Những nam diễn viên Trung Quốc có tổng doanh thu phòng vé cao nhất: Đặng Siêu và Ngô Kinh dẫn đầu
Ngoài Đặng Siêu và Ngô Kinh ra còn có những cái tên quen thuộc như Hoàng Bột, Vương Bảo Cường, Thẩm Đằng.
Mới đây trên mạng đang lan truyền danh sách những nam diễn viên có tổng doanh thu phòng vé đạt trên 10 tỷ tệ và nhận được sự quan tâm đặc biệt của netizen xứ Trung. Với tổng doanh thu tính cả vị trí nhất phiên, nhị phiên và tam phiên trong phim, Đặng Siêu là ngôi sao đầu tiên vượt mốc 10 tỷ tệ (số liệu năm 2006) và hiện nay đã là hơn 12 tỷ 640 triệu tệ.
Đặng Siêu là ngôi sao có tổng doanh thu phòng vé cao nhất hiện nay.
Xếp ngay phía sau Đặng Siêu chính là diễn viên hài Hoàng Bột. Trong những bộ phim đã đóng, Hoàng Bột có đến 6 bộ phim đều đạt doanh thu trên 1 tỷ tệ mỗi bộ, đây là thành tích không phải ngôi sao nào cũng có thể làm được.
Hoàng Bột
Tuy nhiên nếu tính theo nam chủ nhất phiên thì Ngô Kinh lại vượt mặt Đặng Siêu để giành vị trí đầu tiên với hơn 10 tỷ tệ. Ngô Kinh có 12 bộ phim nam chính giúp anh có tổng doanh thu hơn 10 tỷ, trong đó siêu phẩm Chiến lang 2 góp vào đó hơn 5,6 tỷ tệ. Trong đó Đặng Siêu có phần khiêm tốn hơn khi anh cần những 20 bộ phim để có được tổng doanh thu 9 tỷ 845 triệu tệ.
Video đang HOT
Danh sách “những ông hoàng phòng vé” đều là những ngôi sao gạo cội của điện ảnh Trung Quốc.
Ngô Kinh gây ấn tượng mạnh với “Chiến lang 2″ và mới đây nhất là “Lưu lạc ở Trái Đất”.
Ngoài Ngô Kinh và Đặng Siêu, danh sách này còn có Thẩm Đằng (9 tỷ 827 triệu tệ), Vương Bảo Cường (9 tỷ 616 triệu tệ), Hoàng Bột (9 tỷ 426 triệu tệ). Nếu như Vương Bảo Cường và Hoàng Bột cần đến hơn 20 bộ phim nam chính để có thể xếp vào hàng ngũ “những nam diễn viên 10 tỷ” thì Thẩm Đằng chỉ cần 8 bộ, tính trung bình mỗi bộ phim của anh có doanh thu hơn 1 tỷ tệ.
Thẩm Đằng
Vương Bảo Cường
Theo saostar
Trung Quốc phô trương sức mạnh trong 'Chiến lang 2', 'Điệp vụ Biển Đỏ'
"Chiến lang 2", "Điệp vụ Biển Đỏ" đã tô vẽ sức mạnh siêu cường của quân đội Trung Quốc và quân nhân nước này như thế nào?
Chiến lang 2 ra mắt vào năm 2017 và tạo nên cơn sốt về doanh thu tại Trung Quốc. "Đám đông hò reo và vỗ tay. Một nhóm người khác trong rạp chiếu đứng dậy hát quốc ca Trung Quốc", Sina cho hay. Bộ phim được ca ngợi mang lại thành công cho dòng phim yêu nước. Tuy nhiên, phim lại vấp những ý kiến tiêu cực khi phô diễn thái quá sức mạnh của người Trung Quốc. Chiến lang 2 là câu chuyện về một anh lính đến từ Trung Quốc giải cứu những đứa trẻ châu Phi.
Trong phim, nhân vật của Ngô Kinh được tô vẽ như anh hùng giải cứu thế giới. Bộ phim kết thúc bằng câu thoại: "Hãy nhớ, Trung Quốc luôn bảo vệ các bạn".
Chiến lang 2 gây tranh cãi cũng vì sự thần thánh hóa sức mạnh của Ngô Kinh. Trên Mtime, cây viết AnneMovie được chấm 7,8 điểm cho bình luận chê bai phim. "Thực sự không hiểu vì sao phim nhận được nhiều lời khen ngợi đến thế. Bắt đầu là cảnh đánh nhau dưới biển mặc dù mới lạ nhưng không có căn cứ khoa học. Cảnh tượng hoành tráng nhưng phi logic. Một người thường tại sao đánh mãi cũng không chết. Đây là thần thánh hóa câu chuyện, chủ nghĩa anh hùng cá nhân quá rõ nét. Phim biến người nước ngoài thành kẻ yếu và độc ác".
Để hiện thực hóa sức mạnh quân sự thông qua câu chuyện của Lãnh Phong, hàng loạt chiếc xe tăng thật đã bị phá hủy. Trong mọi khoảnh khắc, người lính Trung Quốc vẫn kiên trung.
Xe tăng, phi cơ được huy động trong phim góp phần mô tả một phần về những gì các binh sĩ Trung Quốc đối diện mỗi ngày. Ngô Kinh cho biết khi quay Chiến lang 2, anh đã nhờ Bộ Quốc phòng hỗ trợ về thông tin.
Những cảnh phim phô diễn sức mạnh hải quân của Trung Quốc với hệ thống tàu chiến ngầm, mạng lưới trinh sát. Thủy âm chống ngầm ven biển, tàu hộ vệ tên lửa chống ngầm lớp.
Theo Baidu, Trung Quốc đã nắm được công nghệ phát triển tên lửa và tàu chiến hạng nặng. Tuy nhiên, thế giới luôn chủ quan với sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Baidu cho biết điểm yếu của Trung Quốc trước kia là tàu ngầm đễ bị phát hiện bởi tiếng ồn lớn. Nhưng đó đã là câu chuyện thuộc về quá khứ.
Điệp vụ Biển Đỏ của Lâm Siêu Hiền còn là nấc thang mới về sự phô trương so với Chiến lang 2. Nếu như Chiến lang 2 bị cho là tôn sùng chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Điệp vụ Biển Đỏ là phim đề cao chủ nghĩa dân tộc.liên tục phô diễn đẳng cấp hành động, với các trường đoạn đấu súng, cháy nổ ngập trời, đạn bay như mưa.... với thời lượng dài hơi cùng tần suất xuất hiện dày đặc.
Bộ phim "ném" các nhân vật vào một cuộc chiến tưởng chừng không có hồi kết với bối cảnh và nhiệm vụ liên tục thay đổi, từ đó dẫn đến hàng loạt xung đột bất ngờ, không báo trước. Trong suốt hơn hai tiếng thời lượng, khán giả khó có cơ hội rời mắt khỏi màn hình, bởi chỉ cần một thời khắc mất tập trung cũng có thể khiến bỏ lỡ mất những cảnh hành động đang diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ.
Trong Điệp vụ Biển Đỏ, sức mạnh hải quân Trung Quốc chống lại hải tặc Somali càng khắc họa rõ sự khoa trương. Phân đoạn giải cứu con tin, lính Trung Quốc được sử dụng súng theo tiêu chuẩn Trung Quốc, loại súng trường tự động đường kính 95 mm.
Súng bắn tỉa, tàu chiến, xe tăng đều được là những loại tối tân nhất,
Đạo diễn Lâm Siêu Hiền tin rằng qua Điệp vụ Biển Đỏ, Trung Quốc khẳng định đang mở rộng kế hoạch bảo vệ duyên hải đại dương thay vì bảo vệ duyên hải vùng biển.
Theo zing.vn
Rộ tin đồn Đường Yên tham gia 'Chiến lang 3': Tăng thêm danh tiếng hay sẽ rủi ro như 'Âu châu công lược'? Sau thành công vượt ngoài tưởng tượng của "Chiến lang 2", Ngô Kinh đã quyết định tiếp tục đầu tư cho phần 3 của bom tấn này. Năm 2017, bộ phim hành động của Trung Quốc - Chiến lang 2 (Wolf Warrior 2) đã trở thành bộ phim có doanh thu lớn nhất trong lịch sử điện ảnh nước này, vượt qua tất...