Những ngày đi tìm bình yên
Thu về mang theo cái lạnh phả vào lòng Hà Nội, đâu đó giữa những con phố đông đúc, tấp nập lại thoang thoảng mùi hương hoa sữa.
Tôi nép mình bên những gốc xà cừ già nua, bình yên ngắm nhìn dòng người trên phố. Người Hà Nội yêu mảnh đất của mình bởi chính những điều giản đơn như thế, họ lưu lại và cất giấu những khoảnh khắc bình dị ấy trong tim. Và tôi cũng giống như họ – cũng có cho mình một miền quê riêng để yêu thương và để nhớ.
Quê hương tôi chẳng có những vội vã, bon chen của phố phường Hà Nội. Dải đất miền Trung cứ thế yên bình qua năm tháng. Người ta vẫn thường nói, có đi xa mới thấy hết cái đẹp của quê hương, mới thấm thía cái tình của người dân quê mẹ. Quả đúng như vậy, trong những khoảnh khắc giao mùa, khi nghe giữa mênh mông tiếng thu về lặng lẽ, tôi lại bất chợt nhớ về miền quê ấy.
Có lẽ mùa này quê tôi đang vụ lúa, những ruộng lúa chín trải dài như vô tận. Không khó để bắt gặp những bác nông dân với gương mặt háo hức đang chờ đón một mùa vàng bội thu. Đất miền Trung quanh năm mưa nắng thất thường bởi vậy mà mùa này, người ta sợ những cơn mưa rào ập đến hơn là sợ bất kì điều gì khác. Đây cũng là lúc nhà nông bận rộn nhất. Cả nhà kéo nhau ra ruộng từ sáng sớm tinh mơ. Các bà, các mẹ mồ hôi nhễ nhại nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt. Thỉnh thoảng họ ngồi lại nghỉ ngơi, chia nhau vài củ sắn, miếng khoai, uống cốc nước nhân trần thấm thía nghĩa tình của những người dân mộc mạc.
Cứ như thế vài ba ngày, lúa vàng đã được thu về hết, trả lại những gốc rạ đứng trơ trọi giữa đồng làng yên ả. Mấy đứa trẻ con hùa nhau chạy xuống, đứa cắt rạ làm kèn thổi ti toe, đứa chân trần chạy đi múc nước đào tổ dế. Tiếng cười đùa của lũ trẻ vọng vào không gian khiến người ta quên đi tất thảy những mệt nhọc, nóng bức. Phía xa xa, đàn trâu già thong dong gặm cỏ, thỉnh thoảng lại vẩy tai nghe tiếng đời vọng lại.
Cái nắng miền Trung dữ dội hơn bao giờ hết, nắng đến rồi đi, chẳng mấy chốc mà những sân lúa đã khô quắt. Lúc này, rơm đã lên cây. Đầu làng, cuối xóm, các bà, các mẹ lại rục rịch chuẩn bị cho mâm cỗ mừng cơm mới. Bên bếp lửa bập bùng, khói từ nồi cơm tỏa ra nghi ngút. Đôi ba cái bánh đa vừng, vài món đồ ăn dân dã, hàng xóm láng giềng quây quần ngồi lại, nhâm nhi chén rượu nhạt rồi cùng nhau tỉ tê, tâm sự, nhìn lại một vụ mùa đã qua.
Có thể với ai đó, quê hương tôi thật nghèo nàn, đơn sơ và lạc hậu. Thế nhưng, dường như với những người như tôi lại yêu quê mình bởi chính những điều giản dị như thế. Một chút hăng nồng của cọng rơm, gốc rạ, chút hương khói bốc lên vào mỗi buổi chiều tà và cả mùi thơm hấp dẫn của món cà om ếch… Chẳng biết từ bao giờ những hương vị đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi, được lưu giữ cẩn thẩn trong những trang kí ức ngủ yên để mỗi mùa đi qua lại bồi hồi nhớ lại.
Quê hương tôi là vậy, giản dị và bình yên. Sớm chiều quẩn quanh bên những vạt lúa, nương ngô, tối về cùng nhau quây quần bên bếp lửa. Thu qua, đông tới, thời gian cứ lặng lẽ trôi với bao đổi thay của cuộc sống, nhưng cái tình của những dân quê mẹ vẫn mộc mạc, chân chất như thuở ban đầu. Để rồi có đôi lúc giữa những bộn bề của phố phường tấp nập, tôi lại bất chợt muốn trở về nơi ấy. Ăn bữa cơm trưa đạm bạc, thả mình trên bãi cỏ xanh, bình yên lắng nghe những âm thanh ấm áp nơi quê nhà.
Theo blogradio.vn
Ôm đứa con mới mất về thì thấy nhà chồng đang dựng rạp cưới, vợ bình tĩnh mặc áo tang rồi tiền thẳng vào lễ đường
Lúc này, nhà chồng cô đang dựng tiệc cưới linh đình. My bình tĩnh mặc áo tang rồi tiến vào bên trong lễ đường.
Trên đời này, có nhiều chuyện ngỡ rằng sẽ không bao giờ xảy ra được nhưng nó lại luôn hiện hữu, bởi vì có những người còn độc ác hơn cả loài thú dữ.
Đó là những điều My nghĩ về nhà chồng của mình. Từ khi cô đi lấy chồng, chưa một ngày được yên ổn với mẹ chồng vì bà khinh thường cô ít học, chỉ làm công nhân.
Trong khi đó, Thăng - chồng My lại là người đàn ông trăng hoa, cả thèm chóng chán. Lúc trước, anh thề thốt sẽ chỉ yêu mình My nhưng rồi được dăm bữa nửa tháng Thắng lại tỏ thái độ thờ ơ với vợ.
Đến khi My mang thai, vì sức khỏe yếu nên cô ở nhà suốt, còn Thăng thì ngược lại, thấy vợ dặt dẹo, xuống sắc anh chán đời nên bỏ ra ngoài. Viện cớ làm việc chứ thực chất Thăng đi quán bar, đi bia ôm là chính.
Còn mẹ chồng My, tuy rằng con dâu mang thai nhưng bà không hề đối xử tốt hơn 1 chút nào so với trước đây. Bà vẫn bắt My lau nhà đều, giặt quần áo bằng tay và nấu cơm xong trước 6 giờ tối.
Cho đến khi My siêu âm và biết đứa con trong bụng là con gái thì nhà chồng càng tệ bạc với cô. Mẹ chồng nói:
-Tôi đã xem thầy rồi, thầy phán năm nay mà đẻ con gái thì coi như thằng Thăng thân bại danh liệt, gia đình này gặp toàn điều xui xẻo, thậm chí là chết chóc, vậy nên phải phá đi.
My rưng rưng:
- Con xin mẹ, thời đại bây giờ rồi lời thầy bói nói chưa chắc đã đúng, hơn nữa, đứa bé là cốt nhục của gia đình, là cháu ruột của mẹ làm sao nói bỏ là bỏ được ạ.
Nói rồi, My quay sang cầu cứu chồng nhưng Thăng thờ ơ:
- Mẹ đã nói bỏ thì cứ bỏ đi, bỏ đi rồi chửa đứa khác thì có làm sao??
My giật thót mình:
- Không ngờ anh lại là con người nhẫn tâm, độc ác như vậy.
Thăng tức đỏ mắt, bóp hàm vợ:
(Ảnh minh họa)
- Cô nói cái gì?? Cô không ngờ tôi ác như thế hả?? Đã vâỵ tôi cho cô biết thế nào là ác thực sự.
Thăng vung tay cho vợ 1 tát cháy má. Đúng lúc ấy, Trí - người hàng xóm chạy qua vội vàng can ngăn. Anh đỡ My đứng lên thì mẹ chồng My cười thâm hiểm:
- Anh là gì mà lại bênh nó, hay là...2 người có tình ý với nhau??
Trí vội đáp:
- Xin bác đừng hiểu lầm, dù sao cô ấy cũng đang mang thai
Mới nói đến đây thì Thăng kéo cổ áo Trí lên:
- Thai à?? Hay mày và vợ tao có quan hệ bất chính?? Hay cái thai này là của mày?? Nếu vậy, mày và nó nắm tay cút khỏi nhà tao.
My tròn mắt ngạc nhiên:
- Sao anh nói cái gì vô lý thế?? Làm gì có chuyện như vậy.
Thế nhưng, không hiểu sao Thăng và mẹ anh làm mọi cách đẩy Quỳnh ra khỏi nhà, thậm chí họ còn rêu rao rằng vì cô ngoại tình nên bị đuổi.
Nghe tin con gái ngoại tình bị nhà chồng đuổi, bố mẹ My từ mặt con gái, My không còn chỗ nương thân buộc phải sang ở cùng Trí.
Thế nhưng, khi thấy cảnh đó, hàng xóm láng giềng bạn bè càng chỉ trích và coi thường cô. Họ luôn xì xào bàn tán thậm chí chửi mắng trước mặt khiến My đâm ra đau khổ, không ăn không uống.
Hôm đó, My đau bụng dữ dội được Trí đưa vào viện. Nhưng rồi, bác sĩ nói chỉ cứu được mẹ hoặc con vì cả 2 mẹ con đều rất yếu.
Buộc lòng, Trí phải đưa ra quyết định cứu lấy My. Tuy nhiên, khi tỉnh dậy, biết được con mình đã chết, My như phát điên chạy ra ôm lấy xác con.
Sau đó, cô điên cuồng lao thẳng về nhà chồng cùng với đứa con mới mất trên tay.
Lúc này, nhà chồng cô đang dựng tiệc cưới linh đình. My bình tĩnh mặc áo tang rồi tiến vào bên trong lễ đường.
Thấy chồng đang trao nhẫn cho cô gái kia, My cầm tách trà ném thẳng lên trên khiến ai nấy sợ xanh mặt. Thăng trợn mắt gọi bà con đẩy My ra ngoài. Thế nhưng, My dơ đứa con lên cao:
- Ai dám lại đây, con tôi vừa chết, tôi cũng cho các người chết luôn. Tôi và anh ta vẫn chưa ly dị đâu nhé.
Rồi cô chỉ mặt mẹ chồng và chồng:
- Chính họ, lũ ác nhân đã hại chết con tôi. Hôm nay đám cưới của các người, cũng là đám ma của con tôi. Nực cười.
Nói rồi, My phá lên cười nhưng tay cô đã lăm lăm chiếc miệng chai đã đập vỡ rất sắc nhọn.
My tiến lại gần cô dâu chú rể, bất ngờ đâm thẳng vào bụng cô dâu khiến máu chảy ra lênh láng và đám cưới đó trở nên tan tác.
Sau này, My mới biết cô dâu lúc đó đã có thai với chồng cô, đó là một đứa con trai, chính vì vậy mẹ chồng và chồng cô mới tìm mọi cách đuổi cô khỏi nhà.
My không ngờ mình đã bị lừa một cách đau đớn như vậy mà không hề hay biết.
Thế nhưng sau khi hại chết đứa con của họ, My cũng không cảm thấy thoải mái hơn chút nào, thậm chí còn đau khổ hơn. Từ đó trở đi, My không bao giờ có ý định lập gia đình nữa dù cho Trí ngỏ lời dù My có thế nào anh vẫn có thể cưới cô làm vợ.
Theo kenhsao.net
Thấy lạ vì tháng nào chồng cũng đều đặn đi công tác, tôi theo chân anh và chỉ muốn chết đi khi phát hiện sự thật Hóa ra, đó không phải là chuyến đi công việc như anh nói mà thực chất, tháng nào anh cũng phải đến nơi đó để thực hiện trách nhiệm của mình. Tôi và anh kết hôn đến nay đã được 8 năm, anh là một kỹ sư còn tôi làm giáo viên. Chúng tôi có một bé trai 6 tuổi, cuộc sống vợ...