Những nghề lạ, “dễ sống” ở Việt Nam
Nhắc đến những công việc như cào trứng sò huyết, bế lợn thuê, câu mực bằng cần tre khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì lạ lẫm. Thế nhưng, nhờ những nghề này mà nhiều người đã có khoản thu nhập đáng kể, để có thể đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình.
Cào trứng sò huyết
Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, mỗi ngày thu nhập trung bình 200.000 – 300.000 đồng, nhiều người sống khỏe nhờ nghề cào trứng sò huyết.
Cào trứng sò huyết chỉ cần dụng cụ đơn giản. (Ảnh: Nongnghiep)
Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân, đa phần là người Khơme sinh sống dọc theo đê biển thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ổn định nhờ nghề bán trứng sò huyết cho thương lái.
Vào những đợt cao điểm trúng mùa, mỗi ngày có đến hàng ngàn ngư dân bán trứng cho mấy chục thương lái đến từ các địa phương.
Chị Thạch Thị Hồng, ngụ ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu A làm nghề này đã 2 năm cho biết: “Công việc kéo dài khoảng 4 đến 5 tiếng kể từ khi nước chuẩn bị “ròng”, người lao động dùng dụng cụ cào cát lẫn trứng sò vào túi lưới mành, sau đó lựa trứng sò ra riêng và mang vào bờ bán lại cho người mua”.
Nói nghe dễ chứ theo chị thì cái khó nhất của nghề này là việc biết lựa chọn khoảng cát nào có nhiều trứng sò huyết nằm lẫn lộn trong đó, muốn vậy phải tự dò tìm hàng chục cây số theo bãi biển mới phát hiện được. Sau đó phải biết cách đưa chúng vào dụng cụ cào thật an toàn và phải bảo quản chúng chu đáo vào đến nơi bán.
Anh Thạch Thon, một ngư dân khá nổi tiếng về tay nghề bắt trứng sò huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm nói thêm: “Nói vậy chớ dân chúng tôi sống rất ổn định nhờ nghề này đó nghe. Bản thân tui mỗi ngày kiếm được 200.000 – 300.000 đồng, vô cao điểm tiền kiếm được còn nhiều hơn gấp bội”
Điều rất ngạc nhiên và có lẽ cũng không đâu có hình thức mua bán lạ thường như nghề bán trứng sò huyết, bởi lẽ bên mua và bán thỏa thuận giá cả chỉ bằng hình thức mua sô, mua mớ mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ cân đo trọng lượng, kích cỡ nào.
Anh Nguyễn Thái Học, kinh doanh nghề này đã trên 20 năm nói: “Tập quán mua bán đó có từ lâu rồi, thuận mua vừa bán, ngư dân bây giờ nắm chắc giá lắm, mình mua ép giá không được đâu”.
Câu mực bằng cần tre
Video đang HOT
Chỉ cần một chiếc thuyền máy, cần tre và mồi cao su sơn màu sặc sỡ, ngư dân ở quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) thu từ 1 đến 3,5 triệu đồng mỗi đêm ra khơi câu mực.
Làng câu mực nằm tại xã An Sơn, huyên Kiên Hải (Kiên Giang) – một xã thuộc quần đảo Nam Du. Ngoài câu mực bằng ánh sáng đèn, bóng mực, người dân tại đây còn dùng vỏ ốc để bắt bạch tuộc.
Mỗi đêm người dân thu được từ 1 đến 3,5 triệu. (Ảnh: Zing)
Đồ nghề câu mực của người dân ở đây khá đơn giản, chỉ gồm cần câu bằng tre, bộ lưỡi chùm, dây gân và miếng mồi làm bằng cao su sơn màu sặc sỡ để dụ mực cắn câu.
Ban đầu, tại Kiên Hải chỉ có vài chục thuyền câu mực nhưng đến nay, tổng số thuyền toàn huyện đảo đã lên tới 300 chiếc.
Chi phí cho nghề câu mực khá thấp. (Ảnh: Zing)
Chi phí cho nghề câu mực khá thấp. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng mua giàn câu, mồi thả, ngư dân có thể sử dụng trong cả tháng mới phải thay giàn mới. Ngoài ra, phương tiện chính cho nghề câu mực là tàu thuyền loại nhỏ, có công suất 20-30 mã lực cũng khá dễ tìm.
Theo lời ngư dân tại An Sơn, mùa mực năm nay, các thuyền câu trúng đậm. Mỗi ngày, các tàu câu cấp cho huyện đảo 10-20 tấn mực tươi, đáp ứng đủ nguồn để bán trong nước và chế biến xuất khẩu.
Bế lợn thuê
Không ngại bẩn, mưa nắng hay nặng nhọc, những người phụ nữ thôn quê vẫn cần mẫn làm nghề bồng (bế) heo thuê tại chợ Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Đây được xem là cái nghề nghề độc nhất vô nhị ở Việt Nam và đem lại nguồn thu nhập cho nhiều phụ nữ nơi đây.
Nghề bế lợn thuê – nghề độc nhất vô nhị tại Việt Nam. (Ảnh: Tiền phong)
Được biết, nghề này xuất hiện là do mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Chính vì thế, chỉ có cách thuê người “bồng heo” để cân và khiêng heo cho khách là dễ dàng và thuận lợi nhất.
Việc kiếm đồng tiền từ việc bồng heo thuê rất khó khăn. Họ phải đánh đổi bằng mồ hôi, giọt nước mắt và công sức để kiếm tiền mưu sinh. Bồng mỗi con heo chỉ được trả công 500 – 1.000 đồng. Tiền công mà họ làm ra mỗi ngày tuy ít nhưng thật giá trị vì góp phần duy trì cuộc sống gia đình họ.
Nghề bế lợn thuê cần sự yêu nghề và nhẫn nại. (Ảnh: Tiền phong)
Người làm nghề bồng heo đòi hỏi phải có sự yêu nghề và nhẫn nại. Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với heo.
Ở chợ heo Bà Rén, thương lái thường chọn những phụ nữ khỏe mạnh, nhanh nhẹn rồi bảo các chị bồng heo lên cân. Sau khi có kết quả, họ trừ đi trọng lượng cơ thể của người, còn lại là trọng lượng thực tế của con heo.
Cô Nguyễn Thị Yến (ở Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự: “Cái nghề ni khó khăn lắm chú ơi. Đôi khi mình bồng heo còn dính phân nữa kia, nhớp nháp, bẩn thỉu lắm. Nhưng chúng tôi vẫn làm vì miếng cơm manh áo, với lại cũng quen rồi. Bồng mà không chắc, sơ xảy là heo chạy mất chứ không giỡn chơi. Mà mất thì tiền mô mà đền”. Giọng Quảng chân chất của cô Yến vang lên, rõ mồn một giữa phiên chợ.
Theo ĐB
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Bị cáo Thành kháng cáo kêu oan
Bị cáo bị phạt mức án cao nhất trong cấp sơ thẩm đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra làm rõ hành vi của những người đã đánh chết anh Kiều nhưng không nhận tội.
Chiều 10/4, gia đình anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), nạn nhân bị năm công an đánh chết, đã đến TAND TP Tuy Hòa nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng nộp đơn kháng cáo kêu oan.
Đơn kháng cáo do chị Võ Thị Tâm (29 tuổi, vợ anh Kiều)- đại diện hợp pháp của bị hại ký tên, đã kháng cáo toàn bộ nội dung bản án hình sự sơ thẩm ngày 26/3 của TAND TP Tuy Hòa, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án.
Chị Võ Thị Tâm (vợ anh Kiều, bên trái) cùng chị Ngô Thị Tuyết (chị anh Kiều) đến TAND TP Tuy Hòa nộp đơn kháng cáo chiều 10/4.
Kháng cáo đề nghị khởi tố thêm phó công an TP Tuy Hòa
Về trách nhiệm hình sự, đơn kháng cáo đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa tội dùng nhục hình với vai trò đồng phạm cùng các bị cáo. "Trong suốt thời gian từ 8h đến 14h ngày 13/5/2012, ông Lê Đức Hoàn đều có mặt tại trụ sở Công an TP Tuy Hòa, trực tiếp phân công Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Phú Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) lấy lời khai chồng tôi.
Ông Lê Đức Hoàn thường xuyên ra vào phòng hỏi cung chồng tôi và thấy các cán bộ dưới quyền đánh chồng tôi nhưng không ngăn cản, có nghĩa là ông Hoàn đã đồng ý cho các cán bộ dưới quyền đánh chồng tôi nên ông này là đồng phạm tội dùng nhục hình cùng các bị cáo khác"- chị Tâm viết trong đơn kháng cáo.
Gia đình bị hại cũng đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn tội bắt người trái pháp luật vì là người đã ra lệnh cho cán bộ cấp dưới đến nhà còng tay, bắt anh Ngô Thanh Kiều lúc 3h ngày 13/5/2012."Việc bắt chồng tôi là hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật vì chồng tôi là một công dân bình thường, không thuộc trường hợp bắt người khẩn cấp hay phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Hơn nữa, việc bắt chồng tôi không có lệnh, không có biên bản bắt người, bắt người vào ban đêm...", đơn kháng cáo của chị Tâm phân tích.
Gia đình bị hại cũng đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vì ông này là phó Công an TP Tuy Hòa đồng thời là trưởng ban chuyên án 312T vì cho rằng ông này là người trực tiếp ra lệnh cho cán bộ cấp dưới bắt anh Kiều trái pháp luật, rồi để cho cán bộ cấp dưới dùng dùi cui đánh chết anh Kiều.
Đơn kháng cáo cũng đề nghị giám định lại thương tích của anh Kiều ở vùng bụng và vùng ngực. "Khi chứng kiến mổ tử thi, tôi thấy vùng bụng chồng tôi bị dập nhiều khúc ruột. Ở vùng ngực, tim, gan, phổi, lá lách đều dập hết. Tôi yêu cầu làm rõ những ai đã gây ra những thương tích này", chị Tâm viết trong đơn kháng cáo.
Về trách nhiệm dân sự, gia đình bị hại đề nghị tòa phúc thẩm căn cứ Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước để bồi thường cho gia đình nạn nhân vì cho rằng đây là trường hợp oan sai trong hoạt động điều tra.
Kiên quyết không bãi nại vì không muốn có thêm người bị hại
Theo chị Ngô Thị Tuyết (chị ruột anh Kiều), ngay sau phiên tòa sơ thẩm, gia đình bốn bị cáo Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, đều là cán bộ Công an TP Tuy Hòa) đã mang 42 triệu đồng đến xin khắc phục thêm cho gia đình anh Kiều và xin người thân nạn nhân viết giấy bãi nại. Trong đó, mỗi gia đình các bị cáo Quyền, Mẫn đưa 20 triệu đồng, mỗi gia đình các bị cáo Quang, Huy đưa 1 triệu đồng. "Chúng tôi ghi nhận sự khắc phục của họ, gia đình tôi kiên quyết không làm giấy bãi nại vì vụ án còn quá nhiều điều khúc mắc chưa được làm sáng tỏ. Mặt khác, chúng tôi muốn luật pháp xử nghiêm minh vụ án này để sau này công an không còn đánh đập người dân, không còn ai phải chết oan", chị Tuyết nói.
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành kháng cáo kêu oan
Cũng trong chiều 10/4, ông Nguyễn Văn Thân (cha của bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) cho biết Thành đã gửi đơn kháng án kêu oan vì cho rằng mình không đánh anh Kiều nên vô tội. Bị cáo Thành đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra làm rõ hành vi của những người đã đánh chết anh Kiều nhưng không nhận tội.
Tại phiên tòa diễn ra từ 26/3 đến 3/4, TAND TP Tuy Hòa đã tuyên phạt Nguyễn Thân Thảo Thành Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 5 năm tù; Nguyễn Minh Quyền hai năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 18 tháng tù, Nguyễn Tấn Quang 15 tháng tù cho hưởng án treo, Đỗ Như Huy 12 tháng tù cho hưởng án treo. Các bị cáo cùng phạm tội dùng nhục hình. Về dân sự, tòa buộc các bị cáo bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại gần 100 triệu đồng, buộc Công an TP Tuy Hòa phải cấp dưỡng nuôi hai con anh Kiều mỗi tháng 575.000 đồng/cháu.
Theo Pháp luật TPHCM
Ôm mộng đại gia, mua mỗi ngày 1.000 tờ vé số Quá túng thiếu bởi gánh nặng đông con, ông Đạt phải cầm cố tất cả 20 công đất. Cuộc đời ông cứ trôi đi khốn cùng như vậy cho tới ngày trúng giải xổ số đặc biệt trị giá 1,5 tỷ. Nhưng thay vì dùng tiền trúng số chuộc lại ruộng đất, ông lao vào những thú vui và mua vé số hàng...