Những NFT triệu USD được tạo ra như thế nào?
Việc tạo NFT khá dễ dàng, chỉ mất vài phút và khoản phí nhỏ để biến tác phẩm nghệ thuật thành độc nhất.
Hiện nay, thị trường NFT ( token không thể thay thế) vẫn còn sôi động, nhiều cá nhân đứng sau các bộ sưu tập lớn có thể kiếm hàng triệu USD.
Về mặt công nghệ, việc tạo ra NFT khá đơn giản. Những người có kinh nghiệm chỉ mất vài phút để “đúc” vật phẩm NFT, tức là đưa vật phẩm này vào mạng lưới blockchain.
Để tạo ra NFT, người dùng cần có một vật phẩm như đoạn âm thanh, phim hay ảnh. Người tạo cũng cần chuẩn bị ví tiền số, và một khoản phí nhỏ để đúc.
Bên cạnh đó, người dùng cần chọn chuỗi khối để tạo token không thể thay thế. Hiện có nhiều nền tảng giúp nhà sáng tạo có thể tạo NFT. Trong đó, OpenSea, Rarible, BakerySwap… là các nền tảng được nhiều người sử dụng.
Giao diện tạo NFT của sàn OpenSea được thiết kế đơn giản.
Theo CoinDesk, OpenSea là nền tảng phổ biến và dễ sử dụng cho các loại NFT. Trên chuỗi khối Ethereum, người dùng phải trả phí gas cao. Với OpenSea, nhà sáng tạo có thể đúc tác phẩm NFT và đăng bán trực tiếp trên nền tảng này. OpenSea sẽ thu phí người mua khi giao dịch hoàn tất.
Video đang HOT
Theo mô tả, người dùng cần kết nối ví tiền số với nền tảng, chọn mục tạo NFT và tải tệp lên. Nhà sáng tạo cần đặt tên, nhập các thông tin liên quan và chọn blockchain trước khi đúc. Sau đó, hoàn tất quá trình tạo token bằng cách click chuột vào ô đồng ý. Sau khoảng 5 phút, người dùng có thể tạo thành công một NFT cho bản thân.
Binance, sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới cũng cung cấp chức năng tạo NFT. Các thao tác để tạo một token không thể thay thế trên Binance tương tự việc đăng tải hình ảnh, một đoạn phim hay tệp âm thanh lên mạng xã hội.
Thị trường tiền số từng xuất hiện nhiều bộ sưu tập NFT trị giá hàng triệu USD. Bored Ape Yacht Club (BAYC) là bộ sưu tập thu hút nhiều sự chú ý và đắt giá nhất hiện nay với bức ảnh rẻ nhất có giá 280.000 USD. Tổng vốn hóa thị trường của bộ sưu tập đạt hơn 2,8 tỷ USD.
Nhiều người nổi tiếng săn lùng những tác phẩm NFT như BAYC.
Dù đạt giá trị cao, đội ngũ đứng sau bộ sưu tập này vẫn còn là một ẩn số. Vấn đề xác thực danh tính tác giả NFT là chủ đề được nhiều người thảo luận, đặc biệt khi có khả năng chủ NFT bỏ trốn với số tiền của nhà đầu tư.
NFT (Non Fungible Token) là một loại tài sản ảo không thể thay thế hay sao chép, thường được gắn với một tài sản thật. Thay vì mua một tác phẩm nghệ thuật ngoài đời, người dùng có thể sở hữu chúng trên Internet. Nhờ công nghệ blockchain, mỗi vật phẩm NFT được gán một mã xác thực duy nhất.
Giá trị của NFT dựa vào sự hiếm có và độ độc đáo. Nhưng không giống như hệ thống tiền số, người dùng không thể đổi một NFT này lấy một NFT khác. Không chỉ hình ảnh, NFT có thể đại diện cho âm thanh, GIF hay video…
Những tỷ phú NFT đầu tiên trên thế giới
Cơn sốt NFT đã tạo ra những tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới.
Những người sáng lập công ty khởi nghiệp blockchain nổi tiếng OpenSea đã chính thức gia nhập câu lạc bộ những người sở hữu khối tài sản lên tới 9 chữ số, sau vòng gọi vốn mới hôm 4/1, giúp nâng mức định giá công ty từ con số 1,5 tỷ USD cách đây 6 tháng lên 13,3 tỷ USD. Theo ước tính của Forbes, với việc sở hữu 18,5% cổ phần trong OpenSea, hai nhà đồng sáng lập Devin Finzer và Alex Atallah hiện sở hữu khối tài sản ròng khoảng 2,2 tỷ USD/người.
Thành lập cách đây 4 năm, startup có trụ sở tại thành phố New York là người chơi đầu tiên trong thị trường NFT, một sân chơi đã bất ngờ phát triển mạnh mẽ từ đầu năm 2021 tới nay. NFT là tên viết tắt của "Non-fungible token", tạm dịch là "token không thể thay thế".
Về bản chất, đây là các tệp máy tính được sử dụng để theo dõi quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số độc nhất như tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, thậm chí là các thẻ thể thao trên một sổ cái được gọi là chuỗi khối. OpenSea cung cấp một nền tảng ngang hàng (P2P) mà ở đó, người dùng có thể sáng tạo, mua bán tất cả các thể loại NFT và phải thanh toán khoản phí 2,5% cho nền tảng cho mỗi giao dịch.
Hai đồng sáng lập Alex Atallah (trái) và Devin Finzer (phải).
OpenSea đã tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2021. Hồi tháng 3/2021, nền tảng này có khoảng 4.000 người hoạt động, thực hiện khoảng 1,1 triệu USD giao dịch mỗi tháng, qua đó thu về mức doanh thu 28.000 USD. Vận may của OpenSea đã thay đổi vào tháng 2 năm ngoái, khi các nền tảng đối thủ như Nifty Gateway của cặp sinh đôi Winklevoss bắt đầu nổi lên và sự thu hút sự chú ý với việc bán đấu giá một sản phẩm nghệ thuật số cao cấp.
Tháng 7/2021, OpenSea kết thúc vòng gọi vốn 100 triệu USD do công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz dẫn đầu và ghi nhận khoảng 350 triệu USD giá trị giao dịch cùng trong tháng đó. Những tháng tiếp theo, các giao dịch đạt 3,4 tỷ USD, mang lại cho công ty doanh thu 85 triệu USD.
Thị trường NFT vài tháng sau đó bất ngờ hạ nhiệt, trước khi sôi động trở lại vào thời điểm cuối năm. Tháng 12 năm ngoái, OpenSea đã ghi nhận 3,3 tỷ USD giá trị giao dịch, mang về mức doanh thu 82,5 triệu USD. Công ty này đang có khoảng 70 nhân viên.
Hai nhà sáng lập Finzer và Atallah hiện là hai trong số những tỷ phú công nghệ trẻ tuổi trên thế giới. Giám đốc điều hành Finzer lớn lên ở Bay Area, học tại Đại học Brown và từng làm kỹ sư phần mềm tại Pinterest. Vào năm 2015, anh đồng sáng lập công ty khởi nghiệp đầu tiên của mình - một công cụ tìm kiếm có tên là Claimdog - trước khi bán nó cho Credit Karma một năm sau đó nhưng không tiết lộ mức giá.
Trong khi đó, giám đốc công nghệ Atallah sinh ra tại Colorado đã thể hiện khả năng thiên phú về máy tính từ khá sớm. Theo hồ sơ LinkedIn của Atallah, khi còn là sinh viên tại Stanford, anh đã làm việc tại Palantir và sau khi tốt nghiệp đã từng làm việc tại các công ty khởi nghiệp Zugata và Whatsgoodly ở Thung lũng Silicon.
Tháng 1/2018, bộ đôi đã hợp tác trong dự án tăng tốc khởi động Y Combinator, với ý tưởng cho phép người dùng sử dụng tiền số để thanh toán cho việc chia sẻ các điểm truy cập Wi-Fi của họ. Nhưng CryptoKitties - cũng là một trong những người chơi sớm bước chân vào thị trường NFT - đã nắm bắt ý tưởng này của họ. Finzer và Atallah nhanh chóng thay đổi để ra mắt OpenSea và chuyển đến New York.
Kể từ khi thành lập, OpenSea đã huy động được hơn 420 triệu USD. Vòng gọi vốn series C vừa qua do các công ty đầu tư mạo hiểm Paradigm và Coatue dẫn đầu đã mang về cho OpenSea khoản đầu tư trị giá 300 triệu USD. Công ty cho biết sẽ sử dụng số tiền này để tuyển dụng thêm nhân viên và làm cho các sản phẩm của mình được phổ biến tới nhiều người tiêu dùng hơn.
OpenSea đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, bao gồm "gã khổng lồ" tiền điện tử Coinbase. Tháng 10 năm ngoái, Coinbase đã thông báo kế hoạch ra mắt sàn giao dịch NFT của mình. Giới phê bình cũng cảnh báo khả năng gian lận và lừa đảo trong thế giới NFT. Tháng 9/2021, Finzer đã yêu cầu người đứng đầu bộ phận sản phẩm của OpenSea từ chức sau khi phát hiện hành vi vi phạm. Mới tuần trước, một phòng trưng bày nghệ thuật ở New York đã báo cáo một tác phẩm NFT trị giá 2,2 triệu USD đã bị đánh cắp và được niêm yết trên OpenSea.
Theo dữ liệu từ DappRadar, thị trường NFT năm 2021 đạt giá trị 23 tỷ USD, và nếu OpenSea có thể thoát khỏi vũng nước đục hiện nay thì tiềm năng phát triển của công ty sẽ vẫn còn rất lớn.
CEO Finzer cũng khẳng định: "Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành điểm đến cho các nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ".
NFT có phải khoản đầu tư tốt? Đây là lý do khiến các chuyên gia vẫn hoài nghi về thị trường NFT Bạn có thể đạt được mọi thứ, và cũng có thể mất mọi thứ với NFT Mã thông báo không thể thay thế (Non-fungible token - NFT) là tài sản kỹ thuật số duy nhất, như tác phẩm nghệ thuật và thẻ sưu tầm của các môn thể thao, được xác minh và lưu trữ bằng công nghệ blockchain - đã bùng nổ...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Yahoo ngỏ lời muốn mua lại trình duyệt Chrome từ Google

Robot siêu nhỏ biến hình

Hé lộ thời điểm Samsung phát hành One UI 8

Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI

Đột phá trong nghiên cứu chế tạo chất bán dẫn và siêu dẫn
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Tin nổi bật
22:15:13 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025