Những ngân hàng giảm lãi nhiều nhất năm 2012
So với năm 2011, lợi nhuận của SHB, ACB và Sacombank sụt giảm tới 60%, thậm chí 100%. Vietcombank và Ngân hàng Quân đội là hai nhà băng hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao năm 2012.
Theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước, lợi nhuận toàn ngành năm 2012 sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của 3 ngân hàng lớn Vietinbank, Vietcombank và BIDV gần như không thay đổi so với năm 2011 (xem biểu đồ).
Tổng lợi nhuận của 3 ông lớn quốc doanh không nhiều thay đổi trong khi hầu hết các nhà băng cổ phần đều giảm mạnh lợi nhuận.
Ngược lại, nhìn vào kết quả kinh doanh của 9 nhà băng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2012, ngoại trừ Ngân hàng Quân đội ( MBB), các ngân hàng cổ phần đều giảm lãi, có nơi giảm 60% – 70% như Ngân hàng Á Châu (ACB) hay Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Thậm chí, có đơn vị chuyển từ lãi gần nghìn tỷ sang lỗ gần 100 tỷ như Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB)… Trong số 8 ngân hàng niêm yết, Ngân hàng Nam Việt (Navibank) vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh.
SHB là đơn vị có lợi nhuận sụt giảm nhiều nhất sau khi nhận trách nhiệm tái cơ cấu và cáng đáng ngân hàng yếu kém Habubank. SHB lỗ 95 tỷ đồng trong năm tài khóa 2012 và nếu tính cả khoản lợi nhuận để lại từ năm 2011, nhà băng này mới lãi lũy kế 27 tỷ đồng đến ngày 31/12/2012. Bù lại, theo một chuyên gia, chính nhờ mạng lưới rộng khắp của Habubank trước đây mà SHB có một năm tăng trưởng tốc độ huy động vốn ấn tượng tới 123%. Lượng tiền gửi của khách hàng tại SHB đến cuối năm đạt gần 118.000 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng “chết” vì vàng, nợ xấu trong năm 2013. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
ACB là ngân hàng cổ phần có tốc độ lợi nhuận giảm lớn thứ hai. Khác hẳn mọi đồn đoán do sự sụt giảm lượng tiền gửi của ACB sau sóng gió khi bầu Kiên bị bắt, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm 71% là vì vàng và ngoại hối, dù đây cũng là lĩnh vực ACB từng là một “ông lớn”. Trong cả năm 2012, hầu hết các khoản doanh thu của ngân hàng đều giảm, trong đó hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ 1.863 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chủ trương ngừng huy động vàng cũng là một trong những lý do khiến tổng tài sản của ACB “bốc hơi” hơn 100.000 tỷ đồng. Năm 2012, nhà băng này phải thanh toán một lượng lớn chứng chỉ tiền gửi vàng cho người dân để tất toán trạng thái vàng theo quy định. Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV. Theo đó, số dư chứng chỉ tiền gửi vàng giảm tới 28.000 tỷ trong cả năm.
Không “ngã” vì vàng và cũng không phải tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém nào nhưng Sacombank và Techcombank đều là những nhà băng lớn giảm lãi mạnh. Nguyên nhân là chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh. Cả Sacombank lẫn Techcombank đều phải “đội” thêm hơn 1.000 tỷ chi phí hoạt động trong năm 2012. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì gấp hơn 4 lần cùng kỳ 2011.
Xét về giá trị tương đối, SHB có tốc độ sụt giảm lợi nhuận lớn nhất nhưng nếu tính số lượng tuyệt đối, Techcombank lại là nhà băng lợi nhuận giảm nhiều nhất (hơn 3.000 tỷ đồng), từ 4.200 tỷ còn vỏn vẹn hơn 1.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thành viên Hội đồng quản trị một ngân hàng cổ phần lý giải về chuyện thua lỗ: “Lãi suất liên tục giảm, tăng trưởng tín dụng thấp nên dễ hiểu khi chúng tôi phải giảm sâu lợi nhuận. Hơn nữa, thị trường vàng cũng gây nhiều cú sốc và dự phòng rủi ro cho nợ xấu cũng nhiều hơn năm trước”.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tài chính cũng tỏ ra không mấy ngạc nhiên với việc lợi nhuận nhà băng lao dốc và thậm chí cho rằng hiện tượng này đáng mừng hơn đáng lo. “Điều này chỉ ra một bài học là hệ thống ngân hàng Việt Nam không ổn định. Có năm thì lời to, tăng trưởng rất hoành tráng rồi năm sau lại lỗ sau”, một chuyên gia nói.
Trong khi đó, Ngân hàng Quân đội là đơn vị có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất (21%) toàn ngành so với năm 2011. Lợi nhuận của Vietcombank tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước còn lãi của Vietinbank dù giảm nhẹ 2% nhưng vẫn dẫn đầu lợi nhuận toàn hệ thống.
Nhìn lại toàn cảnh năm 2012, các chuyên gia cho rằng vẫn có những nhà băng tránh được hiện tượng lao dốc lợi nhuận. “Đó là các ngân hàng thận trọng trong phê duyệt tín dụng, không quá sa đà thực hiện các chức năng của một ngân hàng đầu tư để dễ rơi vào thua lỗ mạnh”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết.
Theo VNE
Các "đại gia" thưởng Tết thế nào?
Nếu như những năm trước, các "đại gia" như ngân hàng, điện lực...có mức thưởng tết đáng mơ ước thì năm nay, họ không ngần ngại tuyên bố "cắt thưởng" hoặc "cố gắng"...
Mặc dù, vẫn còn nhiều "đại gia" chưa công bố mức thưởng Tết Nguyên đán nhưng nếu nhìn vào mặt bằng chung như hiện nay, tình hình không mấy khả quan.
Ngân hàng "cắt thưởng": Chuyện lạ có thật
Nổ phát súng đầu tiên về việc không thưởng Tết là NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) khi mới đây, TGĐ Simon Morris của Techcombank phải gửi tâm thư đến toàn bộ nhân viên NH, thông báo Tết này sẽ không có thưởng. Vị CEO ngoại cho rằng đây là "quyết định khó khăn".
Ngay sau đó, NH ACB cũng tuyên bố sẽ không có thưởng Tết Dương lịch, còn Tết âm lịch vẫn còn đang trong quá trình cân nhắc. Tuy nhiên, "không kỳ vọng thưởng Tết được như mấy năm trước".
Trong khi đó, một lãnh đạo SHB cho biết hiện giờ chưa thể nghĩ đến thưởng vì đang ráo riết xử lý nợ xấu..
Thưởng Tết NH đang trên đà "tụt dốc" (ảnh minh họa)
Tương tự, khi được hỏi về kế hoạch thưởng Tết Quý Tỵ, Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần ở nhóm G9 có trụ sở tại Hà Nội còn nói thẳng: "Năm nay khó khăn, hội đồng quản trị còn chưa chắc đã có thưởng chứ nói gì nhân viên".
Trong khi đó, tại NH Phương Đông (OCB), Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn cho biết: do hoạt động NH vừa trải qua một năm đầy chật vật nên đến giờ vẫn chưa chốt thưởng Tết nguyên đán cho nhân viên. Nhưng theo ông, khả năng thưởng rất khó. Và ông Tuấn cho rằng, bản thân mỗi nhân viên đều hiểu tình hình chung của NH nên chắc chắn sẽ có sự cảm thông.
Tổng giám đốc NH Sài Gòn Thương Tín Phan Huy Khang thông tin, khoản thưởng Tết âm lịch, ban lãnh đạo vẫn đang trong quá trình cân nhắc và xem xét.
Tổng giám đốc NH Nam Á-Trần Anh Tuấn cho biết, ngày 15/1, NH mới bàn đến khoản thưởng Tết nguyên đán.
Năm ngoái Nam Á thưởng Tết cho nhân viên khoảng 2 tháng lương. "Năm nay, với tình trạng kinh tế khó khăn chung, nhưng Nam Á cũng sẽ cố gắng giữ được mức thưởng như năm trước", ông Tuấn nói.
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng giám đốc NH Vietcombank, thưởng Tết của cán bộ công nhân viên sẽ không bằng năm ngoái, nhưng NH dự định sẽ thưởng 2 tháng lương.
EVN có lãi cũng "cắt" thưởng Tết
Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực VN (EVN) Đinh Quang Tri cho biết: Năm nay, dù kinh doanh có lãi, song EVN sẽ không thưởng Tết mà chỉ ứng lương trước cho nhân viên.
Dù Tập đoàn có lãi nhưng nhân viên EVN năm nay sẽ mất thưởng (ảnh minh họa)
Theo ông Tri, thưởng Tết phải dựa trên cơ sở đã có các quỹ trích lập từ lãi. Trong khi đó, Tập đoàn vẫn đang phải dùng lãi năm nay để bù vào lỗ cho các năm trước.
"Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa có kế hoạch gì cho thưởng Tết. Có chăng thì có thể tìm cách ứng lương trước chứ thưởng thì không có".
Theo báo cáo của EVN, dự kiến năm nay EVN lãi khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ dùng để bù đắp vào khoản lỗ các năm trước để lại chứ không nằm trong kế hoạch thưởng Tết.
Những "chiêu độc" thưởng Tết
Năm vừa qua, vì những khó khăn sau một năm kinh doanh cổ phiếu thất bát, một công ty chứng khoán tại quận 5, TP HCM quyết định thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật là 30 kg gạo Nàng Thơm.
Mấy năm trước, một công ty Điện lực TP Nha Trang có qui định mỗi cán bộ, công nhân viên sử dụng điện thoại di động trả trước (mạng EVN Telecom) phải mua thẻ nạp tiền ít nhất 50.000 đồng một tháng tại quầy giao dịch Viễn thông điện lực, dưới mức này sẽ bị giảm 10% hệ số xét thưởng.
Theo đó, dù không có nhu cầu sử dụng, cán bộ công nhân viên cũng phải cố gọi cho hết 50.000 đồng tiền điện thoại hàng tháng để không bị cắt tiền thưởng.
Nhiều kiểu thưởng Tết "không giống ai" (ảnh minh họa)
Cũng chuyện về công ty điện thoại, tại một tỉnh miền núi phía Bắc, việc thưởng tết vẫn có tiền nhưng trích lại một phần thưởng bẳng các bộ điện thoại cố định không dây. Bán không được, dùng không cần... nhiều người đành cho không, chấp nhận mất một phần thưởng.
Cách đây mấy năm ở một công ty sản xuất gạch Thái Bình thường thưởng tết bằng hiện vật là sản phẩm do chính mình làm ra đó là gạch xây dựng.
Nhân viên ở đây cho biết, 3 năm nay liền, năm nào nhân viên cũng nhận gạch làm quà Tết. Có năm, mỗi nhân viên nhận được 1.200 viên gạch. Nếu bán rẻ chỗ gạch đó cũng được khoảng 1 triệu đồng nhưng ngặt nỗi cuối năm, sát tết việc hàng trăm công nhân bán gạch ăn tết là điều rất khó, thậm chí bán rẻ cũng không xong. Nhiều người đành chờ về nhà rồi chấp nhận một cái tết không tiền thưởng
Theo 24h
Nhân viên Vietcombank giảm lương, không thưởng Tết Tuyển thêm hơn 1.000 nhân sự nhưng quỹ lương - phụ cấp của Vietcombank lại giảm, khiến thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng năm 2012 giảm khoảng 22 triệu đồng so với năm ngoái. Báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương - Vietcombank (Mã CK: VCB) cho biết, thu nhập nhân...