Những ngày Tết dầu đã qua nhưng vẫn đầy cam go của vợ khi chồng đi vắng
Vừa được nghỉ Tết, cô cầm lương thưởng, hớn hở rủ mẹ chồng đi sắm Tết. Thế nhưng nào ngờ bà đã có người khác tháp tùng đi chợ hoa và sắm Tết mà chẳng cần đến cô.
“Ngoan, ở nhà ăn Tết với bố mẹ vui nhé, chẳng mấy mà anh được về thôi!”, nghe giọng chồng qua video call, Thương bật khóc nức nở ngon lành. Mới cưới đã xa nhau, bây giờ cô còn phải đón Tết ở nhà chồng mà không có chồng bên cạnh!
Thương và Đạt cưới vào tháng 10 thì tháng 12 anh nhận quyết định của công ty cử đi học tập nâng cao ở nước ngoài, thời gian 6 tháng. Cơ hội để nâng cao chuyên môn, rất có lợi cho sự nghiệp sau này, thời gian lại chỉ có nửa năm chứ không phải vài năm đằng đẵng, anh không muốn bỏ lỡ, mà Thương cũng ủng hộ chồng hết lòng.
Vừa qua Tết Dương lịch, Đạt xách hành lí lên đường. Những ngày tháng vắng nhà ở cùng bố mẹ chồng, tuy buồn và nhớ anh nhưng Thương luôn tự an ủi mình anh sớm trở về thôi.
Càng gần cuối năm Âm lịch, không khí Tết đã rộn ràng khắp phố phường. Lòng cô lại đau đáu về chồng nơi phương xa, thương anh, cũng tủi thân cho chính mình. Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng lại không có chồng bên cạnh.
Vừa được nghỉ Tết, cô cầm lương thưởng, hớn hở rủ mẹ chồng đi sắm Tết. Bố mẹ anh cũng là bố mẹ cô, dù anh vắng nhà, nhưng cô cũng không được coi nhẹ. Song mẹ chồng đã có người khác tháp tùng đi chợ hoa và sắm Tết, mà chẳng cần đến cô. Người đó không ai khác chính là bạn gái cũ của Đạt! Lúc biết được việc đó, cô bất ngờ và buồn bã vô cùng. Hồi cô và Đạt cưới nhau, mẹ chồng vốn không ưng cô cho lắm. Về sống chung, bà đối xử với cô không mặn không nhạt, cô vốn định bụng dịp Tết này tranh thủ ghi điểm với bà…
“Mẹ đi với cái Hường nhưng không sắm Tết gì đâu, đi chơi với mua vài bộ đồ thôi. Vì thế, con cứ liệu liệu mà sắm theo ý mình nhé. Mẹ già rồi, mấy việc này để dành cho tụi phụ nữ trẻ bọn con tập làm dần…”, mẹ chồng nhẹ nhàng nói với Thương. Dù thái độ bà ôn hòa, nhã nhặn, nhưng không giấu được sự xa cách đối với cô.
Lỉnh kỉnh mãi rồi cũng sắm Tết xong, Thương lại lao vào dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, cuối cùng cũng có thể coi như không đến nỗi nào, còn nhận được lời khen của bố chồng.
Video đang HOT
Mùng 1 Thương ở nhà cùng bố mẹ chồng đón tiếp khách khứa, sang mùng 2 cô xin phép ông bà về bên ngoại chúc Tết. Mẹ chồng Thương liếc cô bảo: “Ăn trưa xong bên đấy con về nhà ngay nhé, chiều mẹ có khách tới chơi, cần con giúp đỡ”. Thương gượng gạo “vâng” một tiếng. Cô biết nhà chồng cô đâu có nhiều khách khứa, không biết vị khách đó quan trọng thế nào khiến bà không nỡ cho con dâu ở lại nhà đẻ cho trọn 1 ngày, khi mà cả năm mới có một dịp Tết…
Trưa mùng 2 ở nhà ngoại về, Thương sững sờ khi thấy Hường đang cùng mẹ chồng trò chuyện rôm rả trong nhà. Cô gượng cười chào hỏi cô nàng, mẹ chồng cô mỉm cười giới thiệu 2 người với nhau. Dẫu ai cũng biết mối quan hệ trước đây của Hường và Đạt, nhưng mẹ chồng nhất quyết không nói ra miệng. Bà chỉ nói Hường là khách quý của bà, bà coi cô nàng như con gái, khen ngợi cô nàng hết lời nọ kia. Ý bà muốn phủi sạch thân phận nhạy cảm của Hường, muốn cho cô nàng một tư cách khác xuất hiện đường hoàng trong nhà này, để Thương không bắt bẻ được gì.
“Con đi chuẩn bị cho mẹ mâm cơm, tối nay Hường ở lại đây ăn bữa tối. Bố con đi chúc Tết không về đâu, nấu nướng vừa đủ 3 người ăn thôi, nhưng làm mấy món lạ miệng chút”, mẹ chồng “hiền dịu” dặn dò con dâu mình là Thương. Thương nào nói được gì, nhà có khách đến, mẹ chồng bảo con dâu đi chuẩn bị cơm nước thật rất đỗi bình thường.
Ở trong bếp nấu nướng mà Thương rơm rớm nước mắt. Những tiếng cười đùa vui vẻ từ nhà trên vọng xuống như những tiếng chát chút dội vào lòng cô. Thi thoảng mẹ chồng lại đảo qua, dịu dàng nhắc nhở cô: “Cái Hường nó thích món X, món Y… con làm cho nó ăn nhé!”. Lời mẹ chồng cô đâu thể cãi? Cơ bản bà đã lo toan mọi cái cớ đâu ra đấy, thái độ đối với cô lại luôn nhẹ nhàng, ôn tồn, cô có thể trách bà ở điểm nào?
Ảnh minh họa
Ngồi trong bàn ăn, mẹ chồng và Hường rất tình cảm gắp cho nhau các món rồi bàn luận rôm rả đủ mọi chuyện. Cô biết mẹ chồng quý Hường, nhưng đâu có nghĩa bà cần phải làm thế này, cố tình trưng ra trước mặt cô, hay nói theo ý xấu thì bà và Hường đang cố tình chọc tức cô cũng nên.
Ăn tối xong, mẹ chồng và Hường vui vẻ ngồi ăn hoa quả, xem ti vi, mình Thương lụi cụi dọn dẹp. Hường là khách thì ai dám bảo cô nàng phụ giúp. Đến mãi khuya, Hường mới lưu luyến chào tạm biệt mẹ chồng Thương ra về.
Sáng sớm hôm sau, Thương nghe tiếng chuông cửa, ra mở thì ngỡ ngàng khi nhìn thấy Hường. Cô nàng cười tươi đầy thoải mái, xách túi lớn túi bé đồ vào biếu mẹ chồng Thương. Bà đón tiếp “khách quý” nồng hậu rồi quay sang dặn con dâu: “Con đi chuẩn bị cơm nước, trưa nay Hường ở lại ăn cơm với mẹ con mình. À, lát nữa mẹ gọi thêm mấy bà bạn tới nữa, con cứ nấu cho khoảng 6 người ăn nhé!”.
Lúc sau, 3 bác là bạn của mẹ chồng Thương tới, 4 người ngồi quây quần chơi bài, Hường ngồi cạnh mẹ chồng vô cùng tình cảm. Ai nhìn vào đều nghĩ Hường mới là con dâu bà, con Thương ư, chắc là ô sin trong nhà. Lủi thủi trong bếp, Thương không kìm được bật khóc nức nở. Chuyện ngày hôm qua, cô không dám nói với chồng, sợ anh lo nghĩ. Tối 2 vợ chồng nói chuyện, cô cố tỏ ra vui vẻ như không. Cứ nghĩ một màn hôm qua thế là xong, nào ngờ hôm nay mẹ chồng còn cho cô một bất ngờ lớn hơn nữa.
Cả ngày hôm ấy, thêm ngày hôm sau mùng 4, mẹ chồng đều mời bạn về nhà chơi cả ngày, tất nhiên không thể thiếu Hường. Thương phục vụ cơm nước mọi người 2 bữa đầy đủ, sau lại dọn dẹp, trà nước. Lúc khách về hết, cô xong xuôi công việc, lên phòng cũng gần 10 giờ tối. Hết Tết rồi mà cô chẳng được đi chơi bạn bè, đồng nghiệp, hay chúc Tết được họ hàng. Tối mùng 4, mẹ chồng tốt bụng bảo cô: “Ngày mai con không cần ở nhà nữa, cái Hường đưa mẹ đi lễ chùa, nên con đi chúc Tết ai thì đi!”.
Trong lòng Thương nặng nề như đeo đá tảng. Trải qua mấy ngày Tết “cam go” khi mà chồng vắng nhà, còn mẹ chồng thì hết lòng nâng đỡ “địch”, cô có một dự cảm chẳng lành. Rằng mọi chuyện mới chỉ là bắt đầu, mẹ chồng cô và Hường nhất định không chỉ dừng lại ở những việc này. Sắp tới, nhất là khi Đạt về nước, sẽ còn những chuyện gì đón chờ cô đây?
Theo Afamily
Mừng tuổi mẹ chồng 300 nghìn, tôi bị cả nhà chồng lườm nguýt
Suốt từ mùng 1 Tết, sau khi mừng tuổi mẹ chồng 300 nghìn, tôi cảm nhận rõ mọi người trong nhà chồng xì xầm về mình. Mẹ chồng khó chịu, em gái chồng lườm nguýt.
Tôi lấy chồng đã được 3 năm nay. Tôi và chồng tôi cùng quê ở Nghệ An, cùng ra Hà Nội học tập và lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Chính vì vậy mà tôi biết quý trọng đồng tiền như thế nào.
Sau khi tốt nghiệp và đi làm 4 năm, vợ chồng tôi quyết định mở công ty riêng. Công ty làm về truyền thông quảng cáo, đúng vào thời điểm nhiều doanh nghiệp chú trọng quảng bá thương hiệu nên 2 năm đầu, công ty của vợ chồng tôi khá "ăn nên làm ra".
Sau 1 năm mở công ty, vợ chồng tôi mua ô tô để tiện làm ăn và đi lại. Ở quê, mọi người thấy vợ chồng tôi mở công ty lại mua xe hơi nên ai cũng nghĩ kiếm được nhiều lắm. Nhưng họ đâu có biết, vợ chồng tôi phải vất vả như thế nào khi xây dựng cơ nghiệp với hai bàn tay trắng. Họ hàng nội ngoại hai bên đều nghèo nên chẳng giúp được gì.
Ảnh minh họa
Hàng tháng, chúng tôi có thể kiếm về cả trăm triệu nhưng trừ chi phí trả nhân viên, tiền thuê văn phòng còn lại chẳng được bao nhiêu.
Tết đến là nỗi ám ảnh của bất cứ ông chủ nào khi phải lo tiền lương, tiền thưởng Tết cho nhân viên và với tôi, nỗi lo đó nhân lên gấp đôi khi về quê, từ bố mẹ chồng đến các em chồng, ai cũng xin tiền vì nghĩ chúng tôi kiếm ra tiền.
Năm nay, vợ chồng tôi làm ăn không thuận lợi lắm. Tết đến, tôi còn phải chạy đi thu hồi vốn và vay mượn ngân hàng để trả tiền công cho nhân viên, tiền phong bao biếu đối tác.
Vì vậy mà về quê, tôi chỉ đưa 5 triệu đồng để gửi mẹ chồng mua sắm Tết.
Đêm giao thừa, như thông lệ hằng năm, sau khi cả nhà phá cỗ, tôi mang phong bao đỏ lì xì mọi người trong gia đình.
Từ bố mẹ chồng đến anh chị em, các cháu chắt trong nhà cũng phải gần 20 cái phong bao đỏ. Mỗi cái tôi đều để 200 nghìn để lấy hên cho mọi người. Riêng bố mẹ chồng tôi để 300 nghìn (6 tờ 50 nghìn). Vậy là cũng mất thêm 5 triệu đồng cho tiền lì xì cả gia đình nhà chồng rồi.
Bất ngờ, sáng hôm sau ngủ dậy, vừa ra ngoài sân, tôi đã thấy mẹ chồng, em chồng và các cháu chồng đang xúm xít lại nói chuyện gì đó. Rồi nhìn thấy tôi, họ quay mặt đi không nói câu gì.
Mẹ chồng, em chồng vẫn kịp đánh mắt lườm tôi tỏ vẻ khó chịu. Xuống bếp, đứa cháu con em chồng ghé tai tôi bảo: "Bà ngoại chê bác mừng tuổi ít quá đó". Nghe thấy thế, tôi bất ngờ và buồn vô cùng.
Không ngờ, chỉ vì mừng tuổi mẹ chồng 300 nghìn mà tôi bị cả nhà chồng "tẩy chay". Họ đâu biết, tôi phải đi vay mượn ngân hàng để có tiền mừng tuổi cho cả nhà.
Theo Afamily
Cách ghi điểm trong mắt nhà chồng ngày tết Không chỉ những cô dâu mới về nhà chồng mà ngay cả những người đã lấy chồng lâu năm thì cũng luôn có một vấn đề mỗi dịp Tết đó là làm cách nào để có thể ghi điểm trong mắt nhà chồng. Mỗi khi Tết đến bất cứ cô gái nào đi làm dâu đều cảm thấy vô cùng áp lực, cho...