Những nghĩa trang lạ lùng ở Việt Nam
Có nghĩa trang là nơi an nghỉ dành cho người quá cố nhưng lại lãng mạn và thơ mộng, có nghĩa trang lại dành cho những con vật thiêng hay thú cưng…
Nghĩa trang cá “Ông” thiêng liêng
Nằm ở làng biển Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam bên chân sóng Biển Đông, đây là nghĩa trang cá voi lớn nhất cả nước.
Nghĩa trang cá “Ông” toạ lạc trên vùng cát trắng, giữa rừng dương Tam Hải. Không ai biết ngôi mộ cá “Ông” đầu tiên ở đây được chôn cất từ lúc nào, chỉ biết qua những câu chuyện được truyền lại từ đời này sang đời khác, tục lệ này đã có từ cả mấy trăm năm trước. Người dân vùng này sống nhờ biển và họ thờ cá “Ông” để thể hiện sự biết ơn với loài cá to lớn của đại dương.
Tính đến nay, có 529 ngôi mộ được lập để chôn cất những “Ông” cá voi dạt vào bờ biển Tam Hải từ mấy trăm năm qua. Trong tâm thức của ngư dân miền biển Quảng Nam, cá “Ông” chính là thần Nam Hải luôn bảo vệ họ trước sóng gió đại dương.
Đưa xương cá “Ông” đi cải táng tại nghĩa trang.
Tang lễ cá “Ông” thường rất lớn, có văn tế, có quan gia hàng huyện trở xuống áo dài khăn đóng đến lạy. Người đầu tiên phát hiện ra “Ông” được đóng khăn sô chịu tang và thường có nhiều may mắn. Mỗi một “Ông” cá voi nằm xuống nơi này, một năm được một lần cúng giỗ một lần chu đáo.
Video đang HOT
Nghĩa trang không bia mộ độc đáo
Thông thường, những bia mộ trong nghĩa trang của người Việt được cực kỳ chăm chút, xây dựng hoành tráng như những tòa lâu đài với bia mộ rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa, Vũng Tàu) lại có một nghĩa trang kỳ lạ.
Nghĩa trang đặc biệt này có tên là Nhà Lớn. Tại đây, tất các các bia mộ đều không ghi họ tên, quê quán của người quá cố. Theo giải thích của một trong số những thành viên điều hành Nhà Lớn, sở dĩ nghĩa trang này không có bia mộ là bởi, toàn bộ người dân trong xã đều theo đạo Trần. Theo đạo này, khi chết không phân biệt đẳng cấp nên lúc trở về cát bụi họ đều bình đẳng như nhau. Và cũng theo triết lý của người sáng lập, “sống thì đồng quang, chết thì đồng quách”.
Chính vì thế, thân nhân của những ngôi mà, sau khi người thân qua đời, muốn vào nhang khói thì phải ghi nhớ trong đầu vị trí ngôi mộ, hoặc có dấu hiệu riêng để nhận ra.
Nghĩa trang “mộ thơ” ở Tây Ninh
Nghĩa trang “mộ thơ” nằm ở huyện Dương Minh Châu, phía Tây Nam Tổ quốc, dưới chân núi Bà Đen – “đệ nhất thiên sơn” Đông Nam bộ.
Nghĩa trang “mộ thơ” nằm ở huyện Dương Minh Châu.
Theo một người thợ chuyên xây mộ tại đây thì 10 năm trước, có một ông già giỏi thi ca sống ở vùng này. Ông hết lòng yêu thương vợ. Đến khi người vợ chết, bà được chôn cất ở nghĩa trang này. Do quá thương nhớ vợ, chiều nào ông cũng cũng ra mộ bà khóc và đọc thơ cho bà nghe. Rồi ông lấy sơn viết lên mộ những vần thơ nặng nghĩa tình phu thê.
Nhiều người học theo từ đó. Trong hàng trăm ngôi mộ ở nghĩa trang này, người ta dễ dàng tìm đọc được những vần thơ chan chứa ân tình và ý nghĩa.
Nghĩa trang chó, mèo giàu tính nhân văn
Một góc nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội.
Khu nghĩa trang dành riêng cho chó, mèo này nằm trong khuôn viên resort rộng hơn 2.000m2 của ôngNguyễn Bảo Sinh, tại số 30/167 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.
Theo ông Sinh, nghĩa trang được thành lập và xây dựng từ năm 1975 nhưng phải đến năm 2009 khu vương quốc dành riêng cho chó, mèo mới đi vào ổn định rồi chuyển thành khu resort chó, mèo. Tại khu nghĩa trang hiện nay có khoảng 1.000 con chó, mèo đang an nghỉ.
Những ngôi mộ chó, mèo được chăm sóc rất chu đáo. Chúng có khu mộ, bia đá riêng, được ghi năm sinh ngày mất và đều được các chủ nhân cũng như nhân viên tại resort thắp hương thường xuyên.
Thời điểm mới khánh thành nghĩa trang, nhiều người đến xin ông được chôn cất thú yêu của mình ở đó thì ông Sinh không lấy tiền. Tuy nhiên, đến nay, để có tiền tu bổ và duy trì hoạt động của nghĩa trang đặc biệt này, ông thu phí với mức 3 triệu động một lần an táng.
Hiện tại, ông đang gấp rút hoàn thành một đài hóa thân để hỏa táng chó mèo, sẽ được đặt trang trọng giữa lòng hồ và hội tụ đủ sự hài hòa của “tứ đại” là nước, lửa, gió và không khí. Ông Sinh ước tính kinh phí để quy hoạch lại nghĩa trang và xây đài hóa thân sẽ không dưới 1 tỉ đồng.
Theo Đất việt
Bãi đá bí ẩn và những tranh cãi xôn xao
Một dãy gồm 59 tảng đá lớn cạnh bờ biển Thụy Điển đang được đặt nghi vấn có thể là bản sao của Stonehenge ở Anh.
Người Scandinavia cổ đại từng kéo 59 tảng đá lớn đến một vách đá bên bờ biển gần khu vực hiện nay là làng cá Kaseberga của Thụy Điển. Họ cũng cẩn thận sắp xếp những khối đá khổng lồ này, với mỗi tảng nặng đến 1800kg, theo hình dạng một con tàu dài 67m nhìn ra bờ biển Baltic. Trước nay, giới khảo cổ học hầu như cùng đồng ý rằng cấu trúc cự thạch này, được biết đến với cái tên Ales Stenar (những tảng đá của Ale), đã được hình thành khoảng 1.000 năm trước, tức gần cuối thời đại đồ đồng. Tuy nhiên, một nhóm các chuyên gia vừa đưa ra giả thuyết mới về lịch sử nơi này.
Bãi đá Ales Stenar
Đồng tác giả cuộc nghiên cứu mới là Nils-Axel Mörner, nhà địa chất học đã về hưu của Đại học Stockholm, cho rằng Ales Stenar có thể đã hơn 2.500 tuổi, và được xây dựng làm lịch thiên văn với cấu trúc hình học tương tự Stonehenge của Anh. "Có thể nói rằng Stonehenge đã có người em nhỏ hơn, nhưng đẹp đẽ hơn nhiều", ông Mörner phát biểu trên chuyên san International Journal of Astronomy and Astrophysics. Nhóm chuyên gia quan sát được mặt trời mọc và lặn tại những vị trí cụ thể xung quanh Ales Stenar vào hạ chí và đông chí. Điều này có thể cho thấy nơi này được xây dựng để làm lịch thiên văn, nhằm xác định thời điểm tổ chức những nghi lễ tôn giáo hằng năm, hoặc để đánh dấu lúc cần gieo trồng và gặt hái vụ mùa. Ông Mörner còn cho rằng thông qua Ales Stenar, con người hiện đại có thể biết thêm nhiều điều về tình trạng giao thương trong thời đại đồ đồng giữa khu vực Scandinavia, Anh và Hy Lạp.
Thế nhưng một số nhà nghiên cứu khác chỉ ra rằng kết quả xác định đồng vị carbon bác bỏ hoàn toàn diễn dịch của nhóm Mörner. Nhà khảo cổ học Martin Rundkvist, Tổng biên tập chuyên san Fornvännen của Thụy Điển, cho rằng con tàu đá trên chỉ là bia mộ hoa mỹ không hơn không kém. Quốc gia Bắc Âu là nơi có nhiều cấu trúc cự thạch tương tự như Ales Stenar. Hầu hết chúng có niên đại cách đây từ 500 đến 1000 năm, và được dựng làm đài tưởng niệm người chết. Theo chuyên gia Rundkvist, những người dựng lên Ales Stenar thuộc cộng đồng những người đi biển giống như người hùng huyền thoại Beowulf. "Những người bí ẩn thời đó thích dựng các tảng đá đứng như vậy", ông Rundkvist kết luận.
Theo thanh niên
Khắc sai tên trên mộ Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua nghĩa địa. Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ đâu đó trong nghĩa địa vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào nghĩa địa anh ta mới thấy một ông già đang đục khoét trên một bia mộ. - Lạy chúa, ông làm tôi tưởng là ma...