Những ngày đen tối trong bê bối doping của Sharapova
Ở thời điểm cuối sự nghiệp, chấn thương không phải thứ duy nhất ngăn cản Maria Sharapova cố gắng duy trì tình yêu với quần vợt.
Cô từng phải nhận án cấm thi đấu 2 năm vì sử dụng chất cấm hồi năm 2016, một thông tin gây chấn động giới banh nỉ bấy giờ. Ai là người khiến Sharapova phải mang danh kẻ gian dối, và cô đã vượt qua quãng thời gian đó ra sao
Bê bối lớn nhất kỷ nguyên mở
Trong thời gian thi đấu đỉnh cao, cái tên Sharapova luôn gắn liền với những thương hiệu nổi tiếng nhất: xe hơi Porsche, đồng hồ Tag Heuer, đồ thể thao Nike. Cô cũng kiếm bộn tiền nhờ thương hiệu thời trang của riêng mình có tên Sugarpova. Tuy nhiên, viễn cảnh về một đế chế kinh doanh trong tương lai của Sharapova nhanh chóng bị phủ màu xám vào một ngày tháng 3 của 4 năm trước.
Cách công chúng biết đến thông tin Sharapova dương tính với doping cũng vô cùng đặc biệt. Thay vì che giấu cho đến khi bị cơ quan điều tra công bố, búp bê người Nga trực tiếp công khai chuyện đó đến cả thế giới. Theo như Sharapova chia sẻ, cô nhận kết quả dương tính với một chất có tên meldonium khi đang chơi ở Australian Open 2016. Đó là giải đấu Sharapova phải dừng chân trước kỳ phùng địch thủ Serena Williams ở tứ kết.
Sharapova từng dính án cấm thi đấu 2 năm vì doping
“Tôi đã sử dụng meldonium hơn 10 năm qua, nhưng chất đó mới bị cấm trong thời gian gần đây. Tôi chỉ uống thuốc theo đơn của bác sĩ chỉ định, và không hề biết loại thuốc này bị liệt vào danh sách doping”, Sharapova lên tiếng. Dù vậy, những lời thanh minh đó không đủ để giúp cô thoát khỏi án phạt. Cơ quan phòng chống doping quốc tế (WADA) cấm Sharapova thi đấu 2 năm, một án phạt có thể chấm dứt luôn sự nghiệp của tay vợt này.
Vậy meldonium là chất gì? Ngược dòng lịch sử, chúng ta biết meldonium, hay mildronate là một loại thuốc được phát triển vào năm 1970 bởi một nhà nghiên cứu người Latvia (khi đó thuộc Liên Xô cũ) có tên Ivars Kalvins. Với tác dụng ban đầu nhằm giúp chống đông máu cục bộ, qua đó có thể dẫn đến tiểu đường, meldonium được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Âu trong gần nửa thế kỷ qua.
Sa cơ mới biết bạn bè
Sharapova chỉ là một trong hàng triệu người được kê đơn uống meldonium cho đến ngày loại thuốc này bị liệt vào danh sách chất cấm. Từ ngày 1/1/2016, WADA chính thức coi meldonium là doping bởi nó có tác dụng làm tăng khả năng hưng phấn trong khi thi đấu. Ngay lập tức, một danh sách gần 40 vận động viên bị chẩn đoán dương tính với meldonium, nhưng chỉ có 4 người bị cấm thi đấu. Sharapova là một trong số đó.
Video đang HOT
Ngay sau khi biết tin Sharapova dương tính với doping, điều lạ lùng là những tay vợt hàng đầu lại công khai lên tiếng ủng hộ cô. Đồng ý với Sharapova, người đàn chị Serena khẳng định không hề có chuyện “búp bê người Nga” cố tình sử dụng doping, và việc cấm cô thi đấu 2 năm không công bằng chút nào. Có điều, WADA lại không có chung suy nghĩ như vậy. Họ cho rằng Sharapova cố tình gian dối khi nói không biết meldonium bị liệt vào danh sách chất cấm.
“Chúng tôi đã gửi thư thông báo đến Sharapova và các cộng sự nhiều lần trong nhiều tháng, ghi rõ danh sách cập nhật các chất mới bị coi là doping. Nếu Sharapova không biết meldonium là chất cấm, đó là lỗi của cô ấy vì không chịu cập nhật thông tin”, WADA ra thông cáo báo chí. Tất nhiên sau cùng, họ cũng chấp nhận giảm án phạt cho Sharapova từ hai năm xuống còn 15 tháng vì nhận định cô không có chủ đích dùng doping.
Serena Williams từng ủng hộ Maria Sharapova hết mình trong những ngày tay vợt Nga gặp khó khăn
Tháng 4/2017, Sharapova chính thức trở lại thi đấu sau một thời gian dài phải đứng ngoài cuộc chơi. Cô giành được một số thành tích đáng khích lệ nhưng không thể trở lại đỉnh cao như trước. Một vài đồng nghiệp khẳng định Sharapova là người có ý chí mạnh mẽ nhất họ từng biết, bởi nếu ở trong hoàn cảnh giống như búp bê Nga, họ đã nản chí và giải nghệ luôn. Vậy tại sao những người như Serena lại cho rằng án phạt dành cho Sharapova là không công bằng?
Hai thập niên trước khi Sharapova bị cấm thi đấu, một tượng đài của giới quần vợt là Andre Agassi bị chẩn đoán dương tính với ma túy đá. Nhưng thay vì công khai vụ việc với truyền thông, ATP lại tiến hành thẩm vấn kín Agassi và nhanh chóng tin lời tay vợt này, nói anh chỉ vô tình sử dụng. Sau ngày giải nghệ, Agassi nói chính anh cũng không ngờ ATP lại dễ bị “lừa” như thế!
Thay tâm đổi tính
Án cấm thi đấu vì dùng doping đã khiến Sharapova thay đổi rất nhiều. Cô không cười nhiều như trước, và thường xuất hiện trước truyền thông với khuôn mặt đăm chiêu. Lý giải về chuyện này, Sharapova nói cô luôn có cảm giác bị mọi người săm soi, nghi ngờ dùng doping, thậm chí nói án phạt cho cô là quả báo vì gian lận trong thời gian dài. Có những lúc Sharapova muốn giải nghệ sớm, nhưng rồi lại quyết định tập luyện chờ ngày trở lại vì quá yêu quần vợt.
Những điểm chính trong án doping của Sharapova năm 2016
Ngày 26/1: Sharapova thua Serena Williams ở tứ kết Australian Open.
Ngày 7/3: Sharapova tổ chức họp báo nói cô bị chẩn đoán dương tính với doping.
Ngày 8/3: Các nhà tài trợ lớn như Nike, Tag Heuer và Porsche tuyên bố tạm ngưng mọi hoạt động liên quan đến Sharapova.
Ngày 9/3: Chủ tịch WADA nói Sharapova “coi thường và thách thức các quy định phòng chống doping”.
Ngày 15/3: Liên Hợp Quốc cắt danh hiệu đại sứ thiện chí của Sharapova.
Ngày 7/6: Forbes thống kê số tiền Sharapova kiếm được giảm 8 triệu USD chỉ trong 6 tháng đầu năm.
Sharapova và những bất ngờ tại chung kết Grand Slam
Maria Sharapova vô địch Wimbledon năm 17 tuổi hay Kim Clijsters lên ngôi US Open ngay khi trở lại sau sinh và chưa có thứ hạng là những bất ngờ lớn tại chung kết đơn nữ Grand Slam.
Tại Wimbledon 2004, Maria Sharapova dự giải khi vừa bước sang tuổi 17, nhưng đã thi đấu ấn tượng. Được xếp hạng 15, "Búp bê Nga" đi liền một mạch tới chức vô địch, trong đó vượt qua Serena Williams ở trận chung kết với tỷ số cách biệt 6-1 và 6-4.
Đầu năm nay, tại Australian Open, Sofia Kenin khiến người hâm mộ bất ngờ khi vượt qua nhiều tay vợt tên tuổi như hạt giống số 1 Ashleigh Barty ở bán kết và cựu số một thế giới Garbine Muguruza tại chung kết. Cô nâng cao chức vô địch tại Melbourne khi mới 21 tuổi và đứng hạng 15 thế giới.
Francesca Schiavone gây bất ngờ khi vô địch Pháp mở rộng 2010. Đây cũng là danh hiệu lớn nhất trong sự nghiệp của cựu tay vợt người Italy. Năm đó, cô đứng hạng 17 và vượt qua Samantha Stosur 6-4, 7-6 trong trận chung kết.
Tại US Open 2018, Naomi Osaka được xếp làm hạt giống số 20, nhưng thể hiện lối chơi bùng nổ khi có những thắng lợi cách biệt để lên ngôi vô địch. Cô vượt qua Serena Williams 6-2, 6-4 ở trận đấu cuối, để đăng quang khi 20 tuổi. Osaka trở thành tay vợt trẻ nhất vô địch US Open kể từ khi Sharapova lên ngôi năm 2006. Cô là tay vợt Nhật Bản đầu tiên chiến thắng một giải Grand Slam.
US Open 2015 chứng kiến trận chung kết đơn nữ toàn Italy. Tay vợt hạng 26 thế giới Flavia Pennetta vượt qua bạn thân Roberta Vinci 7-6 và 6-2 để giành chức vô địch. Đây cũng là danh hiệu lớn nhất trong sự nghiệp của cựu tay vợt người Italy.
Năm 2007, Venus Williams vô địch Wimbledon khi xếp hạng 37 thế giới. Cô trở thành tay vợt có thứ hạng thấp nhất lên ngôi tại giải Grand Slam trên mặt sân cỏ trong thế kỷ này. Cô chị nhà Williams lần lượt vượt qua Sharapova, Svetlana Kuznetsova, Ana Invanovic và Marion Bartoli trên đường giành chiếc đĩa bạc.
Jelena Ostapenko không giành bất kỳ danh hiệu nào trong hệ thống WTA Tour trước khi có kỷ niệm đáng nhớ ở Paris bằng danh hiệu Pháp mở rộng 2017. Dự giải với thứ hạng 47, Ostapenko có những chiến thắng ấn tượng trước Stosur, Caroline Wozniacki, Simona Halep bằng lối tấn công đầy sức mạnh, để lên ngôi vô địch.
Serena Williams bỏ lỡ 6 tháng cuối năm 2006 do chấn thương và dự Australian Open 2007 khi đứng vị trí 81 thế giới. Dù vậy, tay vợt người Mỹ vẫn thể hiện được bản lĩnh và lên ngôi một cách thuyết phục khi chỉ thua đúng 2 set đấu.
Sloane Stephen đánh dấu sự trở lại sau chấn thương bàn chân bằng chức vô địch US Open 2017. Khi đó cô đứng hạng 83 thế giới, nhưng có chiến thắng chóng vánh 6-3, 6-0 trước đồng hương Madison Keys ở trận chung kết.
US Open 2009 trở thành kỷ niệm đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Kim Clijsters. Cựu tay vợt người Bỉ chỉ chơi 3 giải đấu sau 2 năm vắng bóng và phải nhận vé đặc cách dự giải Grand Slam cuối cùng trong năm khi chưa có thứ hạng, nhưng đã đi một mạch tới chức vô địch. Trong trận chung kết, cô vượt qua Wozniacki 7-5, 6-3.
Maria Sharapova: Ngôi sao gây tranh cãi và thương hiệu đích thực Cho đến lúc giải nghệ, Sharapova vẫn khiến người ta tranh cãi rằng liệu cô có phải một tay vợt vĩ đại hay không. Nhưng có một điều chắc chắn: "búp bê Nga" đã xây dựng bản thân thành một thương hiệu đích thực. Tay vợt người Nga không chỉ thành công trên sân quần với 5 Grand Slam trong tổng số 36...