Những ngày đẹp nhất trong năm trên di sản Hoàng Su Phì
Vào những ngày cuối tháng 9, Hoàng Su Phì, huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang, khoác lên mình màu vàng óng ả. Màu lúa chín trải khắp trên những thửa ruộng bậc thang – Di sản cấp Quốc gia của tỉnh Hà Giang. Đây chính là những ngày đẹp nhất trong năm của Hoàng Su Phì.
Ruộng bậc thang – Di sản Quốc gia ở Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín.
Người dân cho biết, lúa mùa năm nay tuy không đẹp như năm ngoái, nhưng năng suất cao hơn.
Các bản làng ở Hoàng Su Phì sẽ bắt đầu gặt tập trung trong khoảng 1 tuần nữa.
Video đang HOT
Nhưng một số thôn đã bắt đầu gặt sớm.
Cô gái người Dao ở xã Hồ Thầu vui mừng vào mùa gặt.
Bà mẹ trẻ người Mông mang cả con theo ra cánh đồng.
Chiều đến, lũ trẻ ở Hoàng Su Phì chơi đùa trên những thửa ruộng bậc thang.
Theo Danviet
Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở Hoàng Su Phì
Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tích cực triển khai các hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng.
Cách làm này nhằm tạo sinh kế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, đồng thời hướng tới phát triển bền vững ngành công nghiệp không khói tại đây.
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) thu hút nhiều khách du lịch.
Hoàng Su Phì được đánh giá là khu vực có cảnh quan ruộng bậc thang đẹp nhất tỉnh Hà Giang và là ruộng đẹp nổi tiếng thứ 3 sau Mù Cang Chải và Sa Pa. Hàng năm, từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, khi lúa chín vàng, Hoàng Su Phì thu hút được lượng khách đáng kể, cả khách quốc tế và khách trong nước đến tham quan. Năm 2018, khách du lịch đến Hoàng Su Phì đạt hơn 28.600 lượt người, trong đó có trên 8.000 khách nước ngoài; doanh thu từ du lịch và dịch vụ du lịch đạt trên 17 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2019, du khách đến Hoàng Su Phì đạt hơn 19.000 lượt người; doanh thu từ du lịch và dịch vụ du lịch đạt trên 13 tỷ đồng.
Từ khởi xướng của khu nghỉ dưỡng Pan Hou, đến nay, Hoàng Su Phì đã bước đầu phát triển thành công loại hình du lịch đi bộ dã ngoại (trekking) và lưu trú tại nhà dân (homestay) dựa trên thế mạnh địa hình, ruộng bậc thang và sự nguyên sơ trong văn hóa các dân tộc thiểu số. Ở Hoàng Su Phì đã có nhiều gia đình phục vụ khách bằng nhà xây theo lối kiến trúc truyền thống. Huyện cũng cho phép có đội ngũ xe ôm, khuân vác kiêm dẫn đường. Đặc biệt, công tác vệ sinh làng bản đã được chú trọng hơn. Người dân hầu như không còn nuôi nhốt gia súc, gia cầm ngay cạnh hoặc dưới sàn nhà. Huyện cũng đang đầu tư đường giao thông lên đến tận bản, xây dựng hố xử lý rác thải cho các thôn và xây lò đốt rác cho các hộ gia đình.
Ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết, từ tiềm năng thế mạnh của huyện, nhằm phát triển du lịch bền vững, trong những năm qua, Hoàng Su Phì đã triển khai nhiều chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển du lịch. Hoàng Su Phì đang triển khai Đề án quy hoạch tổng thể ngành du lịch đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, huyện đã xây dựng được 7 làng văn hóa cộng đồng tại các xã Thông Nguyên, Bản Luốc, Hồ Thầu... Các làng văn hóa du lịch cộng đồng ở Hoàng Su Phì vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống và gắn kết với phát triển dược liệu.
Chị Triệu Mùi Viện, ở thôn Tân Phong, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, là một trong những người dân địa phương tham gia phát triển dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng (homestay) kiêm nhà hàng cho biết, để thu hút khách du lịch chị phải học hỏi rất nhiều. Chị cũng được chính quyền địa phương cho đi đào tạo, học tập kinh nghiệm để làm du lịch tốt hơn. "Ở khu vực thôn Tân Phong này có gần 10 hộ làm homestay. Từ khi làm du lịch, cuộc sống cũng khá hơn, công việc nhàn hơn, không phải phơi mưa phơi nắng mà thu nhập lại nhiều hơn so với làm nương", chị Viện chia sẻ.
Điều kiện về nguồn lực, tài nguyên cũng như cảnh quan của Hoàng Su Phì có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho chính người dân và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để phát triển văn hóa gắn với du lịch cộng đồng thật sự bền vững và tạo được thương hiệu riêng về du lịch, huyện Hoàng Su Phì rất cần có sự hỗ trợ, vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương về cơ sở hạ tầng, đường giao thông cũng như đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ.
Ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoàng Su Phì cho biết, thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quan tâm duy trì những nét văn hóa truyền thống, tổ chức lễ hội truyền thống nhằm quảng bá vốn văn hóa cũng như tiềm năng phát triển du lịch của Hoàng Su Phì. Để phát triển du lịch một cách bền vững, huyện Hoàng Su Phì mong muốn tỉnh Hà Giang, Trung ương quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông; lựa chọn những nhà đầu tư có tâm trong lĩnh vực du lịch, không ảnh hưởng đến môi trường, không tác động đến văn hóa truyền thống.
Đến với Hoàng Su Phì trong những ngày này, du khách không chỉ thưởng ngoạn bầu không khí mát lành, cùng quần thể ruộng bậc thang hùng vĩ với sắc vàng của mùa lúa chín, mà còn đắm mình với Tuần văn hóa du lịch "Qua miền những di sản ruộng bậc thang" được tổ chức từ ngày 19 - 22/9/2019, với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Bài và ảnh: Nguyễn Chiến
Theo baotintuc.vn
Hành trình Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ Nếu bạn yêu thích sự lãng mạn của mùa thu, mê đắm hơi thở của núi rừng, hương thơm mùa lúa chín thì Hoàng Su Phì là địa điểm nhất định không được bỏ qua. Hơn thế nữa, để được hoà mình vào núi rừng và thiên nhiên hoang dã, nóc nhà Đông Bắc Tây Côn Lĩnh ở Hoàng Su Phì sẽ mang...