Những ngộ nhận về bệnh lang ben
Những quan niệm lang ben do “ăn nắng”; người vệ sinh kém mới mắc bệnh; lang ben không lây lan, có thể tự khỏi… đều chưa chính xác.
Lang ben là bệnh thường gặp với biểu hiện thường thấy là những đốm da màu trắng hoặc nâu xuất hiện ở mặt, lưng hoặc ngực. Nguy cơ mắc bệnh lang ben ngày càng gia tăng trong điều kiện thời tiết mùa hè. Tuy nhiên nhiều người vẫn có những nhận định sai lầm về loại bệnh ngoài da này:
Lang ben là do “ăn nắng”
Nhiều người nghĩ rằng những đốm da sẫm hoặc nhạt màu là do lột da, da bị “ăn nắng” dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Nhưng thực tế, lang ben là bệnh nấm ngoài da do một loại vi nấm cạn có tên khoa học là Pityrosporum ovale gây nên. Vi nấm này ngăn cản sự hấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên vùng da nhiễm nấm phơi bày ra ánh sáng sẽ có màu trắng, trái lại phần da nhiễm nấm được quần áo che phủ sẽ có màu sậm.
Lang ben do vi nấm Pityrosporum ovale gây ra những đốm da sẫm hoặc nhạt màu.
Những người kém vệ sinh mới bị lang ben
Ngoài vấn đề vệ sinh thân thể, môi trường để vi nấm lang ben phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như làm việc trong môi trường nóng ẩm, luyện tập thể thao đổ mồ hôi nhiều, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì… Do đó, người lao động chân tay, vận động viên thể thao, thanh thiếu niên tuổi dậy thường dễ có nguy cơ mắc chứng bệnh nấm da này.
Người lao động trong môi trường nóng ẩm, dân chơi thể thao, tuổi dậy thì là những đối tượng rất dễ mắc lang ben.
Lang ben không lây lan
Video đang HOT
Nhiều thanh thiếu niên mắc lang ben chủ quan cho rằng những vết lang ben sẽ tự khỏi khi qua giai đoạn tuổi dậy thì. Sự thật là những đốm lang ben sẽ không tự biến mất nếu không được điều trị sớm. Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Bích Liên (Bệnh viện Da liễu TP HCM), đối với các vết lang ben ở diện tích nhỏ, người bệnh có thể dùng kem bôi chứa ketoconazole, terbinafine, miconazole… để điều trị. Trong trường hợp vết lang ben đã lây lan trên diện tích lớn và ở những vị trí khó thoa thuốc như lưng, gáy, mặt sau cánh tay… người bệnh có thể dùng dầu gội đặc trị có chứa ketoconazole 2% để gội và tắm trong 5 ngày liên tiếp nhằm diệt vi nấm tận gốc. Trong quá trinh điều trị, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc trị nấm da có chứa corticoid vì dễ bị tác dụng phụ như làm teo da, rạn da và tạo cơ hội cho nấm phát triển nhiều hơn, khó chuẩn đoán và điều trị sau này.
Lang ben sẽ tự khỏi
Nhiều thanh thiếu niên mắc lang ben chủ quan cho rằng những vết lang ben sẽ tự khỏi khi qua giai đoạn tuổi dậy thì. Sự thật là những đốm lang ben sẽ không tự biến mất nếu không được điều trị sớm. Với các vết lang ben ở diện tích nhỏ, người bệnh có thể dùng kem bôi chứa dùng dầu gội đặc trị có chứa ketoconazole 2% để gội và tắm trong 5 ngày liên tiếp để diệt tận gốc nấm. Trong quá trinh điều trị, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc trị nấm da có chứa corticoid vì dễ bị tác dụng phụ như làm teo da, rạn da và tạo cơ hội cho nấm phát triển nhiều hơn, khó chẩn đoán và điều trị sau này.
Lang ben sẽ không tái phát
Lang ben rất dễ tái phát, nguyên nhân có thể do điều trị không đủ liều, không thoa thuốc trên những vùng nhiễm nấm nhưng chưa đổi màu hoặc không chú ý loại trừ nguồn lây như quần áo đã nhiễm nấm trước đó.
Để vi nấm không có cơ hội sống sót và phát triển, người bệnh cần tuân thủ lộ trình điều trị, tuyệt đối không ngưng thuốc ngay cả khi có dấu hiệu bệnh đã thuyên giảm. Trước mỗi mùa hè, người bệnh có thể tắm bằng dầu gội hoặc sữa tắm chứa ketoconazole 2% một lần mỗi ngày, trong vòng 3 ngày nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phương Thảo
Theo VNE
6 điều cần biết về bệnh nấm da
Vi nấm ẩn nấp khắp nơi trong môi trường xung quanh, gây ra những căn bệnh nấm da phiền toái và cũng không kém phần nguy hiểm. Sau đây là 6 điều bạn cần biết về chứng bệnh da liễu này để điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Mùa mưa tạo điều kiện lý tưởng cho nấm da
Vào mùa mưa, khí hậu ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của nấm, đặc biệt là nấm kẽ tay, chân, nấm bẹn, nấm thân (hắc lào) và nấm móng. Bệnh nấm da khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, trên da xuất hiện những tổn thương như mẩn đỏ, bong tróc, vùng da không đều màu ....
Ngập lụt - thủ phạm của nấm kẽ chân, nấm móng
Sau cơn mưa, tình trạng nước ngập lụt, nước tù đọng dơ bẩn tràn trên nhiều tuyến đường diễn ra ở nhiều nơi làm tăng nguy cơ nhiễm nấm kẽ chân cho người đi đường. Đối với người bị bệnh nấm kẽ chân (hay còn gọi là nước ăn chân), vi nấm tấn công các kẽ hẹp giữa các ngón chân khiến lớp da thượng bì bị mủn trắng và có kẽ nứt, lộ nền da đỏ ướt phía bên trong, gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu.
Giày, vớ bị ẩm ướt mùa mưa là môi trường thuận lợi cho nấm kẽ chân phát triển.
Tuổi dậy thì dễ mắc bệnh lang ben
Trong độ tuổi dậy thì, sự thay đổi nội tiết tố là điều kiện thuận lợi cho bệnh lang ben phát triển. Bệnh do vi nấm Pityrosporum ovale gây nên, tạo ra những đốm da nhiều màu như trắng, nâu, đỏ... và gây ngứa ngáy khó chịu khi ra nắng khiến người bệnh ngại giao tiếp, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra những người tập thể thao, vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi cũng là đối tượng dễ mắc loại bệnh này.
Lang ben do nấm Pityrosporum ovale gây nên, khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu khi đi dưới nắng.
Nấm da rất dễ lây lan
Bệnh nấm da có các cách lây truyền phổ biến như nhiễm từ bào tử nấm có trong không khí và môi trường xung quanh; súc vật bị bệnh lây cho người; người bệnh lây sang người lành... Nếu trong nhà có người bị nhiễm nấm, bạn có nguy cơ bị nấm da rất cao nếu không chú ý vệ sinh, dùng chung đồ, nằm chung giường...
Nấm da hay tái phát
Mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng các bệnh nấm da thường dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong điều trị. Hơn nữa, những lần mắc bệnh sau thường sẽ nặng, lâu dài và khó dứt hơn lần trước đó. Vì vậy, bệnh cần được điều trị tận gốc và không nên chủ quan trong việc loại trừ loại bệnh này.
Cách điều trị, phòng tránh nấm da
Khi bị nhiễm nấm, người bệnh không nên dùng các thuốc trị nấm da phối hợp corticoid vì có thể gây tác dụng phụ như teo da, rạn da, và tạo cơ hội nấm phát triển nhiều hơn. Đối với các vết nấm kẽ tay, kẽ chân, nấm thân, nấm móng và lang ben với diện tích nhỏ, người bệnh có thể dùng các loạikem bôi có chứa ketoconazole, miconazole, terbinafine... để điều trị. Trong trường hợp lang ben đã lây lan trên diện tích lớn, ở những vùng da khó bôi thuốc như lưng, gáy cổ..., người bệnh có thể dùng dầu gội có chứa ketoconazole 2% để thoa và tắm trong 5 ngày liên tiếp để diệt tận gốc vi nấm, tránh để bệnh kéo dài, dễ tái phát. Ngoài ra, cần tuân theo những hướng dẫn sau đây để vừa điều trị hiệu quả, vừa phòng tránh nhiễm nấm da:
- Không mặc đồ ẩm hoặc đồ quá chật, chọn mặc các loại vải thông thoáng dễ thoát mồ hôi.
- Vệ sinh da sạch sẽ sau khi vận động, khi ra nhiều mồ hôi trong thời tiết nóng.
- Giặt giũ quần áo, giường chiếu sạch sẽ, thường xuyên để diệt trừ vi nấm gây bệnh
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Bích Liên, Bệnh viện Da liễu TP HCM
(Chương trình được tài trợ bởi Janssen - Cilag Ltd)
Theo VNE
Cách chế biến trứng gây hại cho sức khỏe Trứng là món ăn ngon và bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều ngộ nhận đã khiến các bà nội trợ biến loại thực phẩm này thành một thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Luộc trứng quá kĩ Nhiều người có thói quen luộc trứng quá kĩ bởi sợ trứng còn sống, ăn bị tanh...