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt – @aofnuttapat
Chùa Vạn Hạnh
Chùa Vạn Hạnh Đà Lạt hay còn gọi là Thiện Viện Vạn Hạnh được xây dựng vào năm 1952 tạo lạc tại số 142 Phù Đổng Thiên Vương phường 8 thành phố Đà Lạt, đây là được coi là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Đà Lạt. Chùa cũng là một trong các địa điểm tham qua du lịch hút khách tại Đà Lạt, ngoài ra, chùa còn nằm gần với các địa danh du lịch nổi tiếng như Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu và đặc biệt nhất ở con đường này có rất nhiều những vườn dâu có thể tham quan được.
Chùa Linh Quang
Chùa Linh Quang Đà Lạt tọa lạc tại số 133 Hai Bà Trưng, phường 4, thành phố Đà Lạt hay còn được gọi là Linh Quang Tổ Đỉnh do đây là ngôi chùa được coi là xây dựng đầu tiền tại Đà Lạt vào năm 1931 do Hòa Thượng Thích Nhân Sự lập ra. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn mang những nét kiến trúc cổ với mái chồng cong với Tứ Linh ( Long, Lân, Quy, Phụng) được gắn bằng những mảnh sành nhiều màu sắc.
Chùa Linh Phong
Chùa Linh Phong Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi cao số 72 C Hoàng Hoa Thám, phường 10, thành phố Đà Lạt, hay còn được gọi với tên đầy đủ là Chùa sư nữ Linh Phong, khi mới được xây dựng tưởng chỉ được làm bằng vách ván, mái lá lợp tranh vào năm 1940, sau này chùa được giao lại cho sư bà Thích Nữ Từ Hương vào chùa đã được xây dựng tu sửa lại khang trang cho đến ngày hôm nay.
Chùa Linh Ẩn
Đây là một ngôi chùa nằm cách xa thành phố Đà Lạt tầm 27km, chùa Linh Ấn nằm cạnh khu du lịch nổi tiếng Thác Voi từ lâu đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt là những du khách nước ngoài ưa thích mạo hiểm và khám phá sự hùng vĩ của thiên nhiên. Linh Ẩn Tự nằm tại thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Hướng từ Đà Lạt theo trục đường Thác Cam Ly xuống Xã Tà Nung vào Thị Trấn Nam Ban. Chùa được xây dựng vào năm 1993 và đã trải qua nhiều lần tu sửa, đến ngày nay đây là một nơi được rất nhiều Quý phật tử đến tham quan và dâng hương lễ phật.
Chùa Vạn Đức
Chùa Vạn Đức Đà Lạt, tọa lạt tại tỉnh Lộ 725, xã Tà Nùng, trên cung đường đi Thác Voi, caphe Mê Linh và hoa Sơn Điền Trang với địa thế rất đẹp và tượng Mẹ Quan Âm rất cao, có thể nhìn thấy từ xa. Ngoài quý vị phật tử ra thì ngôi chùa còn được nhiều bạn trẻ biết đến vì xung quanh khuôn viên ngôi chùa có trong rất nhiều hoa ban, một loài hoa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.
Ngôi chùa cổ 300 tuổi có tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á ở Bình Dương
Ngôi chùa là một trong những công trình Phật giáo nổi tiếng bậc nhất tại Bình Dương.
Tọa lạc tại số 29 đường Chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, chùa Hội Khánh là một công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn ở tỉnh Bình Dương.
Chùa Hội Khánh được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.(Ảnh: nguyendoptgp)
Được xây dựng từ thế kỷ XVIII (năm 1741), công trình ban đầu nằm trên một ngọn đồi cao, nhưng sau khi bị khói lửa chiến tranh tàn phá gần như toàn bộ, chùa Hội Khánh đã được khôi phục lại ở vị trí dưới chân đồi.
Qua nhiều lần trùng tu và nâng cấp cùng với biến cố của lịch sử, thời gian, ngôi chùa cổ đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng của một công trình Phật giáo quy mô từ nhiều thế kỷ trước.
Cổng tam quan với họa tiết điêu khắc tỉ mỉ ở chùa. (Ảnh: huysilom)
Trải dài trên diện tích 700m2 với loạt các công trình từ chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang, bảo tháp..., chùa Hội Khánh gây ấn tượng bởi kiến trúc cổ kính, mang giá trị nghệ thuật, lịch sử và văn hóa cao.
Hầu hết các công trình chánh điện, các khu giảng đường, Đông lang và Tây lang, phòng tiếp khách... được xây dựng chủ yếu bằng gỗ. (Ảnh: vietnamese_architecture)
Từ cổng tam quan độc đáo với những chú rồng được điêu khắc tỉ mỉ ở trên mặt cổng, đi sâu vào trong chánh điện với hàng trăm bức tượng Phật trang nghiêm, các kèo cột, rường, vách hoàn toàn được xây dựng bằng vật liệu gỗ, đến nội thất, tranh, tượng, đồ thờ tự cũng mang đậm dấu ấn của kiểu nhà gỗ cổ ở miền Đông Nam Bộ... mọi góc trong ngôi chùa đều toát lên vẻ truyền thống, mang hơi hướng hoài cổ, mộc mạc.
Chùa Hội Khánh với nét cổ kính mang đậm phong cách nhà cổ miền Đông Nam Bộ. (Ảnh: Tann Tu)
Nếu như bên trong nội thất của chùa đem đến một không gian xưa cũ, hoài niệm thì đến với khu vực sân chùa, du khách được dịp chiêm ngưỡng các công trình kỳ vĩ mang hơi thở hiện đại hơn như tòa tháp cao 9 tầng ứng với 9 vị trụ trì đã mất. Ngọn tháp nổi bật cao vút giữa khuôn viên rộng lớn, kết hợp với các công trình biểu tượng khác của chùa càng tăng thêm vẻ bề thế đặc sắc nơi đây.
Một góc tòa tháp ở chùa. (Ảnh: phucpool)
Đặc biệt phải kể đến Phật đài cao tới 22m, nơi có bức tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn trong tư thế nằm đầy uy nghiêm. Với chiều cao 12m, dài 52m, đây là công trình đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung, đã được ghi nhận là "Tượng Phật nhập Niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất tại Châu Á".
Tượng Phật nằm đồ sộ nằm trong khuôn viên ngôi chùa. (Ảnh: phamdinh.long)
Không chỉ là địa điểm đem lại sự thanh bình, tĩnh tại cho tín đồ Phật tử mỗi khi đến viếng bái, cầu an, chùa Hội Khánh với kiến trúc ấn tượng còn là nơi được nhiều người lựa chọn để lưu lại những bức ảnh đẹp. Chắc chắn, ngôi chùa cổ 300 tuổi này sẽ là một điểm dừng chân đầy hứa hẹn với những ai có dịp ghé thăm Bình Dương vào một ngày không xa.
Chùa Khánh Hội còn là địa điểm chụp ảnh yêu thích của du khách. (Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh)
Những góp chụp ấn tượng tại ngôi chùa. (Ảnh: itscthinh)
Thiền viện Trúc Lâm - Chốn linh thiêng yên bình của Đà Lạt Nằm tương đối gần trung tâm Đà Lạt, tọa lên trên con đường Trần Thánh Tông, Thiền Viện Trúc Lâm rất dễ cho du khách tìm tới, Thiền Viện hiện ra trong ánh nhìn du khách nét trang nghiêm, thơ mộng trên ngọn đồi Phượng Hoàng mà cứ vào tháng 3, tôi tìm đến Đà Lạt trong tràn ngập ánh sắc tím của...