Những nghề nghiệp kỳ lạ ở nước Anh thời xưa
Theo các bài báo thuộc Kho lưu trữ Báo chí Anh Quốc, nhóm nghiên cứu Genes Reunited đã phát hiện ra những nghề nghiệp kỳ lạ có từ lâu đời ở nước này.
1. Bắt đỉa
Người bắt đỉa có thể dùng chính đôi chân của mình làm mồi để dụ đỉa
Vào thế kỷ 19, đỉa được dùng nhiều cho mục đích trị liệu y học. Tất nhiên, chúng không dễ dàng tìm thấy. Vì vậy, đã xuất hiện những người làm nghề bắt đỉa để bán cho dược sĩ.
Họ thường dùng chân ngựa già hoặc dùng chính chân của mình làm mồi nhử. Phụ nữ thường ngồi duỗi chân bên bờ ao, dụ đỉa đến bu vào rồi bắt sau khi chúng đã hút no máu. Họ sẽ phải để cho đỉa hút từ 20 phút, thậm chí lâu hơn và hậu quả là các vết thương sau đó vẫn rỉ máu đến tận 10 tiếng đồng hồ sau đó. Tuy nhiên, số tiền kiếm được từ công việc này cũng không được trả hậu hĩnh. Nghề bắt đỉa chỉ làm theo thời vụ vì vào những tháng lạnh, loài đỉa không hoạt động.
Thuê dân nghèo đến làm người hứng tội thay cho người đã khuất trong gia đình
Cũng không hề dễ chịu là nghề “hứng tội” cho người chết. Họ là những người dân nghèo, thường là người ăn xin được trả tiền để hứng chịu hết tội lỗi trên đời của người mới mất để linh hồn người đã khuất được thanh thản lên thiên đàng.
Nhưng kinh khủng hơn, họ phải ăn một mẩu bánh mì và uống một bát bia đặt trên ngực của người mới chết sau khi nghe cầu nguyện. Có thể nói, đây cũng là một nghề nguy hiểm về mặt tâm linh. Người đã khuất được rửa hết tội cũng đồng nghĩa với việc người hứng chịu sẽ mang những tội lỗi đó trong mình.
Video đang HOT
Theo các tài liệu văn hóa dân gian, đây được coi là môt nghề mang đậm màu sắc tín ngưỡng của người Anh và Scotland. Nghề này được cho là kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20.
3. Lang băm chữa bệnh bằng cóc
Phép trị bệnh này vẫn chưa được khoa học công nhận
Một trong những điều kỳ lạ từng được đăng trên tờ báo Western Gazette là nghề “lang y trị liệu bằng cóc”. Tuy không được khoa học chứng minh, nhưng với những căn bệnh y học phải bó tay, người ta sẽ nhờ đến những thầy lang băm chuyên chữa bệnh bằng cóc. Đây là một nghề dân gian xuất hiện lâu đời ở miền Tây nước Anh cho đến tận cuối thế kỷ 19.
Các lang y này cho rằng họ có thể trị được mọi bệnh tật đơn giản bằng cách áp con cóc vào vùng cơ thể bị đau. Hoặc bỏ một chiếc chân của nó vào túi vải mềm rồi treo quanh cổ người bệnh.
4. Gõ cửa
Công việc không nhận được thù lao và lời cám ơn
Nếu đem ra so sánh, nghề gõ cửa nghe có vẻ là đỡ kinh dị nhất. Nhưng nghề này lại đòi hỏi sự chăm chỉ và có trách nhiệm. Nghề này có xuất phát điểm trong tầng lớp công nhân ở miền Bắc nước Anh. Người làm nghề này có thể là đàn ông hoặc phụ nữ. Cứ mỗi sáng sớm, người hành nghề đến trước cửa từng gia đình công nhân, dùng một cây sào tre và gõ vào cửa sổ để đánh thức họ khỏi ngủ quên và mất mát tài sản .
Ước tính tổng quãng đường trong cả đời làm nghề, một người gõ cửa phải đi bộ lên tới hàng nghìn dặm trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt và bất thường của nước Anh. Chưa kể đến có những lúc họ sẽ bị đuổi đi và không được trả tiền lương.
Theo Afamily
Chứng chỉ 'quản lý nhà hàng' và vai trò lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Sự phát triển của nhà hàng tại TP.HCM có thể ví như nấm mọc sau mưa với đa dạng phong cách: nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng sang trọng, quán bar...
Nhiều nhà hàng như vậy đương nhiên sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Làm sao để thu hút được khách hàng và giữ được khách?
Nghề quản lý nhà hàng - khó hay dễ?
Chủ sở hữu thường có khuynh hướng muốn cắt giảm chi phí (bao gồm cả chi phí nhân công) để tối đa hóa lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên, những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đương nhiên, khi ở tâm trạng bất mãn, nhân viên khó có thể phục vụ khách hàng với tất cả sự tận tình nên dễ làm họ phật ý. Hệ quả là doanh thu của nhà hàng và lợi nhuận của chủ sở hữu sẽ giảm sút. Khi đó, chủ sở hữu lại muốn cắt giảm chi phí.
Tỷ lệ thực hành chiếm tỷ trọng 70% trong chương trình đào tạo.
Lớp học sĩ số tối đa 15 học viên để đảm bảo chất lượng.
Với vai trò quản lý, nhiệm vụ của bạn là làm sao thuyết phục chủ sở hữu dành những sự đãi ngộ hợp lý cho người lao động, động viên tinh thần làm việc của nhân viên, lại vừa làm hài lòng những khách hàng khó tính. Có thể nói, giữ cân bằng lợi ích của 3 bên (chủ sở hữu, nhân viên và khách hàng) trong mối quan hệ này là thử thách to lớn nhất đối với người quản lý nhà hàng. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng là cơ hội lý tưởng để họ chứng tỏ được năng lực cũng như khẳng định tầm quan trọng của mình trong doanh nghiệp.
Thú vị từ giáo trình đến thực tiễn
Quản lý nhà hàng không chỉ đào tạo để phục vụ cho giới VIP để họ tổ chức kinh doanh, do vậy chương trình học của nghề này không chỉ nhấn mạnh yếu tố "kỹ thuật tạo lợi nhuận" mà còn hướng đến tiêu chí "tay nghề" của một ngành kinh doanh với những chuyên môn bao gồm kế toán, nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, tài chính, kỹ năng tạo mối quan hệ, quản lý nhân sự, quan hệ công chúng, phong thủy trong kinh doanh... Vì mục tiêu cuối cùng của mọi nhà hàng đều là chiến lược phát triển bền vững nên yếu tố lợi nhuận rất được coi trọng.
Giảng viên là những người thành công trong nghề nghiệp được mời giảng dạy.
Do vậy, các kỹ năng chuyên ngành đa dạng từ quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại nhà hàng, có kiến thức văn hoá đặc trưng đa quốc gia... tất cả đều có trong giáo trình, với ngành học được chú trọng đào tạo từ thực tiễn cho nên tỷ lệ thực hành luôn chiếm tỷ trọng cao và được giảng dạy bởi những giảng viên đầu ngành, thành công trong nghề nghiệp.
Học chứng chỉ quản lý nhà hàng ở đâu?
Sinh viên trong tiết học thực hành.
Hiện nay trường trung cấp nghề Việt Giao đang đào tạo cấp chứng chỉ Quản lý nhà hàng với thời gian học 3 tháng bên cạnh các khóa ngắn hạn khác như Bếp Việt Nam, Bếp Âu - Á, Lễ tân...
Ngành học này cũng được đưa vào giảng dạy trong hệ trung cấp nghề chính quy các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Bếp và Ẩm thực, Hướng dẫn du lịch tuyển sinh khóa 24 (hạn chót nhận xét tuyển 29/3).
Thông tin chi tiết tại địa chỉ 193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, TP.HCM. ĐT (08) 3927.0278, 3834.9893, 0925.357.357, 0979.66.88.68.
Tư liệu: Trung cấp nghề Việt Giao
Theo Infonet
Nghề bartender hút bạn trẻ Làm nhân viên pha chế tại quầy bar đang là công việc cuốn hút với nhiều bạn trẻ. Những người theo nghề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết và lòng đam mê nghề nghiệp, dám chấp nhận thử thách để thành công. Chân dung bartender Bartender là danh từ để chỉ những người pha chế ở quầy bar. Một bartender điển...