Những nàng công chúa bị Disney chối bỏ
Không đạt được những chuẩn mực như xinh đẹp và thánh thiện, có những nàng công chúa sẽ mãi mãi không bao giờ được xuất hiện trên màn ảnh của Disney.
Từ trước đến nay, những nàng công chúa Disney luôn được xây dựng dựa trên một khuôn mẫu chung: xinh đẹp và thánh thiện. Thế nhưng khi tác phẩm Frozen được trình chiếu, người ta liền băn khoăn liệu hai nhân vật Elsa và Anna có thực sự phù hợp với đối tượng xem phim mà phần lớn là thiếu nhi hay không? Chính vì lẽ đó, Jason Prath – nhà làm phim hoạt hình tại DreamWorks đã đưa ra danh sách những nàng công chúa không bao giờ có cơ hội xuất hiện trên màn ảnh Disney.
Theo ông, các hãng phim lớn hoàn toàn có thể xây dựng những câu chuyện trong sáng cho các nhân vật này. Thế nhưng vì đây đều là những gương mặt hoàn toàn không thân thiện với trẻ em nên sự kết hợp giữa ý tưởng của ông và câu chuyện của họ hẳn sẽ tạo ra sự khập khiễng vô cùng hài hước. Dẫu biết thực tế như vậy nhưng Jason Prath vẫn háo hức chờ đợi ngày “những công chúa bị chối bỏ” của ông được bước ra ánh sáng. “Ngành công nghiệp phim hoạt hình đang dần thay đổi với sự xuất hiện liên tục của những nhân vật nữ đa dạng và thú vị. Tôi thực sự hào hứng muốn biết sự đổi thay này sẽ dẫn chúng tôi đi đến đâu.” – Ông cho biết.
1. Elisabeth Bathory – Nữ bá tước khát máu
Elisabeth Bathory (1560 – 1614) được xem là nữ bá tước xinh đẹp và tàn bạo nhất trong mọi thời đại. Thậm chí người ta còn đặt biệt danh cho bà là “con quỷ khát máu của xứ Cachtice”. Không chỉ có những thú tiêu khiển độc ác mà Elisabeth Bathory còn là người phụ nữ giết người hàng loạt khiến ai cũng phải khiếp sợ.
2. Khutulun – Công chúa chiến binh
Là con gái của Hải Đô, cháu gái của Hốt Tất Liệt, từ nhỏ Khutulun (1260 – 1306) đã được huấn luyện để trở thành một chiến binh bất khả chiến bại. Đến lúc trưởng thành, nàng chỉ chấp nhận kết hôn với những ai có thể vượt qua nàng trong trận đấu vật. Riêng những kẻ thất bại phải cống nạp 100 chiến mã.
3. Sita – Nữ thần của điệu Blue
Sita là hiện thân của Lakshmi – nữ thần của sự giàu sang, vợ của thần Hindu Rama trong sử thi Ramayana. Sau khi kết hôn với hoàng tử của Ayodhya, Sita cùng chồng bị lưu đày đến tận Dandaka. Tại đây, nàng bị Ravana – vua La Sát bắt cóc và giam giữ. Cuối cùng, hoàng tử Rama phải giết chết Ravana để giải thoát cho vợ của mình. Sita được tôn vinh như một chuẩn mực về đức hạnh của người phụ nữ Hindu, đó là sự cống hiến, hi sinh, lòng dũng cảm và trái tim thuần khiết.
4. Võ Tắc Thiên – Bà hoàng tàn ác của lịch sử Trung Hoa
Là vị nữ hoàng duy nhất của lịch sử Trung Hoa, Võ Tắc Thiên thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình. Thế nhưng có lẽ bà sẽ không bao giờ được đưa lên màn ảnh Disney bởi tính cách độc đoán, tàn nhẫn và lối trị quốc mưu mô, nham hiểm.
Video đang HOT
5. Penta – Nàng công chúa cụt tay
Hầu hết mọi người đều biết rằng, những câu chuyện cổ tích với kết thúc có hậu đều là sản phẩm được “xào nấu” lại từ bản gốc rùng rợn. Thế nhưng thực tế cho thấy, không phải truyện nào cũng có thể được viết lại. Câu chuyện về nàng công chúa cụt tay Penta là ví dụ điển hình. Tự cắt bỏ đôi tay ngọc ngà của mình, rồi lại bị ném xuống biển, số phận bi đát của nàng công chúa hẳn sẽ khiến các em nhỏ sợ hãi đến khóc thét.
6. Mariya Oktyabrskaya – Công chúa xe tăng
Mariya Oktyabrskaya (1905 – 1944) là nàng công chúa chịu trách nhiệm lái xe tăng của Liên Xô trong Thế Chiến thứ 2. Anh dũng chiến đấu và tạo nên nhiều thành tích vĩ đại, bà là người phụ nữ lái xe tăng đầu tiên được trao tặng Huân chương Anh hùng.
7. Mai Bhago – Thần chiến người Sikh
Được mệnh danh là thần chiến, Mai Bhago luôn là người xung phong đi đầu trong các cuộc chiến. Bà chém giết kẻ địch hăng say đến độ khiến ai nấy đều phải khiếp sợ mỗi khi nghe tên.
8. Lolita – Nàng công chúa không-thể-họa-hình
Giả sử câu chuyện về cô bé Dolores, hay còn được gọi là Lolita, được làm phim hoạt hình thì hẳn các bậc phụ huynh sẽ làm mọi cách để ngăn cản con của họ đến gần màn ảnh. Xoay quanh vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em, quả thực, câu chuyện này không được sáng tác để dành cho thiếu nhi.
9. Pasipha – Nữ hoàng bí ẩn trong thần thoại Hy Lạp
Pasipha vốn là con gái của thần Mặt trời Helios, đồng thời là vợ của vua Minos. Vì muốn trở thành người trị vì xứ Crete mà Minos đã cầu xin sự giúp đỡ của thần Poseidon. Thế nhưng, do rắp tâm lừa dối khi tráo đổi con bò cống nạp mà Minos đã khiến Poseidon tức giận. Cuối cùng, Poseidon đã khiến cho vợ của Minos là Pasipha yêu và giao hợp với con bò. Kết quả, bà hạ sinh nhân ngưu Minotaur – kẻ gieo rắc những ám ảnh kinh hoàng xuống xứ Crete.
10. Nzinga Mbande – Nữ hoàng Angola
Để giành lấy quyền lực, nữ hoàng Angola Nzinga Mbande đã rắp tâm giết chết anh trai và cháu trai của mình. Thậm chí, bà còn tự thành lập quốc gia, thu phục những bộ lạc tàn nhẫn khét tiếng, cho những người lính đào ngũ và nô lệ chỗ ở rồi sau đó gây chiến tranh liên miên với Bồ Đào Nha.
11. Fredegund – Bà hoàng độc ác
Fredegund là hoàng hậu của Chilperic I, triều đại Merovingian. Thế nhưng trước khi lên được ngôi vị này, bà đã bí mật giết hại hoàng hậu đầu tiên là Audovera, đồng thời khiến cho hoàng hậu thứ hai Galswintha bị bóp cổ chết trên giường một cách lạ kỳ. Chưa dừng lại ở đó, Fredegund còn nhẫn tâm ám sát con gái mình – công chúa Rigunth vì sự ghen ghét.
12. Corn Maiden – Cô gái Mỹ bản địa bí ẩn.
Corn Maiden là người phụ nữ xuất hiện vô cùng bí ẩn, kéo theo đó là vô số hiện tượng kì lạ như sự ra đời của những hạt ngô đủ cung cấp cho tất cả mọi người để vượt qua cơn đói khát. Thế nhưng, khi nguồn gốc của những hạt ngô được phơi bày, ai nấy đều sợ hãi. Có người nói, ngô rơi ra khi cô cọ xát vào cơ thể mang bệnh hủi. Lại có phiên bản cho rằng, chúng là do cô đi ngoài mà có.
13. Beloved – Cô bé trong tiểu thuyết của Toni Morrison
Beloved là một cô gái xinh đẹp nhưng lại mang số phận ly kỳ. Chuyện kể rằng sau cuộc nội chiến ở Kentucky, có người phụ nữ tên Sethe vì muốn giải thoát con gái 2 tuổi khỏi kiếp nô lệ nên đã rạch họng để con bé chết. Một thập kỷ sau, bà vô tình gặp được Beloved. Lạ lùng thay, Beloved lại cùng tuổi với con gái đã chết của bà, trên cổ có vết sẹo, hơi thở mang mùi sữa và hồn nhiên như một đứa bé. Đáng nói nhất, tên cô là Beloved, hoàn toàn trùng khớp với cái tên Sethe đã khắc trên mộ con gái năm xưa.
14. Hatshepsut – Pharaoh vĩ đại nhất lịch sử
Hatshepsut vốn là con gái của Pharaoh Thutmosis I. Bà được xem là người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử cổ đại khi trị vì đất nước Ai Cập trong khoảng thời gian dài nhất.
Trên đây là 14 cái tên được Jason Prath liệt kê trong danh sách “những nàng công chúa bị Disney chối bỏ”. Mặc dù độc đáo, thú vị và mới lạ nhưng quả thực đây là những mỹ nhân hoàn toàn khác xa tiêu chuẩn về công chúa của Disney. Giả sử một ngày nào đó khi 14 gương mặt kể trên lần lượt được xuất hiện như vai trò chính trong các tác phẩm hoạt hình dành cho thiếu nhi thì điều ấy xứng đáng gọi là cuộc cách mạng lớn nhất của lịch sử thể loại phim này.
Theo Trí thức trẻ
"Tiên Hắc Ám" truất ngôi "Nữ Hoàng Băng Giá" tại Nhật Bản
"Maleficent" (Tiên Hắc Ám) có màn ra mắt vô cùng ấn tượng tại thị trường Nhật và đã hạ gục "Frozen" (Nữ Hoàng Băng Giá) - siêu phẩm cùng của Disney.
Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá) đã kết thúc triều đại của nó trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Nhật Bản sau khi đụng độ đối thủ cùng công ty là Maleficent (Tiên Hắc Ám). Frozen đã nắm giữ vị trí top đầu tại đất nước Mặt trời mọc trong 4 tháng liền. Nhưng giờ, đã đến lúc Nữ Hoàng Băng Giá nhường ngai vàng lại cho bộ phim của Angelina Jolie, sau khi tác phẩm này ra mắt vô cùng ấn tượng.
Maleficent vừa mở màn tại Nhật Bản vào ngày 5/7 và thu về 7,1 triệu USD (khoảng 151,23 tỷ đồng).Tiên Hắc Ám ngay lập tức trở thành phim người đóng có màn ra mắt hoành tráng nhất năm 2014 tại Nhật Bản. Phim thu hút hơn nửa triệu khán giả khi công chiếu tại 643 màn ảnh trên toàn xứ sở Phù Tang.
Maleficent cũng là phim nhập khẩu mở màn ấn tượng thứ nhì tại Nhật, chỉ sau Les Miserables năm 2012. Cho đến nay, bộ phim dựa trên câu chuyện cổ tích Sleeping Beauty đã thu về 630 triệu USD (khoảng 13.419 tỷ đồng) trên toàn cầu, trở thành phim "cá kiếm" nhất trong sự nghiệp điện ảnh của Angelina Jolie.
Dave Hollis, giám đốc phân phối của hãng Disney nói với tờ TheWrap: "Chúng tôi đã có một màn ra mắt đáng kinh ngạc với Frozen và nó trở thành nền tảng tuyệt vời cho khán giả khi Maleficent ra mắt. Có một điểm tương đồng đáng kể giữa hai bộ phim của hãng: các nhân vật nữ nâng cao vị thế của mình. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó ngày càng được khán giả đón nhận".
Nhật Bản là quốc gia chào đón Nữ Hoàng Băng Giá khá muộn màng khi phải đến tận 15/3 năm nay mới chính thức công chiếu. Song, Frozen nhanh chóng trở thành một hiện tượng tại xứ Phù Tang. Thêm 1,8 triệu USD (~38,3 tỷ đồng) vào cuối tuần vừa qua đã giúp Frozen đã trở thành bộ phim Disney có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản với hơn 240 triệu USD (~5.112 tỷ đồng). Phim còn 10 ngày công chiếu tại đây trước khi ra mắt phiên bản DVD và Blu-ray.
Theo Trí thức trẻ
"Frozen" có thể không thành công đến vậy nếu làm đúng phong cách Disney Disney từng dự định ra mắt "Frozen" (Nữ Hoàng Băng Giá) dưới dạng hoạt hình vẽ tay, song họ đã sớm dừng kế hoạch đó lại và sử dụng công nghệ tân tiến nối gót "Tangled". Kể từ khi kết thúc chiếu rạp tới nay, Frozen (Nữ Hoàng Băng Giá) vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng...