Những nghề nào sắp bị thất sủng ở Việt Nam?
Những nghề nghiệp sử dụng sức lao động chủ yếu có nguy cơ bị thất sủng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
1. Nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng thường phải làm những công việc như đánh máy, nhập dữ liệu.. Họ được trả mức lương 800.000 – 1.200.000 /tháng (theo khung lương tại Việt Nam). Chính vì vậy, việc số lượng người làm nghề này sẽ giảm đã được dự báo từ rất lâu và hiện mức độ suy giảm ngày càng rõ rệt. Nguyên nhân “thất sủng” là sự ra đời của dòng máy tính thế hệ mới do Microsoft sản xuất, có khả năng chụp được văn bản qua màn hình, sau đó tự xử lý, căn lề, chọn kiểu chữ bằng một phần mềm quản lý hành chính được lập trình sẵn.
2. Thư ký văn phòng
Điện thoại di động, máy tính xách tay và các phần mềm quản lý đang dần thay thế tới mức hoàn hảo những thư ký hay trợ lý trong văn phòng của các doanh nhân. Chúng có khả năng lập kế hoạch làm việc, nhắc nhở giờ hẹn, quản lý cuộc điện thoại… Chúng làm việc nhiều và “nói” ít hơn bất kỳ một thư ký hay trợ lý nào, đồng thời hiệu quả công việc thì không phải bàn, dù chúng không hề mở miệng đòi hỏi sự tăng lương.
3. Thu ngân
Video đang HOT
Hiện các siêu thị lớn tại Mỹ như WalMart, Central Mart… đều đã sa thải hàng loạt nhân viên làm công việc thu ngân để thay thế bằng một hệ thống tính tiền hiện đại. Vẫn chỉ là chức năng tính tiền, thối tiền và in hóa đơn… Nhưng máy móc hiệu quả hơn con người ở chỗ không bao giờ tính nhầm hay tính sót dù chỉ một xu lẻ, đồng thời chúng đáng tin cậy hơn con người ở các khoản thu chi.
4. Trực điện thoại
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ viễn thông đã cho ra đời những chiếc máy trả lời tự động với giọng nói… trong trẻo không thua gì các phát thanh viên thứ thiệt. Ngoài khả năng tự trả lời, các máy này còn có thể nhận diện được tên của các vị lãnh đạo cấp cao, từ đó làm công việc chuyển điện thoại lên các phòng ban bằng một chương trình lập sẵn, chuyên nghiệp và nhanh chóng.
5. Nhân viên tư vấn du lịch
Hiện nay, khách du lịch ngày càng dựa vào Internet để chuẩn bị cho mình trước mỗi chuyến đi. Họ có thể xem trước phong cảnh, in bản đồ, đăng ký khách sạn, đặt vé máy bay và mua các trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi chỉ bằng những cái nhấp chuột giản đơn thay vì phó mặc cho các nhân viên tư vấn du lịch. Ngoài ra, du khách ngày nay thích khám phá hơn, có đủ điều kiện và trang thiết bị để tự đi một mình thay vì phải bó mình trong các tour cố định của các công ty du lịch. Do vậy, nghề này chắc chắn sẽ sút giảm nghiêm trọng trong tương lai, bất chấp những nỗ lực tự đổi mới mình.
6. Thợ lắp ráp linh kiện điện tử
Các nhà sản xuất muốn sản phẩm của mình ngày càng chính xác và đa dụng hơn. Và họ buộc phải chi tiền sắm thêm các thiết bị tự động, các dây chuyền lắp ráp tối tân để đảm bảo độ an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất. Nhân công bình thường dẫu quen tay tới đâu cũng phải chịu thua những công nghệ mới như vậy, nên họ mất việc dần cũng là điều dễ hiểu.
Theo Kiến Thức
ĐH Cần Thơ: Trên 3.400 thí sinh được xét tuyển thẳng
Theo tin từ Trường ĐH Cần Thơ vừa cho biết, nhà trường đã xét tuyển được 3.424 thí sinh đủ điều kiện được xét tuyển thẳng vào trường, trong số 3474 hồ sơ tham gia xét tuyển năm 2014.
Năm nay, có 3.474 hồ sơ xét tuyển thẳng của các thí sinh ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT năm 2014 tại các huyện được quy định trong quy chế tuyển sinh năm 2014 và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Cần Thơ.
Những thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng cụ thể như sau: Tỉnh An Giang: 1.797 thí sinh (huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, TX Tân Châu, TX Châu Đốc); tỉnh Bạc Liêu: 194 thí sinh (huyện Phước Long); tỉnh Bình Phước: 5 thí sinh (huyện Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đốp); tỉnh Đồng Tháp: 319 thí sinh (huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, TX Hồng Ngự); tỉnh Gia Lai: 6 thí sinh (huyện Ia Grai, KBang); tỉnh Hậu Giang: 421 thí sinh (huyện Long Mỹ); tỉnh Kiên Giang: 160 thí sinh (huyện Phú Quốc, Giang Thành, TX Hà Tiên), tỉnh Tiền Giang: 31 thí sinh (huyện Tân Phú Đông), tỉnh Long An: 185 thí sinh (huyện Thạnh Hóa, Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân Hưng), tỉnh Trà Vinh: 285 thí sinh (huyện Trà Cú); tỉnh Quảng Nam: 2 thí sinh (huyện Nam Giang); tỉnh Quãng Ngãi: 1 thí sinh (huyện Ba Tơ).
Thí sinh được xét tuyển thẳng phải học bổ sung kiến thức một năm theo chương trình đào tạo của Trường ĐH Cần Thơ. Sau một năm học bổ sung kiến thức học sinh phải đạt những điều kiện theo quy định của trường mới được vào học ĐH.
Nhà trường sẽ thu học phí bổ sung kiến thức một năm (có 2 học kỳ): Trường sẽ tổ chức học bổ sung kiến thức cho các thí sinh được xét tuyển thẳng 20 tín chỉ/học kỳ và thu theo từng học kỳ (183.000 đồng/tín chỉ x 20 tín chỉ = 3.660.000 đồng/học kỳ). Sau khi thí sinh được vào học chính thức bậc ĐH, trường sẽ thu học phí theo số tín chỉ sinh viên đăng ký trong từng học kỳ nhân với đơn mức học phí/tín chỉ theo ngành đào tạo và nhân thêm hệ số 1,5 (do đối tượng này không thuộc chỉ tiêu của GD&ĐT phân giao và không được Bộ GD&ĐT cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo).
Trường ĐH Cần Thơ sẽ gửi giấy báo nhập học đến thí sinh về Sở GD&ĐT các tỉnh để thí sinh nhận và nộp hồ sơ nhập học theo thời gian quy định.
Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thuộc các đối tượng sau được tuyển thẳng vào đại học hệ chính quy như sau:
Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo ngành đúng hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã tham gia tập huấn hoặc đoạt giải.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức, Trường sẽ xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh đoạt giải.
Thí sinh trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, Trường sẽ xem xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh... Thí sinh thuộc đối tượng tuyển thẳng được quy định tại điểm d được tuyển thẳng vào ngành Giáo dục thể chất, mã ngành 52140206. Thí sinh thuộc các mục c và mục e khi được tuyển thẳng vào học sẽ được Trường ĐHCT cấp học bổng học kỳ I và học kỳ II, năm học 2014-2015.
Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA GAMES), Cúp Đông Nam Á. (Những thí sinh đoạt giải các ngành thể dục thể thao, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày thi tuyển sinh vào trường.)
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Theo_VnMedia
Học phiên dịch có sợ thất nghiệp? Tiếng Anh hiện tại được quá nhiều người theo đuổi, có thể sẽ trở nên bão hòa và không còn được trọng dụng? Em học khá tốt Tiếng Anh và thích nghề phiên dịch nhưng em thấy số lượng người biết Tiếng Anh ngày càng nhiều. Liệu em sau này ra trường có tìm được việc làm đúng chuyên ngành không, và nếu...