Những ngày ở nhà trong mùa dịch anh chồng nhận ra bao chân lý từ vợ mình và hầu như phụ nữ nào cũng thấy ít nhất hơn 1 lần đã “nếm thử”
Tôi sai rồi, nhờ những ngày tạm nghỉ ở nhà mà tôi nhận ra tôi quá sai rồi.
Vài ngày trước, tôi thấy một bài báo nói rằng điều thực sự khiến cuộc hôn nhân tan vỡ không phải là giọt nước mắt bên ngoài mà là sự cô đơn bên trong. Vợ tôi cũng từng nói: “Phụ nữ ấy mà, thông minh mấy yêu vào cũng ngờ nghệch. Đàn ông có thể bất tài, nhiều tật, thậm chí là phản bội nhưng chỉ cần 1 câu xin lỗi chân thành, cam kết ở bên và lắng nghe phụ nữ tâm sự mỗi ngày họ sẽ bỏ qua hết”.
Tôi đã hỏi cô ấy: “Có phải điều tồi tệ nhất em cảm thấy là sự cô đơn?”. Nhưng câu trả lời khiến tôi vô cùng ngạc nhiên: “Em không sợ cô đơn, điều em sợ là có anh ở bên cạnh nhưng em vẫn cảm thấy cô đơn”. Nhưng tôi chỉ thực sự hiểu rõ ý nghĩa của câu nói đó khi nhận quyết định nghỉ không lương trong mùa dịch này.
01
Cách đây chỉ vài ngày thôi, tất cả các cửa hàng ăn uống chỗ công ty tôi đều đóng cửa, tôi không biết mình phải xoay sở với những ngày tiếp theo như thế nào. Thành thật mà nói, không phải vợ tôi lười mà ăn cơm mang ở nhà đi tôi cứ thấy khó nuốt. Trong mắt nhìn của tôi, đàn ông ngồi văn phòng xúc bát cơm từ cạp lồng ra có vẻ kì kì.
Nhưng chỉ sau lời thông báo, vợ tôi đi mua ngay 1 hộp cơm cắm điện, 1 bộ bát đũa với hoa văn khá bắt mắt. Cô ấy dặn tôi, mỗi sáng hãy mang hộp cơm đi, đến bữa cắm nóng và dọn ra đĩa bát ăn nếu muốn.
Và bắt đầu từ hôm sau, ngày nào cô ấy cũng dạy từ 6h nấu bữa cơm nóng hổi cho tôi mang đi. Thức ăn luôn luôn có 3 món mà tôi không thể chê trách được cô ấy.
Tuần này, làm hết sáng thứ 7 thì sếp thông báo tôi tạm nghỉ 1 tuần tới rồi chờ quyết định tiếp theo. Cả bầu trời hi vọng trong tôi sụp đổ. Dù vẫn làm việc online nhưng thời gian rảnh sắp tới cũng là quá nhiều đối với người yêu công việc như tôi.
“Em à, anh phải ở nhà rồi”, tôi buông thêm tiếng thở dài khi nhắn tin cho vợ. Trái ngược mọi thứ tôi tưởng tượng, cô ấy mừng vui ra mặt. Ngay hôm ấy vợ tôi về sớm hơn, rủ vợ chồng cô em gái tôi sang, hì hục quấn nem, nướng thịt. Tôi không hiểu sao cô ấy có tâm trạng mà ăn uống trong lúc này. Phản ứng của cô ấy càng khiến tôi bức bối, bực dọc hơn.
Ngày hôm sau cả gia đình tôi đều có mặt ở nhà. Sáng ra nghe thông báo của loa phường rồi bọn trẻ bật “vũ điệu rửa tay” nhộn nhịp vui vẻ nhưng đến nửa buổi chúng đuổi nhau quậy phá om sòm làm tôi phát cáu. Tôi check mail sau khi ăn sáng, ly cà phê đã để sẵn trên bàn.
Đến bữa cơm, nhìn mấy miếng thịt ba chỉ thật sự làm tôi không thấy hấp dẫn nổi. Tôi gắt lên với vợ thì cô ấy trả lời: “Bình thường em hỏi lúc nào anh chả bảo ‘ăn gì cũng được’. Lâu không ăn thịt luộc dưa chua nên em đổi món chút, anh thích gì để chiều em nấu?”.
Video đang HOT
Đến chiều ngủ dậy tôi quanh quẩn với mấy trò game thì vợ đã đặt trước mặt cốc nước ép rồi tươi cười: “Anh lên sân thượng tập thể dục chút không, cho thoải mái đầu óc”.
Tôi càu nhàu nhưng cuối cùng cũng lên xem mấy giỏ hoa lan đã nở hết chưa. 1 không gian ngập cây xanh cùng chiếc máy tập và vài quả tạ đập vào mắt tôi, không biết vợ đã sắp xếp lại từ bao giờ.
Cứ như thế cả 1 ngày trôi qua, cô ấy vẫn tươi tắn nhưng nói chuyện với tôi không quá 5 câu. Cô ấy lầm lũi dọn dẹp, nấu nướng rồi làm cái nọ cái kia, cũng chẳng nhờ tôi hộ cái gì kể cả việc bản lề tủ bếp bị hỏng. Tôi lại thắc mắc thì nhận được câu trả lời: “Bình thường em kể chuyện gì anh cũng bảo em nói nhiều nhức đầu mà. Sao nay anh lạ thế!”. Điều đáng nói là phản ứng của cô ấy không hề cáu gắt hay giận chồng, tất cả đều rất “bình thường” nhưng cái từ cô ấy vẫn dùng.
02
Đêm đến, có quá nhiều thứ khiến tôi khó ngủ. Tôi ngắm toàn bộ mọi thứ trong phòng, có vẻ vợ tôi đã setup lại khá nhiều. Nó gọn gàng và khoa học thế mà sao giờ tôi mới nhận ra nhỉ?
Tôi quay sang nhìn vợ, cô ấy vẫn đẹp như hồi đồng ý nhận lời cầu hôn của tôi. Cô ấy nằm khép nép như thể sợ làm phiền đến người bên cạnh vậy. Thi thoảng cô ấy gác chân lên chiếc gối ôm chứ không phải chồng. Tôi cảm nhận được sự đơn độc của vợ trong chính căn nhà này.
Sáng hôm sau, khi tôi vừa đọc tin công nghệ thì cô ấy cắm hoa. Bỗng dưng cô ấy cười nhẹ rồi cất tiếng: “Vợ chồng Lan ly hôn rồi anh ạ, hôm nay ra tòa”. Tôi vẫn cau mày theo mấy mẫu xe mới hỏi bâng quơ: “Chắc ông Lâm lại gái gú rồi Lan nó không chịu nổi chứ gì. Anh biết ngay mà, sống như kiểu vợ chồng nhà đấy chỉ có bỏ nhau sớm”.
Vợ tôi ngưng tay 1 chút rồi quay sang nhìn tôi đáp: “ Không, là cái Lan ngoại tình. Sự phản bội của cô ấy không phải vì tiền hay vì tình dục mà chỉ vì đã tìm được người… nói chuyện”.
Thông tin vừa rồi khiến tôi muốn dừng lại tất cả mà tập trung vào vợ. Mắt cô ấy đang nặng nước, cô ấy khóc vì vợ chồng bạn thân ly hôn sao?
“Em có giống Lan không? Anh… đang làm em cảm thấy cô đơn quá đúng không?”, tôi đã lấy hết sự tinh tế còn sót lại của 1 thằng đàn ông nghiêm túc hỏi vợ. Và cô ấy òa khóc ôm chầm lấy tôi, khóc như chưa bao giờ được khóc.
Tôi sai rồi, nhờ những ngày tạm nghỉ ở nhà mà tôi nhận ra tôi quá sai rồi. Cô đơn kéo dài mà cô ấy không bị trầm cảm cũng không phản bội tôi, tại sao tôi có thể đối xử với người đã hi sinh cho mình nhiều như thế chứ?
03
Ở tuổi 20, chúng ta nghĩ rằng, hôn nhân là sự kết thúc của chuỗi ngày cô đơn nhưng khi ở độ tuổi 30, chúng ta lại nhận ra rằng đối với nhiều người, hôn nhân là khởi đầu của sự cô đơn.
Các nhà tâm lý học cho biết, đàn ông và phụ nữ càng gần gũi thì càng dễ sử dụng cảm xúc để giải quyết vấn đề, thay vì dùng lý trí. Kết quả này sẽ dẫn đến sự thất bại của mong muốn.
Tôi biết vợ vẫn tươi tắn như ngày hôm nay có lẽ là do “rèn luyện”, 1 sự rèn luyện cảm xúc rất thành công. Cô ấy nói, bí quyết là: “Đừng chờ đợi 1 người, hãy liên kết với cả thế giới”. Dù phụ nữ có thể học cách làm quen với sự cô đơn từ người chồng của mình nhưng không thể phủ nhận, mọi mối quan hệ ngoài kia cũng không bằng 1 câu quan tâm mà đàn ông dành cho vợ.
Tôi nhớ ngôi sao người Mỹ Scarlett Johansson đã 2 lần thất bại hôn nhân. Sau khi cuộc hôn nhân thứ hai kết thúc, cô nhận ra vấn đề của mình: “Tôi đã chọn họ vì tôi không muốn ở một mình hoặc cố gắng lấp đầy nỗi cô đơn bên trong” .
Nhưng trên thực tế, cô đơn không phải vấn đề của riêng bạn. Vì cô đơn chỉ là 1 loại trạng thái cảm xúc của con người, nó tự sinh ra, bạn không thể trốn tránh mà cần đối diện. Giống như Scarlett, cô đã sử dụng thời gian cô đơn của mình để trưởng thành, chữa lành vết thương và cải thiện bản thân, không còn mong đợi sự thoải mái ở người bạn đời.
Ở tuổi 30, Scarlett nhận định: “Tôi học cách ở một mình. Thử thách này thực sự rất lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sợ ở một mình. Tôi chỉ không muốn luôn luôn dựa vào việc có nửa kia bên cạnh”.
Hôn nhân là sự hợp tác. Đó là những chia sẻ kinh tế, trách nhiệm và cả sự rủi ro.
Xã hội càng hiện đại, thuộc tính cảm xúc của nó càng yếu. Nếu chúng ta nghĩ rằng hôn nhân là nguồn gốc của cảm giác an toàn – một món ăn của ý thức tồn tại và nơi sản sinh ra những xúc cảm giá trị thì chúng ta hoàn toàn sai lầm.
Bản chất của hôn nhân chỉ là thay đổi trạng thái mối quan hệ của hai người yêu nhau thành vợ thành chồng, phần còn lại là những sáng tạo cá nhân, sự yêu thương cùng nghĩa vụ và trách nhiệm.
Lạc Lạc
Những ông chồng ngoan mùa dịch COVID-19
Cùng với hình ảnh những quán nhậu đìu hiu đợi khách sẽ là những giây phút gia đình ông H. quây quần bên bữa cơm tối, khu vườn xanh mướt của ông đồng nghiệp tôi và khuôn mặt rạng rỡ của chị M. khi chồng đi làm về đúng giờ.
17 giờ, dắt xe rời cơ quan, tôi đi thẳng một mạch về nhà. Cả tháng nay, trên đường đi làm về, tôi không bị vướng "gác chắn" là mấy ông bạn nhậu. Mùa dịch, rời cơ quan là ai về nhà nấy. Không ai rủ ai tranh thủ "làm vài chai" như lúc trước. Nói là "làm vài chai" nhưng thật ra có khi chúng tôi uống đến khuya, mấy bà vợ rầy rà "hội nhậu" dữ lắm.
Quán nhậu đìu hiu trong mùa dịch Covid-19.
Hôm trước, một ông đồng nghiệp cơ quan tôi than cả hai tháng nay ế độ nhậu. Chiều từ cơ quan về không ai rủ nhậu, rảnh tay nên ông dồn sức vào chăm sóc vườn rau trên sân thượng. Sau thời gian ngắn "ế độ", ông đồng nghiệp của tôi đã có một vườn rau sạch xanh mướt trên sân thượng, đủ để ăn qua mùa dịch.
Vợ ông đồng nghiệp thấy chồng dạo này bỏ nhậu, siêng làm vườn nên cũng cất công xin chị em ở công ty mấy loại cây trồng độc, lạ về cho chồng trồng. Nghe đồng nghiệp kể, hôm qua vợ ông viết trên Facebook: "Mùa dịch, mấy ông chồng ngoan một cách bất ngờ. Dịch rồi sẽ qua, nhưng mong chồng mình lúc nào cũng như bây giờ". Ông đồng nghiệp nói mấy dòng trạng thái của bà vợ hơi sến súa nhưng ngẫm lại cũng đúng, vì ngày thường có mấy khi ông về nhà mà không có mùi men.
Mấy ngày nay, "sự kiện" gây chấn động "hội nhậu" chúng tôi là việc ông H. tối nào cũng đăng Facebook hình ảnh "bữa cơm gia đình" do ông tự nấu. Sỡ dĩ chúng tôi coi chuyện rất đỗi bình thường này là "sự kiện chấn động" là vì ông H. chẳng mấy khi ăn cơm nhà buổi tối.
Cứ tầm 5 giờ chiều, đảo xe ngang qua quán C. đường Hoàng Sa thì thể nào cũng bắt gặp ông H. đang ngồi uống bia. Lúc thì ngồi với 2,3 bạn nhậu "chí cốt", có khi bàn nhậu có cả chục người và kéo dài đến tận khuya. Nhưng, có một điều đặc biệt là ông H. không bao giờ ngồi uống được một mình.
Mấy tháng nay dịch bệnh, bạn nhậu sau giờ làm ai về nhà nấy nên ông H. cũng đành lủi thủi về nhà. Về sớm, trong khi vợ hay làm đến 9 giờ tối mới về. Thấy hai đứa nhỏ ngày nào cũng ăn cơm hộp, ông H. xót quá đành ghé siêu thị mua thức ăn về nấu. Tay nghề nấu ăn của "dân nhậu" thường không tệ, mấy đứa nhỏ và cả vợ ông bữa nào ăn cũng tấm tắc khen ngon. Ông H. khoái chí, ngày nấu càng nhiều món. Nấu xong, cho hai đứa con ăn trước, còn ông thì cứ ngồi chờ vợ về để ăn chung.
Nhiều ông chồng trở nên đảm đang bếp núc trong mùa dịch Covid-19 (ảnh minh họa).
Từ ngày Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 số 34 đến nay, chúng tôi không còn nhận được cuộc gọi bất đắc dĩ lúc 11 giờ đêm của chị M. vợ anh T. nữa. Hôm kia, gặp chị M. ở đường Nguyễn Trãi, chị đang đi sắm cho anh T. mấy bộ quần áo mới và đôi giày. Gặp tôi, chị khoe ngay: "Cả tháng nay cứ 5 giờ 30 là ông T. về tới nhà, ăn cơm xong còn có thời gian chỉ cho mấy đứa nhỏ học. Ban đầu chị cũng thấy lạ, nhưng hỏi ra mới biết là mùa dịch không có ai rủ nhậu nên ổng về nhà làm chồng ngoan".
Có là người trong cuộc mới hiểu nỗi khổ của chị M. khi chồng chị đi nhậu. Tôi đã nhiều lần chứng kiến chị chở anh T. từ quán nhậu về nhà trong bộ dạn say khướt. Do đã quá nhiều lần anh T. nhậu say, chạy xe về bị tai nạn giữa đường nên cứ 11 giờ đêm không thấy chồng về thì chị lại gọi điện. Biết vợ hay làm phiền khi nhậu, cứ "vào trận" là anh T. tắt nguồn điện thoại. Khi không gọi được cho chồng, chị M. phải gọi điện bạn bè chồng hỏi lòng vòng để biết nơi đến đón chồng về.
Mùa dịch, lắm nỗi lo nhưng chị M. lại trút được gánh nặng khi chồng chị bỏ nhậu. Dạo này, chị ít thấp thỏm trông chồng và cũng có anh T. phụ chăm con nên trông thần sắc chị khá hơn rất nhiều. Chị M. trông mong sao khi qua đợt dịch này anh T. cũng bỏ luôn cái tật ham nhậu.
Người ta nói, biến cố sẽ tạo ra sự thay đổi và điều đó đã đúng đối với dân nhậu trong mùa dịch này. Song song với hình ảnh những quán nhậu đìu hiu đợi khách sẽ là những giây phút gia đình ông H. quây quần bên bữa cơm; khu vườn xanh mướt của ông đồng nghiệp tôi và khuôn mặt rạng rỡ của chị M. khi chồng về đúng giờ. Biến cố dịch bệnh cũng có cái hay là đã biến nhiều ông chồng mê nhậu thành những ông chồng ngoan.
Muốn biết phụ nữ "có hứng" hay không, đàn ông hãy biết dùng đến cái mũi Có thể bạn chưa biết: Khướu giác của đàn ông có khả năng giúp họ nhận biết những người phụ nữ đang hứng tình với mình đấy! Thi thoảng, khi gặp một người đàn ông có ngoại hình nam tính, chắc hẳn không ít thì nhiều, chị em đều bật lên một vài ham muốn gần gũi về mặt thể xác. Có thể...