Những nghệ sĩ K-Pop bị công ty ‘ngược đãi’
Fan đang vô cùng hoang mang khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ bị chình công ty quản lý đối xử “tệ bạc” tại Hàn Quốc.
Nổi tiếng là nền công nghiệp giải trí bài bản và có quy củ, nhưng K-Pop đang dần bộc lộ một vài điểm xấu và bản chất bên trong lớp vỏ hào nhoáng khi ngày càng có nhiều scandal xuất hiện. Tại K-Pop, mỗi nhóm nhạc hay nghệ sĩ đều hoạt động dưới trướng của một công ty quản lý, do đó lương cũng như thu nhập mà họ làm ra sẽ được ăn chia theo như hợp đồng đã ký giữa đôi bên. Tuy nhiên, cách làm này đôi khi cũng dẫn đến những thiệt thòi cho nghệ sĩ khi không được hưởng xứng đáng thành quả do mình làm ra, thậm chí là bị quỵt lương và “ăn chặn” thu nhập.
Nỗ lực nhiều năm trời và vượt qua bao sóng gió để được đứng trên sân khấu, thực hiện niềm đam mê ca hát, nhóm nhạc tài năng Block B chỉ vừa được hưởng thụ những “trái ngọt” do mình làm ra ít ngày thì đã rơi vào tình trạng bị xử tệ từ chính “cha đẻ”, Stardom.
Không chỉ lờ đi khoản lương hàng tháng của các thành viên từ tháng 4/2011, công ty Stardom còn lĩnh trọn khoản thù lao của Block B từ việc tham gia các sự kiện, các ca khúc nhạc phim cũng như nguồn thu từ trang web fanclub của nhóm tại Nhật…Thậm chí, ông Lee, CEO của công ty, còn biến mất cùng với 70 triệu won (khoảng 1,4 tỷ đồng) mà ông ta thu được từ phụ huynh của các thành viên… Ngay khi những thông tin này được đăng tải, cộng đồng fan của Block B đã vô cùng lo lắng cho tương lai của nhóm.
JYJ
May mắn được đầu quân cho một công ty quản lý hàng đầu tại Hàn Quốc nhưng số phận của 3 chàng trai nhóm DBSK là Hero Jae Joong, Jun Su và Micky Yoo Chun cũng chẳng hề may mắn hơn khi bị vắt kiệt sức lao động trong suốt 13 năm trời mà số tiền nhận về chẳng đáng là bao.
Sự việc “xấu mặt” trên của SM Entertainment chỉ thực sự bị phanh phui khi 3 thành viên này vùng mình đứng lên đòi lại công lý thông qua lá đơn kiện được gửi lên tòa án tối cao. Đã hơn 3 năm trôi qua, vụ “giằng co” giữa JYJ và ông chủ “khét tiếng” Lee Soo Man đã đạt được thỏa thuận chung, nhưng tạm thời cả 3 chàng trai vẫn phải hoạt động trong cảnh bị cấm vận tại hầu hết các chương trình TV vô thời hạn.
Video đang HOT
Kara
Vẫn với lý do nghi ngờ công ty quản lý “nuốt” tiền và bóc lột sức lao động, 4 thành viên nhóm nhạc Kara cũng đã thân chinh đi kiện vào đầu năm 2011. Vụ việc không chỉ gây ra một cơn chấn động tại K-Pop khi một lần nữa cho thấy mặt trái của thế giới thần tượng, mà còn gây náo loạn bởi những nguồn tin không trùng khớp mà các bên đưa ra. Thậm chí, vụ việc còn ầm ĩ hơn khi ngay cả các bậc phụ huynh cũng đồng loạt ra mặt và can thiệp vào vụ kiện. Những tưởng, Kara sẽ có một cái kết bi thảm như đàn anh DBSK, nhưng may thay cả Kara và DSP Entertainment đã tìm được tiếng nói chung và đi đến hòa giải.
Han Geng (Super Junior)
Nổi tiếng với những “tiền án tiền sự” bóc lột nghệ sĩ, SM Entertainment luôn được fan K-Pop nhắc đến cùng những lời đồn thổi như ngược đãi “gà nhà”, đánh đập dã man những nghệ sĩ “không nghe lời”… Cho đến khi thành viên người Trung Quốc của nhóm nhạc Supper Junior, Han Geng đệ đơn kiện SM với lý do bị bóc lột với bản hợp đồng nô lệ kéo dài, không minh bạch về chuyện tài chính và bị đối xử phân biệt… thì fan lại càng chắc nịch vào những câu chuyện trên.
Tuy nhiên, sự việc giữa Han Geng và SM lại khiến nhiều người nghi ngại rằng thực chất đây chỉ là một chiêu trò PR mà công ty này nghĩ ra, vì chẳng bao lâu sau ngày tòa án tuyên bố thắng kiện, Han Geng lại đột ngột rút đơn khiến cho kết quả trước đó bị hủy bỏ hoàn toàn, đồng nghĩa với việc anh chàng này tự “xích” mình vào “cùm nô lệ” của SM Entertainment thêm một thời gian nữa.
Ngoài ra, CCM Entertainment, NH Media cũng là 2 trong số những công ty mang tiếng xấu khi thẳng tay đuổi “nghệ sĩ”, sau bao ngày nỗ lực và cố gắng của họ. Tuy vậy, không phải tất cả các công ty quản lý tại K-Pop đều hoạt động theo phương thực trên, nhìn vào JYP Entertainment hay YG Entertainment, hoặc nhiều công ty khác, thì có thể thấy họ không chỉ hộ trợ “gà nhà” trên mọi phương diện mà còn đối xử với nhau như một gia đình.
Theo Tiin
8 lí do khiến K-Pop chỉ có "khóc thét" vì V-Pop
Đâu phải lúc nào V-Pop cũng thua kém K-Pop.
1. Tình yêu
Nếu như ở Hàn Quốc, các ca sĩ thần tượng luôn phải chối bay, chối biến về chuyện tình cảm, hẹn hò của mình, thì tại Việt Nam khán giả có thể thấy hàng loạt ngôi sao trẻ tha hồ tay trong tay, ôm eo tình tứ, thậm chí là bầu bí, "phá rào", thử ADN, trợ cấp nuôi con, thất tình đi cấp cứu ầm ầm trên mặt báo. Họ còn được tôn vinh là cặp đôi hot, tiên đồng ngọc nữ dần dần trở thành một chiêu PR vừa hiệu quả, vừa lãng mạn.
Ảnh mang tính minh họa
Nghĩ mà thương, trong khi sao sao Hàn đến đi ăn chung que kem còn chả dám, thì ca sĩ Việt Nam đã ung dung nhận cái đồng hồ 4 tỷ để minh chứng cho tình yêu.
2. Quản lý
Ở K-Pop, bất kể là sao lớn sao bé đều có công ty quản lý, và nhất cử nhất động của họ đều phải thông qua nhà quản lý. Trong khi tại Việt Nam, đa số các quản lý chỉ có đúng duy nhất 1 trách nhiệm lớn lao là ... xách giỏ kiêm chạy việc vặt. K-Pop nói chuyện với người quản lý thì phải "dạ dạ, thưa thưa", còn với V-Pop thì..."Không thích ư? Đuổi đứa này ta lại tuyển đứa khác!". Quả đúng là nghệ sĩ K-Pop thì ganh tỵ với V-Pop, còn các cấp quản lý nhà V-Pop thì ắt phải khóc ròng khi nhìn vào K-Pop.
3. Hay không bằng... trơ
Với một thị trường phát triển mạnh mẽ, tháng nào cũng thấy có tân binh xuất hiện, ai cũng xinh đẹp ngời ngời, hát hò nhảy nhót thì khỏi phải bàn, chính những điều đó đã luôn đòi hỏi các nghệ sĩ K-Pop phải vận động liên tục để có thể tồn tại. Ấy vậy mà với V-Pop, có những ca sĩ, nhóm nhạc "trên 10 năm vẫn chạy tốt", đều đều góp vui trên sân khấu, nhưng chẳng ai có thể nhớ nổi lần cuối cùng mà họ có được một bản hit cho ra hồn là khi nào. Nhìn vào sự thảnh thơi này, hỏi sao K-Pop không ganh tỵ?
4. Cát-sê
Trong khi những ngôi sao hạng A như SNSD, Super Junior, DBSK phải cày đầu tắc mặt tối mới mong nhận về được đồng lương chia theo tỷ lệ eo hẹp dành cho cả nhóm. Với những nghệ sĩ thâm niên như Taeyeon (SNSD), Changmin (DBSK) thì việc mua 1 căn hộ chung cư, hay chiếc xế hộp "hàng tốt" sau bao năm trời đi hát cũng đã được xem là một sự kiện trọng đại đáng tự hào, còn với V-Pop, việc ở biệt thự triệu đô, siêu xe chạy khắp phố phường, hay mang USD ra lót cầu thang cũng chỉ là chuyện "thường ở huyện" mà thôi trong khi chưa biết họ đắt sô, nổi tiếng cỡ nào.
5. Thoải mái phép tắc
Sao Hàn dẫu to đến đâu mà ra trước công chúng cũng phải cúi đầu gập người 90 độ, cung kính trong mọi trường hợp. Còn ở showbiz Việt, mọi thứ thoải mái hơn nhiều, cứ việc hiên ngang bước ra sân khấu với câu nói cửa miệng liếng thoắng như vẹt: "Xin gửi đến quý vị lời chào trân trọng nhất ạ" thế là xong.
Báo chí trong nước đã từng đăng tải chuyện 1 nữ ca sĩ có tiếng đòi tát khán giả vì anh này trót không nhớ bài hát của chị, hay vụ nam ca sĩ Quang Vinh sẵn sàng phân loại công chúng thuộc loại này loại kia sau khi người ta lên án anh đạo nhạc. Chả bù với trường hợp nhóm Block B ở Hàn bị "ném đá" dữ dội chỉ vì vài câu nói đùa ngả ngốn tại Thái Lan. Nếu điều đó xảy ra trên đất V-Pop thì ắt cái hậu đã khác đi nhiều.
6. Tha hồ tạo scandal
Trong khi các ngôi sao xứ củ sâm sợ scandal như sợ cọp, họ chỉ có thể chọn cách tiến thân bằng thực lực, ngay cả những nghệ sĩ có tài năng nổi trội như Bi-Rain, Hyori cũng phải mất đến mấy năm trời để leo lên đến đỉnh, thì tại Việt Nam không ít ca sĩ dễ dàng trở thành ngôi sao chỉ sau vài cái scandal đình đám.
Tại Hàn Quốc, cứ sơ hở 1 tí là bị phản đối, chỉ trích, tẩy chay, ép giải nghệ v.v...Còn ở Việt Nam khi cô A lộ clip sex thì đồng nghĩa với chuyện kích thước tấm băng rôn treo tên cô ấy sẽ to hơn, giá catse vì thế mà cũng phải đắt đỏ hơn. Cứ có nhiều thị phi thì ắt sẽ hot, lắm lúc còn được tôn vinh là "biết vượt qua chính mình", "giàu nghị lực", "té xuống rồi biết tự đứng lên" v.v...Cứ thế này thì hỏi sao K-Pop bì theo cho kịp.
7. Vũ đạo tồi, hát live yếu vẫn thành ca sĩ được
Đất bên Hàn trồng được nhân sâm, thể lực người ta cũng vì thế mà chất lượng hơn nhiều, ấy vậy mà muốn trở thành ca sĩ cũng phải vào lò luyện ít nhất 3,4 năm, ngày nào cũng phải luyện, thậm chí có người ăn dầm nầm dề sau 7 năm thì nhận được kết quả bị loại từ công ty quản lý vì không tốt bằng người khác.
Quả thực nếu họ đến các lò đào tạo tại V-Pop thì chắc hẳn mọi vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cứ đều đều 6 tháng nuôi quân là xem như đủ tài mang đi xung trận. Nghệ sĩ K-Pop ko hát chuẩn, nhảy đều thì đừng hòng mò mẫm lên sân khấu. Còn với V-Pop, chuyện trật nhịp, quên bài, quờ quạng lung tung thì nhìn đâu cũng thấy. Thế mới biết làm sao xứ người nó gian truân hơn xứ mình đến nhường nào.
8. Không phải đi nghĩa vụ quân sự
Gần như tháng nào người ta cũng thấy báo đài cập nhật chuyện sao Hàn thực hiện nghĩa vụ quân sự, bất kể là siêu sao to lớn ra sao. Đến như Bi-Rain có công lớn trong việc thúc đẩy du lịch tại Hàn Quốc, từng được đề nghị xem xét đặc cách, ấy vậy mà cuối cùng vẫn phải xuống tóc lên đường như thường.
Đối chiếu với V-Pop, không hiểu nhờ vào phép màu gì mà gần như chẳng hề thấy bóng chàng nghệ sĩ nào cầm súng xông pha. Đã từng có một số bài báo phản ánh lại vấn đề này cùng nhiều nghi vấn được đặt ra, nhưng rồi mọi thứ cũng chẳng đi được đến đâu. Chỉ biết rằng, trên thực tế quả đúng là sao ta đang sướng hơn sao Hàn khá nhiều.
Trung Kiên
Theo VNN
K-Pop: Những màn comeback 'xui xẻo hết chỗ nói' Những sự cố xuất hiện không đúng lúc đã khiến cho nhiều màn comeback của các nghệ sĩ K-Pop không được như ý. Nanrina - Block B Chính thức trở lại vào đầu tháng 2 với MV Nanrina, nhóm nhạc Hip hop Block B chưa kịp "thăng hoa" được bao lâu thì đã bị rơi tõm vào hố sâu scandal do những phát...