Những ngộ nhận khi tắm cho trẻ sơ sinh
Nghe nói trẻ tắm nước dừa vừa mát, vừa có tác dụng dưỡng và làm trắng da, chị Nguyễn Tuyết Minh (445 Lạc Long Quân, Hà Nội) rất chịu khó mua về tắm cho cô con gái mới sinh với mong muốn “cải tạo” làn da đen “truyền thống” mà bé thừa hưởng được từ bố.
Tuy nhiên, trắng trẻo chưa thấy đâu thì cháu lại bị mẩn ngứa và nổi mụn nước khắp người…
Hăm, lở da
Một vài ngày đầu tưởng là do trời bắt đầu nắng nóng nên trẻ bị nóng mà nổi mụn, chị Minh càng tích cực tắm nước dừa tươi cho con. Sau hai ba hôm liền, mụn không thấy đỡ mà con cứ quấy khóc, rồi các kẽ da có mùi hăm, chị mới lo lắng mang con đi khám thì được bác sĩ cho biết bị viêm da vì tắm nước dừa.
Theo ThS Vũ Đình Thám, Phó trưởng Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Thái Bình, việc tắm cho trẻbằng nước dừa với mong muốn da trắng chưa được nghiên cứu nào chứng minh hoặc bản thân ông chưa được tiếp cận. Nhưng trên lý thuyết, làn da trẻ em trắng hay đen được quy định từ yếu tố di truyền và lượng sắc tố có trên da, ví dụ, bố mẹ trắng thì con sẽ trắng hoặc ngược lại bố mẹ đen con sẽ đen. Cũng có trường hợp bố và mẹ đều đen nhưng con lại có nước da trắng đẹp thì cần xem xét các yếu tố khác.
Các bà mẹ cũng không nên lạm dụng việc tắm lá hằng ngày mà cần phải theo dõi phản ứng da của trẻ. (Ảnh minh họa)
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cũng cho biết, chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định tác dụng của việc tắm nước dừa cho trẻ.
Các chuyên gia cho rằng, nước dừa không thể quyết định được tính chất da, màu da, do đó không thể có khả năng giúp làn da của trẻ trắng lên như nhiều người suy nghĩ. Nước dừa có nhiều chất như protein, chất béo, đường, cùng các chất khoáng: Ca, Na, K, P, Fe… các vitamin C, PP, nên cũng có thể có tác dụng giúp dưỡng da cho trẻ.
Tuy nhiên, các chất khoáng, protein và độ ngọt của nước dừa nếu tắm không sạch sẽ khiến trẻ dễ bị viêm da hơn do vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Nếu muốn tắm nước dừa cho trẻ thì chỉ nên tắm một lần/tuần, nhưng phải tắm tráng thật kỹ càng bằng nước ấm. Cũng cần chú ý rằng, da trẻ sơ sinh thường có nhiều kẽ nhăn, nên nguy cơ nước dừa bị sót lại ở các kẽ da rất cao, là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, từ đó khiến bé bị hăm, lở da.
Video đang HOT
Tốt nhất nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội khoảng 36 – 38oC.
Tắm bằng nước chín
Theo ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y, tốt nhất trong hai tháng đầu nên tắm cho trẻ bằng nước chín – tức là nước đun sôi để nguội bớt đến khoảng 36 – 38oC, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ mẫn cảm. Để làm sạch chất gây trên da em bé, các bà mẹ có thể pha thêm một chút nước cốt chanh vào chậu tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da bé mát mẻ, đỡ rôm sẩy.
ThS Vũ Đình Thám cũng cho rằng, có thể có phần nào chấp nhận việc tắm các loại nước lá cho trẻ nhằm mục đích làm sạch, chống viêm da hay dưỡng da vì trong nhiều loại lá có thể có các chất kháng viêm. Ví dụ, người dân quê hay tắm nước lá chè xanh với mục đích làm sạch và chống rôm sảy cho da… Điều này đã được dân gian truyền lại và cũng rất hạn chế gây dị ứng. Ngoài ra, theo cách dân gian cũng có thể dùng các loại thảo dược có chất kháng sinh như mướp đắng, lá hoàng đằng… để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, khi dùng lá tắm cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho trẻ.
Dù tắm cho trẻ bằng nước dừa hay các loại lá theo dân gian hoặc tắm với dầu, sữa tắm theo cách hiện đại thì mục đích cũng là để làm sạch, dưỡng da, làm mát da. Tuy nhiên, với cách tắm nào cũng cần chú ý đến phản ứng của cơ thể trẻ. Da của trẻ có thể hợp hoặc có thể mẫn cảm với bất kỳ loại nước tắm nào. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường trên da trẻ, cần dừng ngay loại nước tắm đó và đưa đến bác sĩ để được khám, tư vấn cách điều trị kịp thời.
Thu Na
Theo Bee
Bệnh hô hấp và sốt vi-rút sẽ tăng cao khi hậu nắng nóng!
Tuy số bệnh nhi không tăng đột biến, chỉ nhỉnh hơn ngày thường trong đợt nắng nóng kỷ lục này nhưng theo nhận định của PGS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), số bệnh nhi mắc bệnh hô hấp và sốt vi-rút sẽ tăng cao trong mấy ngày tới.
Trung bình mấy ngày gần đây, mỗi tối, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 50 - 70 bệnh nhi đến khám, trong khi tổng khám chung tại phòng khám Nhi BV Bạch Mai ban ngày chỉ chừng 150 trẻ.
Còn tại bệnh viện Nhi TƯ (Hà Nội), cảnh đông đúc tập trung vào đầu giờ sáng. Tại nơi phát phiếu khám và thu tiền, dòng người xếp hàng dài lần lượt, mẹ con ròng ròng mồ hôi. Còn khu vực ngồi chờ, các ghế san sát đều kín người, quạt trần quay hết tốc lực mà không xua nổi cái nóng hầm hập do hơi người, do nền nhiệt cao.
Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi TƯ, mấy ngày gần đây bệnh nhân tiếp nhận hơn 3.000 lượt bệnh nhi/ngày, đến từ Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thái Bình, Bắc Ninh, phần lớn trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, mẩn ngứa và tiêu chảy. Tuy số bệnh nhi không tăng đột biến, chỉ nhỉnh hơn ngày thường.
Để phòng bệnh do nắng nóng ở trẻ nhỏ, nếu có điều kiện thì nên ngồi trong điều hòa, ở nhiệt độ 27-28 độ C, hạn chế đi ra ngoài trời vào lúc nắng đỉnh điểm trong ngày. Khi ngồi phòng điều hòa lưu ý sự chênh nhiệt độ khi bước ra ngoài phòng nóng, bằng cách trước khi ra khỏi phòng điều hòa, cần tắt điều hòa, bật quạt, mở cửa ở tại phòng đó 3 - 5 phút để nhiệt độ trong phòng dần tăng lên, cơ thể thích nghi dần rồi mới bước ra ngoài phòng nóng. Cần uống đủ lượng nước trong ngày, từ 1,5 - 2 lít nước. Ăn uống kém do nắng nóng thì cần chế biến các món dễ ăn như súp, bún, ăn nhiều trái cây giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bế em bé hơn 1 tháng tuổi trên tay đang khóc ngằn ngặt đòi bú nhưng khi được bú thì lại ưỡn người, mồ hôi mướt mát, chị N.V.V (Mê Linh, Vĩnh Phúc) nói: "Phải đưa con đi khám vì bé nôn trớ nhiều. Em vừa lột hết áo dài của cả mẹ và con mặc mẹ chồng mắng không biết kiêng khem. Sau khổ thì đành kệ, chứ giờ nóng không chịu nổi". Còn chị Hải Minh (Đê La Thành, Hà Nội) thì lo lắng đưa cậu con trai 5 tuổi đến khám vì bé kêu đau đầu, nôn khan nhưng không sốt sau đợt nghỉ lễ ở miền Trung. "Mong sao bé chỉ bị cảm nắng do đi đường xa, nắng nóng", chị Minh nói.
Theo PGS. Nguyễn Tiến Dũng, nắng nóng khiến sức đề kháng của nhiều người kém đi, dễ bị các bệnh sốt vi-rút, đường hô hấp. Vì thế dự báo 2-3 ngày tới, số bệnh nhân bị sốt vi-rút, bệnh đường hô hấp sẽ tăng cao và chiếm tỷ lệ chủ yếu khi các mầm bệnh này có đủ khoảng thời gian để phát triển.
Dưới đây là chùm ảnh đưa trẻ đi khám trong cái nắng như thiêu đốt sáng 3/5 tại viện Nhi TƯ:
3 người trên một chiếc xe ôm đi chữa bệnh
Và cảnh đông đúc trong bệnh viện.
Quạt liên tay mà vẫn mướt mả mồ hôi
Bóng mát nào cũng được tận dụng ngồi nghỉ ngơi
Khám đêm để trốn nóng ngày BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trời nắng nóng nên nhiều người dân có xu hướng cho con đi khám đêm để trốn nắng. "Nhiều người, dù con vừa mới sốt và đã 9-10h đêm nhưng vẫn đưa vào viện ngay thay vì cho con hạ sốt, theo dõi tại nhà đến sáng sau mới đi khám", TS Dũng cho biết. "Mình rút kinh nghiệm rồi. Con sốt lúc nào, đưa đi khám lúc đó, kể cả đêm hôm. Nghe đi khám đêm có vẻ vất vả nhưng mình lại thấy đơn giản. Tối đi mát mẻ mà quan trọng là đến hầu như được khám ngay, không phải chờ lâu như ban ngày", chị Thu Minh cho biết
Bài và ảnh: Hồng Hải
Theo Dân trí
Ăn rau trị bệnh "Đói ăn rau, đau uống thuốc" là lời dạy của người xưa, nhưng nếu biết công dụng của lá rau vườn nhà thì chúng cũng trở thành thuốc. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi hướng dẫn nhiều cách dùng rau trị bệnh trong dân gian. Nếu da dẻ xấu xí, nổi mụn, kém vẻ mịn...