Những nếm trải đau đớn của thường dân Syria
Trong khi các cường quốc trên thế giới bận mải bàn tính chuyện tấn công Syria thì người dân nước này hàng ngày phải đối mặt với những mất mát đau thương và tổn thất nặng nề vì xung đột.
Cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi qua ở Syria được cho là đã cướp mạng sống của 100.000 người.
Theo Liên Hợp Quốc, những gì diễn ra tại đất nước này đang gây ra cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua, với 2 triệu người Syria phải chạy sang các quốc gia láng giềng. Đây là con số lớn chưa từng thấy kể từ cuộc diệt chủng năm 1994 tại Rwanda.
Thống kê cho thấy, một nửa người Syria buộc phải rời đi là trẻ nhỏ, với khoảng 3/4 trẻ dưới 11 tuổi.
Ngoài những người rời bỏ Syria vì xung đột còn có khoảng 4,25 triệu người bị phân tán ngay bên trong quốc gia này. Điều đó có nghĩa là số người Syria bị buộc phải lưu lạc ngay trên đất nước mình cao hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới.
Các cơ quan Liên Hợp Quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc “mất đi một thế hệ” trẻ em Syria không được trang bị để có thể giúp tái thiết đất nước này trong tương lai.
Dưới đây là một số hình ảnh về cảnh ngộ khốn khổ vì xung đột của người dân Syria:
Phản ứng của Ahmed al Delly, một người tị nạn Syria 59 tuổi quê ở Daraa khi nói về vợ cùng 4 con trai và 2 con gái. Ông không liên lạc được với vợ con khi họ vẫn ở lại Daraa còn ông đang ở trại tị nạn Zaatari ở Jordan. (Ảnh: AP)
Trong bức ảnh ngày 22/8, hai người Syria ngồi khóc bên cạnh thi thể của các nạn nhân một vụ tấn công ở Ghouta. (Ảnh: AP/Shaam News Network)
Video đang HOT
Trong bức ảnh ngày 22/8, một số thi thể được chôn tập thể ở một vùng ngoại ô Damascus sau vụ tấn công vũ khí hóa học ngày trước đó. (Ảnh: AP/Shaam News Network)
Khói đen bốc lên bầu trời sau một nã pháo hạng nặng ở Jobar, tây Damascus, Syria, ngày 22/8. (Ảnh: AP)
Người tị nạn Syria vượt qua biên giới vào Iraq tại cửa khẩu biên giới Peshkhabour ở Dahuk, tây bắc Baghdad. (Ảnh: AP)
Một gia đình Syria sống trong lều ở trại tị nạn Kawergost, Irbil, phía bắc thủ đô Baghdad của Iraq ngày 21/8. (Ảnh: AP)
Người tị nạn Syria chờ nhận lương thực viện trợ tại trại tị nạn Kawergost ở Irbil, phía bắc Baghdad. (Ảnh: AP)
Người tị nạn Syria tập trung nhận lương thực cứu trợ sau khi vượt biên giới vào Iraq lánh nạn. (Ảnh: AP)
Một binh sĩ Syria cầm súng AK-47 với một miếng dán in hình Tổng thống Bashar al-Assad khi làm nhiệm vụ tại một chốt an ninh ở Damascus. (Ảnh: AP)
Quân đội Syria khai hỏa khi chiến đấu chống quân nổi dậy Syria ở Aleppo. (Ảnh: AP/Aleppo Media Center, AMC)
Cảnh hoang tàn vì bom đạn tại khu vực Karm al-Jabal ở thành phố Aleppo, Syria. (Ảnh: AP/Aleppo Media Center, AMC)
Một xe tăng của quân đội Syria tham gia đọ sức với quân nổi dậy ở tỉnh Latakia. (Ảnh AP/SANA)
Xác quân nổi dậy Syria trên chiến trường sau một vụ tập kích của quân đội Syria gần ngoại ô Adra của Damascus. (Ảnh: AP/SANA).
Theo Thanh Hảo (Tổng hợp)
Nguy cơ tấn công vẫn lơ lửng trên đầu Syria
Nhà Trắng muốn Quốc hội Mỹ hoãn biểu quyết về tấn công Syria nhưng Tổng thống Barack Obama và đồng minh vẫn bảo lưu lựa chọn giải pháp quân sự.
Tổng thống Obama nói Mỹ "không phải là sen đầm" - Ảnh: AFP
Sáng 11.9 (giờ VN), Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu trước toàn dân về những diễn biến mới nhất đối với vấn đề Syria, theo ABC News. Với thông điệp được cho là đã thay đổi một phần lớn so với nội dung được chuẩn bị trước đó, ông Obama hoan nghênh đề xuất cho Syria giao nộp vũ khí hóa học để tránh bị tấn công và đề nghị Quốc hội hoãn lại cuộc bỏ phiếu cho phép chính thức mở chiến dịch quân sự nhằm vào quốc gia Trung Đông.
Tổng thống Obama cũng xác nhận sẽ phái Ngoại trưởng John Kerry gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 12.9, đồng thời nói thêm rằng: "Tôi sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin". Ông còn cho biết Mỹ sẽ làm việc cùng 2 đồng minh Pháp và Anh với sự tham vấn của Nga và Trung Quốc để thúc đẩy nghị quyết về kế hoạch giao nộp vũ khí hóa học của Syria tại HĐBA LHQ.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn thận trọng tuyên bố còn quá sớm để biết được kế hoạch đó có thành công hay không và các lực lượng duy trì trạng thái sẵn sàng cho một hành động giới hạn về quy mô và thời gian nếu con đường ngoại giao thất bại. Ông còn nhấn mạnh Mỹ không phải là "sen đầm thế giới" và "quân đội Mỹ không làm mấy vụ lẻ tẻ", nhưng tấn công Syria là "hành động cần thiết" để trừng phạt hành động dùng vũ khí hóa học và bảo vệ lợi ích của Mỹ. Tương tự, AFP ngày 11.9 dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố nước này vẫn sẵn sàng "trừng phạt" Syria khi cần.
Trong khi đó, phát biểu với Đài truyền hình al-Maydeen tại Li Băng, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết nước ông cam kết sẽ lập tức mở cửa các địa điểm cất giấu vũ khí hóa học. "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến liên quan đến vũ khí hóa học ở Syria và chúng tôi sẵn sàng hợp tác. Theo một phần của kế hoạch, chúng tôi dự định sẽ tham gia Hiệp ước về vũ khí hóa học", ông Muallem nói. Được biết, Syria là một trong 5 nước trên toàn cầu không ký vào hiệp ước trên bên cạnh CHDCND Triều Tiên, Angola, Ai Cập và Nam Sudan.
Mặc dù vậy, các nỗ lực ngoại giao bắt đầu gặp trắc trở khi Nga, bên đưa ra đề xuất đột phá nói trên, tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ nghị quyết nào đổ lỗi cho chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học hay đưa ra tối hậu thư nào đó. Kênh truyền hình RT dẫn lời Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng thỏa thuận buộc phía Syria giao nộp kho vũ khí hóa học chỉ có thể được triển khai nếu Mỹ và các đồng minh cam kết hủy bỏ kế hoạch dùng vũ lực chống Damascus. Ngược lại, Mỹ và đồng minh Anh, Pháp một mặt kêu gọi nhanh chóng triển khai đề xuất của Nga nhưng muốn có một nghị quyết nêu rõ thời hạn cũng như biện pháp trừng phạt nếu Syria không tuân thủ cam kết.
Theo TNO
Đề xuất của Nga giúp Obama rút êm khỏi "canh bạc" Syria? Không được đa số người dân ủng hộ và đối mặt với cuộc bỏ phiếu khó lường tại quốc hội về đề xuất tấn công Syria, Tổng thống Mỹ Obama có lẽ đã bất ngờ tìm được lối thoát êm cho "canh bạc" tại Syria sau sáng kiến từ Nga. Tổng thống Mỹ Barack Obama Sau khi thông qua một chính sách ngoại...