Những “ngõ ngách bí mật” của thế giới mà bạn chưa từng nghe đến
Vì nhiều lí do khác nhau, bạn sẽ không thể tiếp cận những vùng đất này với tư cách là khách du lịch.
Nếu là người ưa xê dịch có lẽ bạn đã biết hết những địa điểm du lịch nổi tiếng thường được người ta nhắc đến và ca ngợi. Dù chưa có cơ hội đặt chân đến đó, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng những địa điểm trên qua tranh ảnh của các du khách trước đó và biết rằng sẽ có một ngày mình được nhìn thấy tận mắt. Thế nhưng, trên thế giới vẫn tồn tại những “ngóc ngách bí ẩn” mà bằng lí do này hay lí do kia, dù bạn có chi nhiều tiền đến mấy cũng không thể tiếp cận được.
Từ những hầm mộ bí mật cho đến những ngôi đền thờ trang nghiêm, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tò mò và bị hấp dẫn bởi sự “bất khả xâm phạm” của chúng.
1. Hầm mộ Kofun, Nhật Bản
Các Kofun – hầm mổ cổ đại Nhật Bản mang hình dáng lỗ khóa.
Rải rác khắp Nhật Bản, có những hòn đảo nhân tạo mang hình dáng lỗ khóa. Chúng được xây dựng từ thời Kofun cổ đại, khoảng đầu thế kỷ thứ ba đến đầu thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên. Vào những dịp hiếm hoi những hầm mộ này có thể được tiếp cận bởi các nhà khảo cổ học, nhưng chỉ khi đã có sự cho phép của Tòa án Hoàng gia.
2. Đảo North Sentinel, Ấn Độ
Nếu muốn bảo toàn tính mạng, đừng bén mảng đến hòn đảo này.
Hòn đảo North Sentinel, nơi có bộ lạc thổ dân Sentinels sinh sống, thuộc quần đảo Andamanese, vịnh Bengan nằm giữa Ấn Độ và Malaysia. Những người thuộc bộ lạc này sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ vùng đất của họ khỏi những kẻ “ngoại tộc”. Vì sự an toàn của chính khách du lịch, các nhà chức trách Ấn Độ đã cấm bất cứ ai tiếp cận đến hòn đảo xinh đẹp này.
3. Đảo Kaho’olawe, Mỹ
Đảo Kaho’olawe hiện nay là khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Kaho’olawe, hòn đảo nhỏ nhất trong số tám hòn đảo núi lửa chính của quần đảo Hawaii, đã có một lịch sử lâu đời và đầy biến cố. Nơi đây đã từng là địa điểm thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng cổ xưa, và thậm chí có thời là điểm huấn luyện hải quân Mỹ. Ngày nay, Kaho’olawe tồn tại với tư cách là khu bảo tồn thiên nhiên bị cấm tiếp cận. Cách duy nhất bạn có thể đến thăm nơi này là tham gia một trong số các đội tình nguyện đến đảo để giúp phục hồi môi trường nơi đây.
4. Tháp British Telecom, Anh Quốc
Khách sạn xoay và đài quan sát tại Tháp British Telecom hoàn toàn cấm cửa với khách du lịch.
Tháp British Telecom, được gọi tắt là BT Tower, là một tháp truyền hình nằm ở Fitzrovia, London. Kể từ khi xảy ra một vụ nổ bom trong tòa tháp vào năm 1971, nhà hàng xoay và đài quan sát ở gần đỉnh tháp đã bị đóng cửa hoàn toàn. Dù vậy, thi thoảng BT Tower sẽ đứng ra tổ chức các sự kiện từ thiện và chỉ có vài trăm người may mắn mới có cơ hội chiêm ngưỡng thành phố London từ trên cao.
5. Đảo Sable, Canada
Hòn đảo giữa đại dương mênh mông này là mồ chôn của nhiều tàu thuyền bị đắm khi vượt biển.
Nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông tồn tại một hòn đảo hình dáng tựa một đường lưỡi liềm mảnh mai có tên là Sable, thuộc địa phận của Canada. Với dân cư chỉ dưới 30 người, đây thực ra là nghĩa địa tự nhiên của nhiều tàu thuyền bị đắm. Vì những đặc điểm sinh thái có một không hai, đảo Sable đã được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt cấm khách du lịch.
6. Hang Lascaux, Pháp
Sau 15 năm mở cửa, lối vào hang Lascaux đã bị cấm để bảo tồn những hình vẽ thời tiền sử tại đây.
Tổ hợp hang động Lascaux, gần làng Montignac, Dordogne, phía Tây Nam nước Pháp, là nơi sở hữu hơn 600 bức vẽ thời tiền sử trang trí khắp vách hang và trần hang. Lối vào hang Lascaux đã bị cấm sau 15 năm mở cửa cho khách tham quan. Hiện tại, bạn chỉ có thể ghé thăm một phiên bản phục dựng của hang Lascaux thông qua tour du lịch ảo.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn những mê cung bằng đá khổng lồ nằm giữa hòn đảo nhỏ
Được cho là xuất hiện từ 5.000 năm trước, nhưng những mê cung bằng đá này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn chờ được khám phá.
Nằm trên một hòn đảo nhỏ có tên Bolshoi Zayatsky thuộc quần đảo Solovetsky tại Vịnh Onega, Bạch Hải (Nga), có 13 - 14 mê cung bí ẩn cùng với 850 đống đá tảng và vô số bãi xếp đá kì lạ khác. Người dân địa phương tại đây gọi chúng là các "vavilons" (hoặc Babylons).
Có hơn chục mê cung bằng đá nằm tại một hòn đảo nhỏ có tên Bolshoi Zayatsky.
Các mê hồn trận bằng đá được tạo nên từ loại đá tảng của hòn đảo, nằm xếp thành các vòng tròn xoắn ốc trên mặt đất. Thường sẽ có hai vòng xoáy đan vào nhau tạo thành một. Điều này khiến người ta có thể so sánh như "hai con mãng xà quay đầu vào nhau tại chính giữa". Đan xen dọc theo vòng xoáy là những chồng đá to dần và giãn dần ra xa nhau; đoạn cuối của các vòng xoáy cũng mở rộng hơn so với đoạn đầu.
Hình vẽ mô phỏng lại một mê cung điển hình tại đây.
Các mê cung có kích cỡ đường kính dao động từ 6m đến 25,4m.
Có những mê cung bị cây cối nơi đây che phủ.
Mỗi mê cung chỉ có một lối vào và cũng là lối ra duy nhất. Mê cung nhỏ nhất đạt kích cỡ đường kính khoảng 6m, còn cái lớn nhất thì rộng 25,4m Tất cả các mê cung đều nằm ở phía Tây của hòn đảo, còn bên phía Đông thì lại có rất nhiều bãi xếp đá, có cái trông giống biểu tượng mặt trời, với những đường đá hướng tâm như nan hoa.
Các bãi đá nằm ở phía Đông hòn đảo cũng kì lạ không kém.
Một số bãi đá trông giống biểu tượng Mặt Trời.
Các nhà khoa học đã vẽ lại các mê cung này và cố gắng giải thích ý nghĩa của nó.
Hiện nay, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho nguyên nhân vì sao những mê cung này được tạo nên.
Có giả thiết cho rằng những mê cung này là bẫy bắt cá. Bởi tất cả các mê cung đều được xây gần biển, mực nước biển cũng cao hơn rất nhiều 5.000 năm về trước - thời điểm những mê cung này được cho là đã xuất hiện. Theo ý kiến này, các con cá sẽ bơi vào mê cung và bị kẹt lại, giúp ngư dân có thể đánh bắt chúng một cách dễ dàng.
Một ý kiến cho rằng những mê cung này dùng để đánh bắt cá.
Các mê cung đều được xây gần biển, hơn nữa rất có thể mực nước biển ngày xưa cũng cao hơn nhiều.
Ngoài ra, lại có một giả thiết nữa cho rằng những đường đất đá của mê cung thật ra là phản chiếu lại quỹ đạo của Mặt Trời và Mặt Trăng, và do đó các mê cung được sử dụng như là những chiếc lịch khổng lồ.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Dân phản đối việc khai thác đất trong khu bảo tồn thiên nhiên Mặc dù chưa báo cáo cấp thẩm quyền nhưng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa đã tiến hành múc đất trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy. Sự việc được người dân phát hiện và phản đối. Được biết, rừng sến Tam Quy thuộc địa phận hành chính các xã...