Những nghề kiếm trăm triệu đồng/tháng nhờ vỉa hè trong mùa đông
Không cần vốn khủng mà lúc nào cũng đắt khách dù chỉ cần làm việc 4 – 5 tiếng/ngày là lợi thế đủ để những người làm nghề thời vụ đặc trưng của mùa đông “hốt” bạc triệu mỗi ngày nhờ vào vỉa hè.
Bán đồ ăn đêm thu trăm triệu/tháng
Một dãy những quán nhậu đêm đông khách tới nỗi ngồi tràn ra cả lòng đường. (Ảnh: Hồng Vân)
Vào mùa đông, những con phố chuyên bán đồ nhậu, lẩu, nướng như Nam Đồng, Phùng Hưng, Tống Duy Tân,… luôn tất bật khách ra vào, hầu như quán nào cũng kín khách ngồi từ trong nhà đến ngoài vỉa hè.
Cô Yến, chủ một quán nhậu trên đường Đặng Văn Ngữ cho biết: “Quán nhậu của tôi về mùa đông thì đắt khách hơn hẳn, dù trời rét nhưng mọi người thích ngồi lai rai đến tận đêm muộn và thích ngồi ngoài vỉa hè hơn để thưởng thức cái lạnh mùa đông miền Bắc”.
Chia sẻ với phóng viên, cô Yến cho biết vào mùa hè, mỗi tháng cô thu được khoảng 50 – 60 triệu đồng/tháng, tuy nhiên vào mùa đông, do nhu cầu ăn đồ lẩu, nướng cao hơn hẳn nên mỗi tháng cô thu về khoảng hơn 120 triệu đồng.
Bên cạnh đó, có những người chỉ bán gánh đồ ăn rong trong khoảng từ 12h đêm đến 4h sáng trên vỉa hè cũng có thu nhập khủng.
Cụ thể, nhiều người bán bún riêu, phở gánh, phở bò sốt vang,… về đêm trên những con phố cổ cho biết tuy bán hàng trong khoảng thời gian đặc biệt, không giống với những quán ăn thông thường nhưng khách hàng của họ vẫn đông và thường phải xếp hàng để chờ đến lượt.
Khách hàng của những gánh hàng rong đặc biệt này thường ngồi ghế nhựa và thậm chí không có bàn nên khách phải bê bát trong suốt lúc ăn.
Về giá cả, mỗi bát bún, phở, cháo, xôi,… dao động trong khoảng 50.000 – 90.000 đồng/bát. Nên dù chỉ cần bán hàng trong khoảng 3 – 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, trung bình chủ quán cũng thu được trên dưới chục triệu/ngày.
Bên cạnh những gánh bán bún, phở thì quán bánh mì dân tổ nằm ở ngã ba Cao Thắng, bán hàng từ 3 – 7 giờ sáng cũng là một quán đắt khách.
Theo bạn Hằng, khách quen tại quán này cho biết: “Bánh mì ở đây có lớp vỏ giòn, nhân thịt đầy đặn, giá cũng bình dân. Ăn trong đêm khi còn nóng hổi là hết ý nên mình hay qua đây ăn”.
Một ổ bánh mì tại đây có giá bình dân khoảng 20.000 – 30.000 đồng. Khách ngồi thưởng thức bánh mì ngay trên vỉa hè, vừa ăn bánh vừa nhâm nhi trà đá và hít thở không khí lành lạnh của đêm khuya, sáng sớm.
“Chạy” shipper kiếm hơn 20 triệu/tháng
Giao đồ ăn và mỹ phẩm, quần áo luôn là lựa chọn ưu tiên của các shipper.
Khi mua bán hàng trên mạng ngày càng được ưa chuộng thì nghề shipper luôn đắt khách, nhất là khi thời tiết khắc nghiệt như trong mùa đông.
Video đang HOT
Chị Thanh Hằng, chủ một cửa hàng bán quần áo và mỹ phẩm trên phố Bùi Thị Xuân cho biết: “Mỗi ngày tôi phải gọi ship đến hơn 50 đơn hàng, nhất là trong mùa đông vì khách hàng ngại ra đường mua sắm mà chỉ thích ở nhà, ở cơ quan mua đồ qua mạng. Có ngày số đơn hàng của cửa hàng tôi lên đến hơn 100 đơn”.
Chia sẻ với phóng viên, nhiều chủ cửa hàng thời trang, đồ ăn cũng nói rằng họ đều có những ship “ruột” hoặc những mối ship quen biết để đảm bảo giao hàng đúng giờ cho khách và không quỵt tiền hàng.
Anh Việt Anh, một người hành nghề shipper 7 năm nay chia sẻ: “Mỗi ngày tôi chỉ làm từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 22 triệu đồng. Nếu chăm chỉ thì còn kiếm nhiều hơn nữa vì nghề này làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu”.
Được biết, anh Việt Anh làm cho một đầu mối nhận ship hàng trong khu vực nội thành Hà Nội. Mỗi ngày anh sẽ được chủ sắp xếp tuyến ship thuận tiện nhất và phải trả cho mối này 20% số tiền anh nhận được trong ngày.
Nhiều shipper làm tự do khác cho biết với mỗi đơn, họ nhận được trung bình khoảng 30.000 – 50.000 đồng, nếu biết sắp xếp thì có thể chạy hàng chục đơn hàng mỗi ngày, thu về khoảng 500.000 đồng/ngày.
Tuy nhiên, theo nhiều chủ cửa hàng bán đồ tươi sống, mức thu nhập này không còn hấp dẫn khi nhiều shipper chê mặt hàng này gặp nhiều rủi ro khi ship, trong khi nếu giao hàng mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn còn kiếm hơn nhiều mà không có rủi ro gì.
Vốn bỏ ra cho nghề này cũng không cao, chỉ tốn phí đổ xăng và bảo dưỡng xe cùng với sự tính toán cung đường hợp lý. Anh Việt Anh chia sẻ thêm rằng nếu làm ăn trung thực và nhiệt tình thì còn được nhận thêm tiền bo của khách thường xuyên.
Ngô, hạt dẻ, mực nướng 1 vốn 10 lời
Một quán ngô, khoai nướng thu khoảng 200.000 – 400.000 đồng/ngày. (Ảnh: Hồng Vân)
Mùa đông Hà Nội và vỉa hè là những điều làm các món ăn vặt giản dị như ngô, khoai, hạt dẻ, mực nướng “lên ngôi”. Vì vậy, không khó để có thể tìm một quán trên vỉa hè bán những loại đồ ăn này để sà vào vừa sưởi ấm, vừa nhấm nháp chút ấm nóng trong cái rét ngọt của mùa đông miền Bắc.
Theo đó, những quán này thường mở từ 7h tối đến 1h đêm. Vốn phải bỏ ra cũng không có gì nhiều, chỉ cần một chiếc bếp quạt than hoa, dăm chiếc ghế nhựa, một chỗ ngồi rộng thoáng trên vỉa hè và một mối nhập ngô, khoai rẻ. Có lẽ cũng chính vì vậy mà đây là nghề thời vụ được nhiều người chọn nhất trong mùa đông.
Nhiều bạn trẻ, sinh viên chia sẻ đã theo nghề này được vài mùa đông với thu nhập khá ổn nên mùa đông năm nay cũng vẫn sẽ tiếp tục “bám” nghề.
Bạn Linh, sinh viên vừa tốt nghiệp một trường đại học tại Hà Nội cho biết: “Mình bỏ vốn cho nghề này chỉ khoảng 300.000 – 400.000 đồng mà thu lãi khá ổn. Nếu hôm nào bán hàng có duyên thì cũng được 200.000 – 400.000 đồng chưa trừ vốn. Nếu chăm chỉ ngày nào cũng bán thì một tháng cũng thu được khoảng 6 – 9 triệu đồng”.
Những người bán mặt hàng này tiết lộ, ngô, khoai nướng là loại ăn lãi nhiều hơn cả.
“Mỗi củ khoai tôi bán khoảng 15.000 – 30.000 đồng tùy kích cỡ trong khi giá gốc là 15.000 đồng/kg. Còn ngô nướng có giá 10.000 đồng/bắp mà giá nhập chỉ 3.000 đồng/bắp nếu biết chọn mối rẻ mà vẫn ngon”, anh Hiệp, chủ một quán bán ngô, khoai nướng trên phố Hàng Chiếu chia sẻ.
Bên cạnh đó, những người bán mực, cá chỉ vàng nướng đi rong cũng thu bộn tiền mỗi đêm với đồ nghề không thể đơn giản hơn: một chiếc bếp than hoa xách tay cùng chiếc quạt nan.
Chỉ với chiếc bếp than hoa nhỏ cùng chiếc quạt nan, mỗi tối, những người bán mực nướng thu về 4 – 6 triệu đồng. (Ảnh: Hồng Vân)
Mỗi tối, những người này đi dọc những tuyến phố cổ, nhất là những tuyến phố tụ tập nhiều hàng nhậu, quán trà đá vỉa hè, những tuyến phố tây, phố đi bộ,… để mời chào khách.
Vì giá của loại hàng này cao hơn ngô, khoai, hạt dẻ nướng nên lượng khách hàng cũng ít hơn nhưng không vì thế mà thu lãi ít hơn. Theo chia sẻ của cô Thu, người chuyên bán mực, cá chỉ vàng rong khu phố Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, mỗi tối cô bắt đầu xách bếp từ 8h đến 12 giờ đêm, ngày nào đắt hàng thì cô cũng bán được khoảng 20 – 30 con mực với giá 200.000 đồng/con, thu về 4 – 6 triệu đồng chưa trừ vốn.
“Nghề này vào đông kiếm lắm, càng rét thì người ta càng mua nhiều. Kiếm nhất là những khách ngồi vỉa hè, mình nướng mực rồi quạt thì mùi thơm bay cả phố nên khách cứ thay nhau mua, có khi mực khô mang đi cũng không đủ để bán, tôi phải về nhà lấy thêm”, cô Thu nói.
Tựu chung, dù đã ra quân từ tháng 3 năm nay cho chiến dịch dọn dẹp vỉa hè, tuy nhiên đến nay, rất nhiều hàng quán lại bày bán nhộn nhịp, thậm chí tràn ra cả lòng đường.
Cụ thể, ngay sau khi chiến dịch này có vẻ hơi lắng xuống, rất nhiều đường phố, vỉa hè từ trung tâm đến lân cận dần bị chiếm lại một cách không thương tiếc. Người dân vẫn thản nhiên bày bán hàng hóa, bàn ăn, xe cộ,… ra vỉa hè, lòng đường khiến chiến dịch dọn dẹp vỉa hè cho người đi bộ “thất thủ”.
Điều này cho thấy, chiến dịch dọn dẹp vỉa hè chưa mang lại tác động về lâu dài, chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa” mà thôi vì đuổi thì chạy, chạy xong lại… bày bán tiếp như chưa có chuyện gì xảy ra.
Theo Hồng Vân (Dân Trí)
Chợ "độc" gần nửa thế kỷ chỉ bán một mặt hàng vào lúc nửa đêm ở SG
Gần nửa thế kỷ qua, cứ đến giữa đêm phiên chợ ở giữa Sài Gòn lại nhộn nhịp hoạt động với hàng tấn hàng từ các tỉnh miền Tây đổ về và được tiểu thương phân loại đem bỏ mối khắp thành phố.
Gọi là chợ nhưng thực chất hàng hóa và cảnh buôn bán đều diễn ra trên vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám (đoạn từ đường Hòa Hưng đến ngã ba ông Tạ, quận 3, TP.HCM). Khi cả phố phường đã chìm sâu vào giấc ngủ, chợ "độc" nhất một mặt hàng là cua lại hoạt động nhộn nhịp
Theo các tiểu thương, cua được xe tải chở từ các tỉnh miền Tây về đây. Chợ hoạt động lúc 2 giờ sáng và nhộn nhịp hơn là tầm gần 4 giờ. Người đến mua cũng thường là "mối quen", cua chủ yếu bán sỉ
Đa số cua được vận chuyển từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,... Mỗi đêm chợ tiếp nhận cả tấn cua đồng
"Tôi không biết chợ cua hình thành từ lúc nào nhưng từ những năm trước giải phóng mẹ tôi đã bán ở đây. Ban đầu chỉ có vài người bán nhưng càng về sau các món ăn từ cua đồng phát triển nên hình thành ngôi chợ và trở thành điểm bỏ mối cua khắp thành phố", bà Mỹ người bán cua tại đây cho biết
Mỗi bao cua nặng 20 kg. Tùy theo nhu cầu của mỗi vựa mà mỗi đêm có thể lấy vài bao cua đến vài chục bao
Khi cua đồng được chở đến giao, các chủ tiểu thương nhanh chóng đổ cua ra thau để phân loại cua sống, cua yếu, cua chết
"Xe tải chở đến giao cua, người ít thì trên chục bao người nhiều thì vài chục bao nên phải phân loại cua thật nhanh để kịp giao đến các đầu mối và phải trả mặt bằng, dọn dẹp vệ sinh trước khi trời sáng", thanh niên lựa cua tại chợ cho biết
Sau khi phân loại, cua sống được cho vào túi lưới để đi giao cho khách. Nhiều đầu mối cũng tự tìm đến điểm bán cua đồng này để mua cua về bán lại ở các chợ. Một số cua sống được bỏ mối tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố.
Những con cua yếu, gãy càng được lựa bỏ riêng rồi làm sạch tại chỗ để những người bán quán ăn nhỏ, quán bún riêu đến mua. Cua sống giá khoảng 40.000 đồng/kg, cua yếu sau khi qua sơ chế tầm 30.000 đồng/kg
Riêng những con cua chết hay phần mai, yếm và càng cua được bán cho những người chăn nuôi gia súc, gia cầm mua về xay nhuyễn làm thức ăn
Khoảng hơn 4 giờ sáng chợ cũng bớt nhộn nhịp trở lại, tiểu thương dọn dẹp hàng hóa, vệ sinh khu vực buôn bán. Cua từ đây được chuyển đi giao cho các mối khắp thành phố.
Theo Danviet
Người Hà Nội đốt lửa sưởi ấm trong đêm rét nhất từ đầu mùa đông Không khí lạnh tăng cường liên tục đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội, trong đêm 23/11 nhiệt độ tụt xuống chỉ còn 13 độ C khiến nhiều người phải đốt lửa để sưởi ấm. Trong đêm 23/11, thời tiết tại Hà Nội trở rét đậm, nhiệt độ ngoài trời giảm sâu xuống chỉ còn...