Những nạn nhân mang thân phận bị cáo
Phải bán đi một phần cơ thể để trang trải cuộc sống đã là một nỗi đau. Nhưng còn đau hơn khi chính họ, những người đã từng là nạn nhân của việc mua bán bộ phận cơ thể lại trở thành đồng phạm đẩy những con người khốn khó như họ phạm pháp.
Họ, những con người vừa là bị cáo nhưng cũng là nạn nhân cũng đã mang trong mình một bản án đúng nghĩa, bởi khi bán đi một phần cơ thể mình họ đã bị “cầm tù” bởi bệnh tật và cả pháp luật…
TAND TP Hồ Chí Minh mới đây đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán bộ phận cơ thể người” đối với các bị cáo Đào Đức Hai Việt (sinh năm 1994, ngụ tại Bắc Ninh), Hoàng Đức Tùng (sinh năm 1991, ngụ tại Hà Giang), Phạm Quang Cảnh (sinh năm 1996, ngụ tại Hà Nội), Huỳnh Linh Tâm (sinh năm 1992, ngụ tại Quảng Ngãi), Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 1999, ngụ tại Vĩnh Phúc), Đào Quang Hưng (sinh năm 1992, ngụ tại quận 10) và Huỳnh Kim Ngân (sinh năm 1995, ngụ tại Sóc Trăng).
Vụ án này từng được đưa ra xét xử vào đầu năm 2021, nhưng HĐXX đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vì các bị cáo bán thận vào năm 2017, trước thời điểm Bộ luật Hình sự hiện hành có hiệu lực…
Cơ quan điều tra xác định, các đối tượng trong đường dây đa số đều là người đã mua thận để ghép hoặc bán thận nên nắm rõ mọi quy trình bán thận trái phép tại nước ngoài. Và người được xác định là đối tượng cầm đầu đường dây mua bán bộ phận cơ thể người xuyên quốc gia này là Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975). Huyền cũng là một bệnh nhân. Trong quá trình điều tra bổ sung, tháng 4-2021, Huyền phải nhập viện, chạy thận mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian sau, nữ bị cáo – bệnh nhân Huyền qua đời. Sau đó, TAND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo Tôn Nữ Thị Huyền.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 5-5
Video đang HOT
Theo cáo trạng, năm 2009, Tôn Nữ Thị Huyền đi ghép thận tại Trung Quốc. Tại đây, Huyền quen biết Đoàn Thành Nhân (sinh năm 1965, sinh sống tại Campuchia – Nhân đã chết năm 2017) và Trần Bá Linh, là đối tượng đưa người từ Việt Nam sang Campuchia bán thận. Năm 2016, Huyền sang Campuchia gặp lại Nhân. Nhân đã rủ Huyền tìm mối bán thận với bác sĩ tên Trần (làm việc tại Bệnh viện Quân đội tại thủ đô Phnompenh).
Tại Campuchia, bác sĩ Trần yêu cầu Huyền về Việt Nam tìm người có nhu cầu bán thận, đồng thời hướng dẫn Huyền cách tuyển chọn người. Bác sĩ Trần còn hướng dẫn Huyền cách làm các xét nghiệm theo yêu cầu như HLA, PRA… kiểm tra đối chiếu chéo sau đó đưa sang Campuchia để ghép thận cho người có nhu cầu. Mỗi lần “tuyển” được người bán thận, bác sĩ Trần trả cho Huyền từ 15.000 -17.000 USD/quả thận (khoảng 370 triệu đến 395 triệu VNĐ).
Thấy lợi nhuận quá lớn, Huyền nhanh chóng đồng ý. Quay về Việt Nam, Huyền đã làm quen và tham gia cùng nhóm người tên Trung, Cường, Thái (không rõ lai lịch) chuyên môi giới mua bán thận tại Campuchia. Nhóm người này đã giới thiệu cho Huyền một người đang có nhu cầu bán thận là Đào Đức Hai Việt. Sau tất cả các thủ tục cần thiết, Việt đồng ý bán cho Huyền (thực tế là bán thận cho một bệnh nhân người Campuchia) một quả thận với giá 200 triệu đồng. Sau đó Việt được đưa sang Campuchia làm phẫu thuật.
Từ mối quan hệ mua bán này, Huyền đã lôi kéo Việt tham gia vào đường dây mua bán thận của mình. Việt được Huyền giao nhiệm vụ lên mạng xã hội chuyên săn tìm người có nhu cầu bán thận. Việt được Huyền trả công từ 15 triệu đến 25 triệu đồng/quả thận nếu giải phẫu ghép thận thành công. Ngoài ra Việt còn được Huyền chi tiền dẫn người bán thận đi làm các xét nghiệm theo yêu cầu tại một cơ sở y tế có uy tín tại Hà Nội. Có được các kết quả xét nghiệm Việt chuyển cho Huyền qua Zalo, Wichat, Facebook… sau đó Huyền chuyển tiếp cho bác sĩ Trần. Việt trở thành cánh tay đắc lực cho Huyền. Thông qua môi giới và “Hội người bán thận” trên mạng xã hội, Việt đã tìm được cho Huyền nhiều người có nhu cầu bán cơ phận người, trong số đó có Hoàng Đức Tùng, Vũ Trâm Anh Khôi….
Trong khoảng thời gian từ tháng 4-2017 đến tháng 1-2019, Tôn Nữ Thị Huyền cùng các đồng phạm đã tìm kiếm được hơn 100 người bán thận và đã đưa đi xét nghiệm tại các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội. Huyền đã đưa 37 người sang Campuchia bán thận. Số còn lại chưa tìm được người ghép phù hợp. Trong đó, từ tháng 1-2018 đến tháng 1-2019 các đối tượng đã đưa 20 người bán thận sang Campuchia cắt ghép thận thành công, Huyền thu lợi 1,4 tỉ đồng.
Trong số các bị cáo, kẻ là bệnh nhân, người thì có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vì lòng tham đã bất chấp, thay vì thấu hiểu, sẻ chia, ngược lại, các bị cáo đã lôi kéo, dụ dỗ để hưởng lợi nhuận trên chính sự khó khăn, bệnh tật mà mình đã từng trải qua, vô tình biến họ từ nạn nhân thành người có hành vi phạm pháp.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, các bị can đã có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò cụ thể, từ việc tìm kiếm người bán thận, đưa người đi xét nghiệm tại các bệnh viện, nuôi dưỡng người bán thận, đưa người bán thận sang Campuchia và về Việt Nam, thanh toán tiền mua – bán thận rất rõ ràng.
Các bị cáo cũng thừa nhận cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội. Các đối tượng phạm tội đều là những người từng có kinh nghiệm đi bán thận “chui”. Sau khi bán thận qua đường dây tội phạm trên, các bị cáo trở thành cánh tay đắc lực giúp Huyền – “bà trùm” của đường dây mua bán thận – tung hoành, mở rộng phạm vi hoạt động.
Trong vụ án này những người đã bán, cắt ghép thận thành công, họ được xem là bị hại. Trả lời HĐXX, nhiều bị hại nói rằng họ đã bán một quả thận. Nhưng trong số họ có người nhận đủ 210 triệu đồng, có người chỉ mới tạm ứng từ 18-60 triệu đồng.
Khi HĐXX hỏi một bị hại tên Đạt rằng có yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không? Bị hại muốn bồi thường 150 triệu đồng, còn các bị hai khác thì im lặng. Thực ra các bị hại biết đòi ai bồi thường khi mà các bị cáo có khi còn thê thảm hơn họ vì bản thân các bị cáo cũng vì nghèo đã phải bán đi một phần cơ thể mình, lấy gì mà bồi thường?
Ngày 18/5, xét xử cựu Chủ tịch VEAM gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vào ngày 18/5 tới.
Thẩm phán Trần Nam Hà được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ án này. Một kiểm sát viên Viện KSND tối cao và hai kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử.
Đến thời điểm này, đã có 33 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Bị can Trần Ngọc Hà (cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên, cựu Tổng Giám đốc VEAM) cùng 15 bị can khác bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Riêng bị can Nguyễn Văn Khôi (cựu Trưởng Ban kiểm soát, Thành viên Hội đồng Thành viên VEAM) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2011 đến 2013, Vũ Từ Công (Kế toán trưởng VEAM) đã tham mưu, đề xuất, soạn thảo văn bản trình Lâm Chí Quang (Tổng Giám đốc VEAM) ký 5 chứng thư bảo lãnh thanh toán ngân hàng cho Công ty con Vetranco vay tổng số tiền 193 tỷ đồng. Từ bảo lãnh của VEAM, Vetranco đã vay tiền tại các ngân hàng để kinh doanh.Tuy nhiên, hiện nay các đối tác này đã dừng hoạt động, không còn tài sản gì và không có khả năng trả nợ cho Vetranco nên Vetranco không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng. Từ đó, VEAM đã bị các ngân hàng cưỡng thu hoặc phải trả nợ thay Vetranco tổng số tiền gần 76 tỷ đồng. Khi sử dụng nguồn tiền vay ngân hàng do VEAM bảo lãnh, Đào Quốc Việt (Giám đốc Vetranco) đã cho Trần Quang Tiến (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Đại Nam), đồng thời là người quản lý, điều hành Công ty Tương Lai, Công ty Minh Quang và Công ty Thép Minh Quang vay để hưởng lãi theo lãi suất cho vay của ngân hàng, cộng với chênh lệch từ 0,8% đến 1,25% giá trị tiền vay.
Bị can Trần Ngọc Hà (đầu tiên, bìa trái) và đồng phạm.
Để che giấu việc cho vay tiền trái quy định, Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến thỏa thuận hợp thức bằng cách lập các hợp đồng mua bán hàng hóa khống. Trong đó, nhiều khoản vay đã được tất toán, còn lại 15 khoản vay phát sinh trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2013, Trần Quang Tiến không hoàn trả được, gây thiệt hại cho Vetranco số tiền gần 183 tỷ đồng. Ngoài ra, khi thực hiện Dự án "Đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung" và ký kết, thực hiện hai thỏa thuận VEAM - ZIBO đầu tư phát triển xe ôtô tay lái bên phải, lãnh đạo VEAM đã khiến Nhà nước thiệt hại hơn 66 tỷ đồng...
Kết quả điều tra còn xác định, năm 2016, Dự án "Đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung" của VEAM đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chưa được Bộ Công thương xem xét, quyết định đầu tư, nhưng Trần Ngọc Hà với chức danh Tổng Giám đốc VEAM vẫn thực hiện việc ký kết Hợp đồng cung cấp Li-xăng với Công ty ISEKI (Nhật Bản) và thanh toán hai đợt số tiền 2,5 triệu USD, nhưng sau đó không có căn cứ thu hồi, gây thiệt hại cho VEAM số tiền gần 57 tỷ đồng.
Năm 2015, bị can Trần Ngọc Hà với chức danh Tổng Giám đốc VEAM đã tự ý quyết định hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc) thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm xe ôtô tay lái bên phải để xuất khẩu sang Srilanka, nhưng không có Nghị quyết của Hội đồng Thành viên VEAM, không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt của VEAM. Bị can Hà đã quyết định việc chuyển tạm ứng cho Công ty T-King tổng số tiền 400.000 USD để T-King nghiên cứu, phát triển các bộ linh kiện xe ôtô tay lái bên phải. Cơ quan tố tụng xác định, trong vụ án, bị can Trần Ngọc Hà giữ vai trò chính, khiến Nhà nước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Vừa xác định được danh tính thi thể dưới cống gần chợ Hàn Đà Nẵng Theo thông tin vừa cập nhật, danh tính tử thi bị phân hủy, nằm dưới ống cống bên cạnh chợ Hàn, TP. Đà Nẵng đã được công an xác định. Liên quan đến vụ việc phát hiện cánh tay người ở tại lòng cống trên đường Hùng Vương, đoạn gần chợ Hàn (quận Hải Châu, Đà Nẵng) vào tối qua 4/5, cơ quan...