Những ngã rẽ đen tối dẫn thiếu nữ ngoan hiền tới “miệng quỷ”
Thất tình, thiếu tình, hay một vài va vấp nhỏ, nhiều cô gái trẻ, ngỡ rằng đời mình đã rơi xuống hố sâu tuyệt vọng. Để rồi, tự buông rơi bản thân mình, biến mình trở thành con mồi của những kẻ vô lương tâm, đẩy vào những bi kịch khác còn nặng nề hơn gấp bội.
Hình minh họa
* Minh Hiên, 22 tuổi, năm cuối đại học. Cái tuổi còn quá trẻ để làm lại sau một lần vấp ngã. Thế nhưng, Minh Hiên đã không chọn con đường sáng mà đi. Chuyện là Minh Hiên mới chia tay người yêu sau ba năm mặn nồng. Điều làm cô buồn nhất là cô đã trót trao thân để chứng minh cho tình yêu của mình theo lời anh người yêu mong muốn. Bao nhiêu lời hứa hẹn xây dựng tương lai, rồi dẫn về ra mắt gia đình hai bên, thế mà cuối cùng anh người yêu phũ phàng hất bỏ cô vì gặp cô gái khác. Chán đời, với tâm lý “chẳng còn gì để mất”, Minh Hiên bắt đầu chuỗi ngày ăn chơi triền miên.
Cô kết thân với những người bạn thuộc giới mà trước kia không bao giờ cô dám giao du. Từ đó cuộc đời Minh Hiên trượt dài với những đêm đi bar nhảy nhót thâu đêm, những sáng ngủ vùi bỏ bê việc học. Kết quả, năm đó cô nhận thông báo đình chỉ học của trường. Không dám cho cha mẹ biết, Minh Hiên tự xoay sở kiếm sống và nói dối nhà đã ra trường, xin được một việc làm.
Trong khi cùng quẫn, Minh Hiên nghe lời người bạn rủ rê, chấp nhận cặp bồ “đại gia” để kiếm tiền trang trải cuộc sống, tiêu xài chưng diện. Rồi từ chuyện làm “bồ nhí” của một gã nhà giàu hám gái trẻ, cô chấp nhận luôn việc “bay show” cùng các đại gia cần có người “bầu bạn” trên những chuyến công tác, du lịch xa.
Tiền rủng rỉnh, đi xe xịn, xài hàng hiệu, Minh Hiên dường như quên mất tương lai phía trước, cho đến ngày cô bị bắt trong đường dây gái gọi. Ngày Minh Hiên bị bắt, các bạn sinh viên lớp cô đang vui vẻ tổ chức buổi tiệc họp mặt lớp mà không có cô.
* Cuộc đời của Lê Thị Thanh Thư ngỡ như luôn được trải thảm hoa, khi cô sinh ra trong một gia đình công chức khá giả, được giáo dục đến nơi đến chốn, cô khá xinh đẹp, lại đậu vào trường Đại học kinh tế. Có người yêu đã ra trường, làm trưởng phòng một công ty lớn, lại rất mực yêu thương cô, Thư thấy đời mình thật may mắn.
Video đang HOT
Thế nhưng, bi kịch ập đến khi người yêu cô trong một lần đi công tác xa, bị tai nạn giao thông và chết khi cả hai đang bàn kế hoạch đám cưới, chưa kịp thông báo cho gia đình. Điều đáng lo lắng với Thư nhất, sau nỗi buồn đau vì mất người yêu, đó là Thư đang mang trong bụng cái thai của người yêu cô, đã được bốn tháng.
Thư âm thầm đi phá thai, sau đó là chuỗi ngày trầm cảm và tuyệt vọng. Trong thời điểm này, Trọng, anh họ của một cô bạn cùng phòng trọ thường xuyên lui tới, bày tỏ thương cảm, luôn quan tâm, săn sóc cô. Một thời gian sau, do đang buồn đau, chán đời, lại yếu đuối, Thư ngã vào tay Trọng mà không biết đó là một gã đàn ông rất sành sỏi, chơi bời.
Thư được người yêu mới đưa đi khắp các chốn ăn chơi của Sài Gòn, có lần, trong một buổi tiệc cô đã bị bạn trai dụ dỗ sử dụng thuốc lắc, từ đó, Thư sa vào thú ăn chơi độc hại và phạm pháp ấy. Rồi một đêm, trong một cơn say ma tuý, cô bị bạn trai và cả đám bạn của anh ta cưỡng hiếp… Để quên đi mọi chuyện, cha mẹ Thư đã gửi cô về nhà cô ruột ở một huyện miền núi phía Bắc sinh sống.
* Khi chuyện buồn xảy đến với mình, nhiều cô gái đã không có đủ bản lĩnh để chống chọi lại nỗi buồn, cảm giác chán đời và sự cô đơn. Có nhiều lý do để các cô trở nên buông thả.
Có cô gái sợ cảm giác cô đơn, quen với chuyện có người chăm sóc, để rồi thiếu tìm hiểu kĩ và “lấp khoảng trống” bằng vòng tay của những gã sở khanh khác, có cô gái thì tìm vui trong các cuộc chơi thác loạn, trở thành con mồi béo bở cho những kẻ săn người, sống trên thân xác phụ nữ.
Có một điểm chung là các cô gái ấy, khi yêu đều “yêu hết mình”, sống dễ dãi, để rồi, khi tình yêu ra đi, đều mang nặng tâm lý mặc cảm là “mất tất”, chả còn gì để mất nên “ sao cũng được”.
Đa phần, một khi đã lỡ sa chân, số kịp thời tỉnh ngộ để làm lại không ít, còn hầu như đều trượt dài cho đến khi nhận lấy hậu quả tồi tệ nhất, trong khi, xuất phát điểm các cô đều tốt đẹp, tương lai đầy tươi sáng.
Không ít vụ án xảy ra trong thời gian qua mà nạn nhân là các cô gái trẻ, do thất tình, chán đời, thậm chí buồn phiền chỉ vì va chạm với gia đình, có những phản ứng tiêu cực, trở thành con mồi cho những kẻ lưu manh, lợi dụng.
Nhiều em gái tuổi teen, chì vì giận hờn, chia tay người yêu cũng tuổi teen như mình, mà lên internet kết bạn vô tội vạ, để rồi từ những cuộc chat đã dẫn đến những trò “cứu nét”, những cuộc chơi thâu đêm, cưỡng hiếp tập thể hay vi phạm pháp luật… dẫn cuộc đời các cô bé đến những ngã rẽ đen tối.
Những câu chuyện ấy ngày ngày diễn ra khiến các bậc người lớn xót xa, nhưng dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh cho những cái đầu non nớt, yếu đuối và dễ buông rơi số phận của mình.
Theo Dantri
Gỡ "bom tấn" dưới mái trường bằng lương tâm!
Máy ghi âm, ghi hình của chúng tôi đã được các cô giáo gieo lời vào đó, tê tái lắm. "Huyện này "kinh" lắm, có cô giáo còn nhận được tới 2 quyết định khác nhau để phân công đi hai nơi. Hầu như cô nào cũng mất tiền để được "vào" hết"!
Những thông tin này được đưa ra với lãnh đạo Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái, ngõ hầu tìm ra con đường tháo ngòi nổ "những quả bom tấn" dưới nhiều mái trường của Yên Bình.
Chuyện cứ như đùa!
Trong cuộc họp với 80 giáo viên bị đưa vào kế hoạch hủy biên chế, ông Tập - Trưởng phòng Giáo dục huyện Yên Bình - nói: Trong thời gian qua, có 212 trường hợp tuyển dụng, tiếp nhận và ký hợp đồng sai quy định. Nay phải giải quyết và xử lý theo đúng kết luận của UBND tỉnh. Chính vì vậy mà UBND huyện đã có quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng của 80 giáo viên mầm non kể trên". Ông Lê Văn Lương - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình - nói tiếp: Nói thật với các đồng chí: Theo kết luận và thông báo của tỉnh, thì 80 cô giáo phải hủy biên chế, ký lại hợp đồng".
Một hiệu trưởng nhà trườngtại huyện Yên Bình bức xúc: "Chúng ta không còn cách giải quyết nào nữa hay sao mà lại đuổi giáo viên ra khỏi biên chế, khỏi bục giảng như thế? Bản chất của vấn đề là người ta đã làm sai, đến mức, quá nhiều hợp đồng tuyển dụng, tiếp nhận giáo viên mà "đi thẳng" không cần phải qua... phòng giáo dục. Phòng giáo dục quản lý nhà nước đến từng giáo viên cụ thể mà không được biết thì thật là một tấn bi hài kịch: Mộthiệu trưởng từ trường A chuyển về trường B, đến khi trưởng phòng giáo dục được mời đến dự bàn giao thì trưởng phòng mới hỏi là "đồng chí về trường nào?". Mấu chốt thảm nạn là ở đấy".
Quan trọng là yên dân
Trong khi đó, một lãnh đạo UBKTTƯ - người trực tiếp lăn lộn kiểm tra vụ việc - kiến nghị: Yên Bái là tỉnh nghèo, 85% ngân sách từ trung ương rót về. Lấy đâu tiền trả lương cho mấy trăm giáo viên dư thừa kia? Lấy đâu vị trí công việc bố trí cho họ? Rõ ràng là phải xử lý. Nhưng xử lý thế nào cho hợp tình hợp lý, chứ không nên vội vàng đơn phương ép họ ra khỏi biên chế như vậy được. Ví dụ, sẽ ưu tiên giữ lại những người tuyển biên chế trước, ưu tiên cả những người đã hợp đồng làm vịệc cống hiến cho giáo dục địa phương trước. Giữ nguyên biên chế, đưa dần các vị đó về các huyện ở trong tỉnh đang thiếu giáo viên.
"Một vấn đề nữa, giải quyết thế nào thì giải quyết, vấn đề quan trọng là yên lòng các nhà giáo, yên dân! Họ là công dân, là người giáo viên, quyết định biên chế có dấu đỏ, có chữ ký là ông chủ tịch UBND huyện hẳn hoi không thể đẩy họ ra đường!" - Lãnh đạo UBKTTƯ nói.
Tập thể 80 giáo viên mầm non bàng hoàng lên tiếng: "Quyết định không hợp lòng người"
Sau khi Lao Động đăng phóng sự "Yên Bình dậy sóng" kỳ 1, ngày 15/11, chúng tôi đã nhận được đơn kiến nghị và chữ ký của 80 giáo viên sắp bị hủy biên chế. Đơn gửi cả Sở GDĐT Sở Nội vụ Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh . Theo đó, việc hủy biên chế "làm chúng tôi vô cùng bàng hoàng và cảm thấy không thỏa đáng với những lý do sau đây", xin trích:
Thứ nhất, việc xét biên chế là một quy trình từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên đối với cấp có thẩm quyền. Việc được xét và quyết định được biên chế hay không là do các cấp lãnh đạo, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định dựa trên các chỉ tiêu và tiêu chí đã công bố. Cá nhân tất cả các giáo viên chúng tôi không hề có thẩm quyền quyết định việc vào biên chế của mình.
Thứ hai, cá nhân hoặc tổ chức nào sai phạm thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về điều đó. Đối với chúng tôi, sau khi được tuyển dụng, được xét và quyết định vào biên chế, chúng tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong quá trình dạy học chúng tôi không làm bất cứ điều gì sai trái, không vi phạm quy chế chuyên môn. UBND huyện Yên Bình thực hiện "kế hoạch sửa sai" mà lại lấy 80 giáo viên chúng tôi ra để hủy biên chế là không thể chấp nhận được. Chúng tôi không đáng và không thể để UBND huyện Yên Bình thực hiện một quyết định hết sức phi lý và không hợp lòng người như vậy.
Theo Dantri
Những trang giáo án thảm sầu Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp CĐ, ĐH, bỏ cả núi tiền xin việc, được điều lên vùng cao "vì trẻ em thân yêu", lương hợp đồng chừng 1 triệu đồng/tháng. Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng chuyện về những trang giáo án thảm sầu không dừng lại ở đó... Cô giáo Ngô Thị Kim...