Những ngôi biệt thự bỏ hoang đẹp nhất thế giới
Trên thế giới có rất nhiều ngôi biệt thự rộng lớn với lối kiến trúc ấn tượng nhưng lại không được sử dụng đúng như mục đích ban đầu vì một số lý do nào đó.
Trên thế giới có rất nhiều ngôi biệt thự rộng lớn với lối kiến trúc ấn tượng nhưng lại không được sử dụng đúng như mục đích ban đầu vì một số lý do nào đó. Những ngôi biệt thự bí ẩn luôn là một đề tài đầy hấp dẫn của những người yêu thích khám phá.
Những ngôi biệt thự bỏ hoang đẹp đến rợn người luôn hấp dẫn sự tò mò của mọi người vì sự sang trọng, vẻ đẹp từ nội thất đến kiến trúc và cả những câu chuyện li kỳ phía sau chúng.
Lâu đài Pidhirtsi, Ukraine
Tòa lâu đài kiêm pháo đài này từng là một biệt thự xa hoa được xây từ những năm 1636 – 1640. Trong suốt Thế chiến thứ nhất, hầu như kiến trúc phía trong của nó đã bị phá hủy. Những món đồ nội thất quý giá cũng bị hoàng tử Rome Sanguszko mang theo khi bỏ trốn đến Brazil.
Vào thời kỳ Thế chiến II, nơi đây lại được dùng làm phòng khám của quân đội Xô-Viết. Tuy nhiên, sau đó ngôi biệt thự đã bốc cháy và bị hủy hoại nghiêm trọng. Hiện Bảo tàng Nghệ thuật ở Lviv – nơi căn biệt thự tọa lạc đang nỗ lực để khôi phục công trình tuyệt đẹp này.
Château Miranda (Château de Noisy), Bỉ
Château Miranda là căn biệt thự của gia đình Liedekerke Beaufort, được thiết kế năm 1866 bởi một kiến trúc sư người Anh. Gia đình Beaufort đã cư trú ở đây cho đến khi Thế chiến thứ hai nổ ra. Biệt thự của họ được Công ty Đường sắt Quốc gia Bỉ tiếp quản và bị bỏ hoang từ năm 1991.
Halcyon Hall, Mỹ
Halcyon từng là một khách sạn hạng sang trước khi bị đóng cửa năm 1902. Sau đó, trường nữ sinh Bennet đã sử dụng công trình này làm phòng học và ký túc xá cho sinh viên của mình. Tuy nhiên sự phát triển của những ngôi trường dành cho cả nam và nữ sinh khiến cho Bennett phải giải tán năm 1978, kéo theo tòa nhà Halcyon bị bỏ hoang.
Kasteel van Mesen, Bỉ
Căn biệt thự 500 tuổi này có một cái kết chẳng mấy tốt đẹp. Trước Thế chiến thứ nhất, nơi đây từng là nhà máy rượu gin, nhà máy thuốc lá và cả trường nữ sinh. Sau khi lệnh cấm tiếng Pháp được ban xuống vùng Flemish, ngôi trường đã phải đóng cửa và ngôi biệt thự từ đó cũng trở thành nhà hoang.
Video đang HOT
Biệt thự Lillesden Estate (sau này là Lillesden hay Bedgebury), Anh Quốc
Lillesden được xây vào khoảng những năm 1853 – 1855 bởi một nhân viên ngân hàng. Sau đó, ngôi biệt thự trở thành trường học cho các nữ sinh trong suốt Thế chiến I. Trường học này đã đóng cửa năm 1999.
Tọa lạc tại đảo Bannerman, New York, căn biệt thự này từng thuộc sở hữu của Francis Bannerman, một người Scottland kinh doanh vũ khí nhập cư ở Mỹ những năm 90 của thế kỷ trước. Sau khi Bannerman qua đời năm 1918, 200 tấn vỏ đạn và thuốc nổ dạng bột đã phát nổ trong căn biệt thự và phá hủy một phần kiến trúc. Căn biệt thự bị bỏ hoang từ những năm 50. Năm 1969, cháy lớn đã thiêu rụi phần sàn và mái, một phần ba cấu trúc ngôi nhà đã bị sập.
Biệt thự Muromtzevo, Nga
Ngôi biệt thự mang hơi hướng kiến trúc Pháp thời trung cổ được Boitzov thiết kế vào thế kỉ 19.
Cung điện Hoàng tử Said Halim, Ai Cập
Được thiết kế bởi Antonio Lasciac năm 1899, công trình kiến trúc cực kỳ tinh xảo thuộc sở hữu của hoàng tử Ai Cập là kết tinh của phong cách Baroque với mái vòm cổ điển và những vật liệu cao cấp từ Italia. Cung điện này về sau là một trong những trường nam sinh hàng đầu của đất nước. Tuy nhiên, ngôi trường cũng bị đóng cửa năm 2004.
Biệt thự Pokrovskoye – Streshnevo, Nga
Nằm trong quần thể công viên Pokrovskoye – Streshnevo, lịch sử về ngôi biệt thự này vẫn luôn là một ẩn số với những người dân Moscow. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng kiến trúc của nó khiến người qua đường không thể rời mắt.
Biệt thự Hegeler Carus, Mỹ
Chủ nhân của căn biệt thự này là một nhà kinh doanh sản phẩm kẽm và mở một nhà xuất bản nhỏ. Nơi đây đã xuất bản nhiều cuốn sách triết học và cũng là nơi thiền đạo bắt đầu được phổ biến ra Châu Âu.
Gần một nửa sau thế kỉ 20, căn biệt thự này đã bị bỏ trống nhưng đến những năm 90, nó đã được dùng làm bảo tàng và trung tâm nghiên cứu. Có cả một phòng tập thể hình từ thế kỉ 19 dưới tầng hầm.
Lâu đài Boldt, Mỹ
George Boldt đã mua một hòn đảo, quy hoạch thành hình trái tim (Đảo Heart, New York) và xây tòa lâu đài này cho vợ mình. Khi vợ ông qua đời năm 1904, Boldt cũng bỏ dở công trình của mình. Ngày nay, tòa lâu đài trở thành một điểm thu hút rất đông khách tham quan.
Theo ngôi sao
Những tòa kiến trúc 'quà tặng vợ' lừng danh thế giới
Trên thế giới có rất nhiều những công trình kiến trúc ấn tượng mà lý do xuất phát điểm để nó xuất hiện chính là thể hiện tình yêu vĩnh hằng từ người đàn ông dành cho bạn đời.
Lâu đài Swallow's Nest, Ukraina
Lâu đài Swallow's Nest được biết tới với cái tên "Tổ yến" và là điểm đến hấp dẫn ở Yata, Crimea thuộc miền Nam Ukraina. Với lối kiến trúc gothic, lâu đài có ban công mở khiến không gian luôn tràn ngập ánh sáng tạo cảm xúc lãng mạn cho những cặp đôi khi tới đây.
Người chủ đầu tiên của không gian này là một viên đại tướng người Nga. Khi tới đỉnh vách núi Aurora ông đã bị cuốn hút bởi thiên nhiên nơi đây và cho xây dựng một ngôi nhà gỗ cheo leo trên cao. Tuy nhiên ông sống ở đây không được bao lâu và rời đi. Vài năm sau, ngôi nhà được bác sỹ có tên Adalbert Karlovic Tobin mua lại rồi xây nó thành tòa lâu đài nguy nga và đặt tên là Swallow's Nest. Sau một vài lần thay đổi chủ, lâu đài được trùng tu lại và đổi thành "Lâu đài tình yêu". Qua hàng chục năm đóng cửa để sửa chữa, tới nay, lâu đài trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Crimea, nơi thu hút các cặp uyên ương tới chụp ảnh.
Lâu đài Casa Loma, Toronto
Lâu đài tình ái Casa Loma khiến nhiều du khách say mê khi tới thăm Toronto Canada. Ẩn chứa sau lối kiến trúc nhà vườn độc đáo là một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn.
Lâu đài là nơi ghi dấu chuyện tình yêu lãng mạn của Thiếu tướng Sir Henry Mill Pellatt và người vợ Mary xinh đẹp. Là một người đàn ông rất mực yêu thương vợ, Henry không tiếc tay chi khoản tiền 5 triệu USD vào những năm 1911 đến 1914 để hoàn tất "tổ ấm tình yêu" của mình. Casa Loma tọa lạc ở vị trí lý tưởng nhìn ra thành phố với 3 tầng và 98 căn phòng có nội thất hiện đại. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 năm sau, gia đình viên thiếu tướng phải bán toàn bộ lâu đài vì phá sản và mất khả năng chi trả cho sự sụt giá đột ngột của Chiến tranh thế giới 1. Hiện nay, nơi đây đang là bảo tàng nổi tiếng với hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm mỗi năm. Nơi đây cũng chứng kiến nhiều cặp uyên ương tới ghi dấu tình yêu của mình bằng các lễ cưới hạnh phúc.
Lâu đài Boldt, Mỹ
Lâu đài Boldt nằm trên đảo Heart ở New York và là một trong những lâu đài tình ái nổi bật thu hút khách du lịch trong khu vực. Boldt đẹp nguy nga như một bức tranh nằm bên cạnh bờ sông Saint Lawrence thơ mộng. Đằng sau vẻ lộng lẫy của lâu đài chứa đựng câu chuyện tình yêu đẹp nhưng bi kịch giữa nhà triệu phú nổi tiếng Geogre C. Boldt và người vợ Louise Augusta Kehrer ông hết lòng yêu thương.
Tòa lâu đài này chính là món quà tình yêu tuyệt vời mà ông muốn dành tặng cho vợ mình vào ngày sinh nhật của bà và đồng thời cũng chính là ngày lễ tình nhân. Ông còn yêu cầu gắn những hòn đá hình trái tim ở khắp nơi bên ngoài lâu đài. Tuy nhiên, một năm trước khi lâu đài được hoàn tất, bà Louise Augusta Kehrer đã qua đời ở tuổi 41. Vì quá đau lòng, nhà triệu phú nổi tiếng này đã ngừng việc thi công công trình và không bao giờ quay lại đây nữa. Đến nay, Boldt Castle còn là điểm đến lãng mạn của các đôi trẻ và các cặp vợ chồng trong các dịp Valentine và tuần trăng mật.
Đền Taj Mahal, Ấn Độ
Đền Taj Mahal nằm ở thành phố Agra, bang Uttar Predesh, cách thủ đô New Delhi 200km về phía Nam, là nơi bất cứ khách du lịch nào cũng muốn đặt chân tới khi đã đến quốc gia của những ngôi đền này. Nơi đây gắn liền với câu chuyện tình yêu bất diệt giữa Hoàng đế Shah Jahan và Hoàng hậu Mumtaz Mahal. Sau khi sinh con trai thứ 14 của họ, vị Hoàng hậu không may qua đời ở tuổi 39. Cái chết của người vợ đã khiến Hoàng đế Shah Jahan vô cùng thương tiếc. Sử sách Ấn Độ ghi lại, chỉ sau 2 tuần khi vợ qua đời, râu và tóc nhà vua đã bạc trắng. Trước khi nhắm mắt,hoàng hậu Mumtaz đề nghị Hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỷ niệm tình yêu của họ. Ngay sau đó,Hoàng đế Shah Jahan đã tự mìnhtheo dõi việc xây dựng Taj Mahal trong21 năm (từ năm 1632 đến năm 1653) để có được mộtmón quà tặng cho người vợ quá cố.
Đền Taj Mahal mang phong cách tổng hợp của các yếu tố kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Quần thể kiến trúc này bao gồm 5 khu vực: cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính. Sau này, đền Taj Mahal cũng là nơi yên nghỉ của Hoàng đế Shah Jahan khi ông băng hà. Năm 1983, ngôi đền được UNESCO liệt vào dach sách các Địa điểm Di sản Thế giới.
Theo ngôi sao