Những ngày cuối đời, Đại tướng luôn nghe bài “Quảng Bình quê ta ơi”
Trong đoạn phim về những giây phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Viện quân y 108 cho thấy, ngày 4/10, Đại tướng vẫn khá tỉnh táo, tay vẫn nắm chặt Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, khi Bộ trưởng vào thăm Đại tướng tại bệnh viện.
Đại tướng trong những ngày cuối đời đã luôn nghe ca khúc “ Quảng Bình quê ta ơi”
Với 1.559 ngày đêm chăm sóc sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ cho Đại tướng, tập thể y bác sĩ ở đây đã coi Bác như người thân của mình. Chính vì vậy, dù biết sức khỏe của Đại tướng ngày càng yếu đi, nhưng khi chứng kiến Bác qua đời, họ vẫn bàng hoàng, hụt hẫng. Căn phòng nơi Đại tướng đã nằm luôn ấm áp tình người, giờ đây trở nên lặng lẽ, hiu quạnh…
Chị Phạm Quỳnh Lan, một điều dưỡng viên vừa khóc vừa cho biết: Biết ông thích nghe bài “Quảng Bình quê ta ơi” nên trong điện thoại của chị em, ai có bài đó là mở cho ông nghe. Sáng ngày mùng 4/10 (Đại tướng ra đi lúc 18h9′-pv), chúng tôi vẫn mởi bài “Quảng Bình quê ta ơi” cho ông nghe lần cuối. Trên giường bệnh, nghe bài hát về quê hương mà ông yêu thích, mắt ông lại ngân ngấn nước…”.
Video đang HOT
Điều này liên tưởng đến bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn nói về việc, trước khi ra đi, Bác Hồ cũng từng có mong muốn giản dị được nghe một làn điệu dân ca xứ Nghệ, nơi chôn rau cắt rốn của mình: “Chuyện kể rằng, trước lúc người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ…”.
“Bài hát Quảng Bình quê ta ơi” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân, từng được nhiều lứa ca sĩ nổi tiếng thể hiện, như NSND Thu Hiền, ca sĩ Trọng Tấn… Nhưng với những người dân Quảng Bình và người yêu nhạc, bản thu âm của Đài tiếng nói Việt Nam từ những ngày đầu ca khúc mới ra đời, do ca sĩ Kim Oanh hát mới bật lên được “chất” Quảng Bình. Giờ đây, lời của ca khúc sẽ còn gắn bó hơn nữa với triệu triệu người Việt, bởi bài hát không chỉ gợi đến truyền thống cách mạng của người dân nơi đây mà gần gũi hơn, thiêng liêng hơn khi họ cùng được hồi tưởng lại, nhớ về người con ưu tú của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo Thanh Hà
Gia đình & Xã hội
Diễn tập hộ tống linh cữu Đại tướng về nơi an táng
Sáng 12/10, Quân khu 7 phối hợp với Quân khu 4 tổ chức diễn tập đoàn xe tiêu binh hộ tống linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ sân bay Đồng Hới về Vũng Chùa - nơi an nghỉ cuối cùng.
Lúc 7h30, đoàn xe tiêu binh với xe kéo pháo diễn tập đưa linh cữu Đại tướng vượt chặng đường dài 60 km từ Sân bay Đồng Hới đến địa điểm an táng tại khu vực Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).
Đoàn xe trên đường phố Đồng Hới. Theo kế hoạch, một xe pháo, 25 xe tiêu binh cùng nhiều loại phương tiện chuyên dụng khác được huy động để đưa tiễn Đại tướng về nơi an nghỉ.
Trong đoàn xe chở tiêu binh, điều động từ Quân khu 7 (TP HCM) ra Quảng Bình làm nhiệm vụ, có các xe chở quân kỳ, Quốc kỳ, di ảnh, huân, huy chương..., một xe pháo chở linh cữu và các xe công vụ đi kèm.
Linh cữu Đại tướng sẽ được đặt trong lồng kính, phủ quốc kỳ bên trên xe kéo pháo. Trung tá Trương Đức Tám, lái xe kéo pháo này cho biết, 6 năm qua anh từng nhiều lần nhận nhiệm vụ lái xe kéo pháo đưa linh cữu của nhiều nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công...
Xe kéo pháo hộ tống linh cữu Đại tướng trên đường rẽ vào núi Rồng ở Vũng Chùa. Tuyến đường vẫn đang tiếp tục thi công.
Xe cứu thương của Quân khu 4 được huy động tham gia diễn tập. Theo kế hoạch, linh cữu của Đại tướng sẽ được đưa về đến sân bay Đồng Hới lúc 13h chiều 13/10, sau đó đoàn xe tiêu binh hộ tống đến Vũng Chùa - đảo Yến, lễ an táng diễn ra trong khoảng 15h đến 17h.
Theo VNE
1.000 học sinh TP HCM phát băng tang cho nhau tiễn Đại tướng Chuyền nhau từng dải băng tang, khoảng 1.000 học sinh ở TP HCM cùng thắp nhang, dâng lên Đại tướng những vòng hoa tươi thắm để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Từ sáng sớm, học sinh trường THCS và THPT Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP HCM đã tới trường và đeo cho nhau những dải băng tang....