Những “nghĩa địa” sắt vụn khổng lồ trên thế giới
Có bao giờ bạn từng hỏi điều gì xảy ra đối với những cỗ máy không còn hoạt động và những đồ vật tương tự mà con người từng sử dụng?
Trong khi một số sẽ được tái chế thì một số khác sẽ được đưa đến những Nghĩa địa đồ vật để đợi cho thời gian phá hủy hoàn toàn.
“Nghĩa địa” máy bay ở Mỹ
Tập đoàn Duy trì và Phục hồi Không gian Vũ trụ 309 (AMARG), thường được gọi là The Boneyard nằm gần Căn cứ Không quân Davis Monthan ở Tucson, Arizona. Đối với những người chưa được bước tới đây thì rất khó để xác định được độ lớn của khu vực này.
Rất nhiều chiếc máy bay được để ở đây và độ chính xác trong cách chúng được sắp xếp vô cùng ấn tượng. Một yếu tố quan trọng khác là tất cả những chiếc phi cơ này đều có khả năng quay trở lại phục vụ nếu có nhu cầu phát sinh.
AMARG là một nơi được kiểm soát việc ra vào và giới hạn đối với những người không phải nhân viên tại đây mà không có giấy ưu tiên. Chỉ có một cách tiếp cận duy nhất đối với người ngoài đó là thông qua một chuyến du lịch bằng xe buýt do Bảo tàng Không gian và Bầu trời Pima gần đó điều hành. Cả bảo tàng và Bone Yard là điểm du lịch hấp dẫn tại sa mạc Arizona.
“Nghĩa địa” xe lửa ở Bolivia
Một trong những điểm du lịch lớn nhất tại tây nam Bolivia là một nghĩa địa xe lửa lỗi thời nằm cách ngoại ô Uyuni 3km. Nơi này từng là trung tâm phân phối cho các đoàn tàu chở khoáng sản trên đường tới các cảng ở Thái Bình Dương.
Các đoàn tàu chủ yếu dùng để phục vụ cho các công ty khoáng sản. Vào năm những năm 1940, công nghiệp khai khoáng phá sản, một phần do tài nguyên cạn kiệt. Nhiều đoàn tàu đã bị bỏ hoang và nghĩa địa xe lửa dần dần được hình thành.
“Nghĩa địa” xe tăng ở Afghanistan
Video đang HOT
Ở ngoại ô thủ đô Kabul, Afghanistan là một bộ sưu tập khổng lồ các phương tiện chiến đấu của Liên Xô cũ bị bỏ hoang.
Aghanistan có rất ít cơ sở tái chế điều này đồng nghĩa với việc nghĩa địa xe tăng này sẽ còn tồn tại trong nhiều năm.
“Nghĩa địa” tàu ngầm ở Nga
Khu vực xung quanh Vịnh Nezametnaya, gần thị trấn Gadzhiyevo, tại Murmansk Oblast trên bán đảo Kola, là một nghĩa địa của những chiếc tàu ngầm Nga. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những chiếc tàu ngầm được đưa tới một khu vực cấm vào những năm 1970 và sau đó đã bị lãng quên.
Người dân địa phương nói rằng một số tàu ngầm cũ đã được sử dụng cho mục đích tập luyện trong các buổi diễn tập quân sự và thường bị chìm. Một khác khác đơn giản bị bỏ lại dưới vịnh để bị ăn mòn và nổi lên mặt nước như những xác cá voi khổng lồ.
“Nghĩa địa” taxi ở Trung Quốc
Hàng ngàn chiếc taxi không sử dụng được đã bị bỏ lại trong một khoảng đất trống ở trung tâm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường ở các thành phố của Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể do chính sách mở rộng kinh tế dài hạn của quốc gia này, vốn cho phép nhiều người sắm các phương tiện như một chiếc ô tô để không cần phải bắt xe buýt hay chờ ở các bến xe.
“Nghĩa địa” bốt điện thoại ở Anh
Nghĩa địa bốt điện thoại này nằm giữa Ripon và Thirsk, gần làng Carlton Miniott, Anh. Tại đây có hàng trăm bốt điện thoại bị hư hỏng.
Theo 24h
HN: Rác, phế thải xây dựng đầy đường
Trên nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội, tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng ngày một tăng, đặc biệt tại các khu vực thưa dân cư. Thủ đoạn đổ trộm chất thải này cũng ngày càng tinh vi, táo bạo khiến cơ quan chức năng khó phát hiện.
Tại một loạt các tuyến phố trọng điểm như tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long, Khu đô thị Nam Trung Yên quận Cầu Giấy, khu vực đường vành đai 3, quốc lộ 32, khu vực đường Minh Khai - Tam Trinh... nạn đổ trộm phế thải đang diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nhiều lái xe tải thản nhiên đổ phế thải ra hè phố giữa ban ngày khiến cho các con đường này luôn trong tình trạng mịt mù bụi đất. Không chỉ biến các tuyến đường này trở nên bẩn thỉu, nhếch nhách, tình trạng rác thải, vật liệu xây dựng ngổn ngang giữa đường còn gây khó khăn, nguy hiểm cho phương tiện tham gia di chuyển qua những khu vực này
Phế thải xây dựng bị đổ bừa bãi tại mương nước phố Thái Hà, gây ô nhiễm môi trường nặng nề...
Ngã tư Thái Hà - Hoàng Cầu biến thành địa điểm tập kết lý tưởng của phế thải xây dựng...
...gây cản trở giao thông nghiêm trọng tại khu vực thường xuyên có lưu lượng xe qua lại lớn...
...mất rất nhiều công sức cho các cơ quan chức năng trong việc thu dọn, xử lý.
Trên tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, tại nút giao với cầu vượt đi QL 21 đất đá phế thải được đổ ngang nhiên giữa mặt đường
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống người dân, mà việc đổ trộm phế thải còn gây mất an toàn cho người đi đường.
Bằng những thủ đoạn tinh vi và hết sức mau lẹ, những đống đất đá phế thải ngang nhiên bị đổ trộm ra đường ngày càng nhiều, và rất khó ngăn chặn.
Còn trong khuôn viên Khu đô thị Nam Trung Yên, tình trạng đổ trộm phế thải ra vỉa hè, lòng đường diễn ra hầu hết tại các tuyến đường. Đường càng rộng, càng to, càng vắng... thì càng bị đổ nhiều. Ông Nguyễn Thái Hùng, một người dân ở đây, cho biết: "Nạn đổ trộm phế thải ra đường diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nhiều lần người dân phát hiện xe ô tô đổ trộm, chạy ra ngăn cản thì bị một số đối tượng ra dọa nạt".
Trên đoạn đường gần sân vận động Mỹ Đình thuộc xã Mễ Trì - Từ Liêm, những khối đất, đá, gạch vụn cứ lừng lững như chọc vào mắt người đi đường.
Trên cung đường từ phố Trung Kính (quận Cầu Giấy,Hà Nội) dẫn tới Khu đô thị Nam Trung Yên dài chưa tới 1 km, nhưng có tới gần 10 điểm tập kết phế thải xây dựng.
Tại phố Trung Kính - quận Cầu Giấy, cứ có chỗ trống là lại có sự xuất hiện của phế thải vật liệu xây dựng.
Nhiều con đường đẹp, rộng thênh thang như phố Hoàng Cầu (Đống Đa) bỗng trở nên nhỏ hẹp bởi những đống đất đá cao ngất ngưởng rất mất mỹ quan.
Theo 24h
Cô giáo trẻ khéo tay biến phế thải thành đồ chơi Những vật liệu phế thải tưởng như vô dụng nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của cô Nguyễn Thị Lệ Thu, giáo viên Trường mầm non bán công Hoa Hồng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã trở thành những thứ đồ chơi hữu ích cho trẻ. Cô Lệ Thu cùng các cháu với những bông hoa muôn sắc màu được cô...