Những mỹ nhân chết thảm vì tình trong phim Kim Dung
Yêu hết lòng nhưng lại phải nhận lấy cái chết bi thương là điểm chung mà Kim Dung đã tạo cho các nhân vật này.
Đoàn Chính Thuần và 5 bà vợ trong “Thiên long bát bộ”
Đoàn Chính Thuần là một nhân vật có thật sống ở thời Hậu Đại Lý, thế nhưng trong Thiên long bát bộ, Kim Dung đã thêm thắt vào cuộc đời nhân vật này nhiều tình tiết khác biệt so với lịch sử.
Đoàn Chính Thuần và 5 bà vợ
Đoàn Chính Thuần nổi tiếng đào hoa, ông yêu nhiều và cũng được nhiều người say đắm. Tuy nhiên, khiến ông nhớ nhất phải kể đến: Thư Bạch Phụng – mẹ Đoàn Dự, Vương phu nhân – mẹ Vương Ngữ Yên, Cam Bảo Bảo – mẹ Chung Linh, Tần Hồng Miên – mẹ Mộc Uyển Thanh và Nguyễn Tinh Túc – mẹ A Châu và A Tử.
Dù chịu cảnh chồng chung như 5 người phụ nữ này vẫn một lòng một dạ với Đoàn Chính Thuần. Họ ganh đua với nhau nhưng lại chẳng trách móc Đoàn Chính Thuần phụ bạc. Thậm chí, khi phải chết vì Đoàn Chính Thuần, họ cũng cam tâm tình nguyện mà không một lời oán trách. Sự chung thủy và hy sinh của 5 người phụ nữ này đã làm nhiều khán giả xúc động và khiến báo chí tốn hao nhiều giấy mực.
A Tử trong “Thiên long bát bộ”
Nhắc đến A Tử trong Thiên long bát bộ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự độc ác, ngang tàng. Tuy nhiên, giống như chị mình là A Châu, A Tử đến cuối cùng vẫn phải chịu cảnh chết thảm vì tình. A Tử yêu Kiều Phong nhưng không được chàng đáp lại. Khi Kiều Phong mất đi người yêu, A Tử nguyện làm người thay thế.
Thậm chí, khi Kiều Phong gặp nguy hiểm, A Tử còn không tiếc an nguy xả thân bảo vệ. Khi chứng kiến cảnh Kiều Phong tự sát, A Tử gần như hóa điên, cô tự móc mắt và ôm xác Kiều Phong lao xuống vực thẳm. Cái chết bi thương của A Tử đã làm người xem không khỏi xót xa.
A Tử đã tự móc mắt rồi ôm xác Kiều Phong lao xuống vực
Kiến Ninh trong “Lộc Đỉnh Ký”
Kiến Ninh được Kim Dung miêu tả là 1 trong 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo. Kiến Ninh tính tình bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng lại nhất mực yêu thương Tiểu Bảo.
Vì Tiểu Bảo, Kiến Ninh sẵn sàng từ bỏ ngôi vị công chúa, chấp nhận làm vợ lẽ và cùng 6 bà vợ còn lại phiêu bạt giang hồ với anh. Tuy nhiên, hạnh phúc chưa kịp đến thì Kiến Ninh đã phải chết thảm, nhìn cảnh Tiểu Bảo ôm xác cô mà nhiều khán giả không khỏi xót xa.
Trên màn ảnh nhỏ, đã có nhiều diễn viên thể hiện thành công vai Kiến Ninh công chúa, tuy nhiên, lưu lại ấn tượng sâu đậm nhất phải kể đến Lâm Tâm Như. Nét diễn nghịch ngợm, đáng yêu của Lâm Tâm Như đã khiến nhân vật này không bị lư mờ trước rừng người đẹp của Tiểu Bảo và Khang Hy(2000).
Video đang HOT
Kiến Ninh chết trong vòng tay Vi Tiểu Bảo
Ân Tố Tố trong “Ỷ thiên đồ long ký”
Ỷ thiên đồ long ký là một trong những tiểu thuyết được yêu thích nhất của Kim Dung. Ngoài việc xây dựng hình tượng người anh hùng võ công cái thế, Ỷ thiên đồ long ký còn ghi ấn tượng bởi chuyện tình buồn của các nhân vật nữ. Và Ân Tố Tố – mẹ của nam chính Trương Vô Kỵ thường được nhắc đến cũng bởi vì điều này.
Ân Tố Tố là con gái của Bạch Mi Ưng Vương – Ân Thiên Chính. Sau khi lưu lạc trên hoang đảo, Tố Tố đã kết hôn cùng Trương Thúy Sơn – đệ tử phái Võ Đang. Vì không muốn tiết lộ tung tích người anh kết nghĩa Tạ Tốn nên Trương Thúy Sơn đã tự sát, quá đau khổ trước cái chết của chồng, Tố Tố cũng tự sát chết theo ngay sau đó. Chính cái chết bất ngờ của vợ chồng Trương Thúy Sơn – Ân Tố Tố đã làm nảy sinh nhiều sóng gió cho võ lâm sau này.
Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn
Nhạc Linh San trong “Tiếu ngạo giang hồ”
Tuy được Lệnh Hồ Xung yêu thương hết mực nhưng Nhạc Linh San vẫn chỉ một lòng hướng về Lâm Binh Chi. Số phận của người con gái này gắn với những âm mưu, thủ đoạn giành lấy bí kíp võ công thượng thừa. Nhạc Bất Quần – cha Nhạc Linh San lợi dụng cô để lừa gạt Lâm Bình Chi, Lâm Bình Chi – chồng Nhạc Linh San lại xem cô là tấm kim bài hộ thân, uy hiếp ngược trở lại Nhạc Bất Quần.
Lâm Bình Chi chính là người giết chết Nhạc Linh San
Nhạc Linh San phải đau khổ lựa chọn giữa cha và chồng, thế nhưng, cuối cùng cô vẫn chọn Lâm Binh Chi bất chấp việc bị anh hững hờ, lạnh nhạt. Cái chết của Nhạc Linh San là bi kịch của những nỗi đau chồng chất khi cô bị chính Lâm Bình Chi sát hại.
Theo afamily
Những "thảm họa" chuyển thể từ võ hiệp Kim Dung
Không thiếu những diễn viên, biên kịch, nhà sản xuất vô tình tự biến mình thành "tội đồ" trong mắt các fan trung thành với Kim Dung.
Tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung luôn là đề tài được các nhà làm phim vô cùng ưa thích. Vậy nhưng, để chuyển tải được trọn vẹn cái hay, cái tinh túy và tinh thần của truyện võ hiệp Kim Dung lại không hề đơn giản, nếu không muốn nói là khó khăn vô cùng.
Thế nên, bên cạnh những hình tượng nhân vật được khắc họa tài tình, những bản phim đã trở nên kinh điển, thì cũng không thiếu những diễn viên, biên kịch, nhà sản xuất vô tình tự biến mình thành "tội đồ" trong mắt các fan trung thành với Kim Dung.
Ỷ thiên đồ long ký 1994
Thủ phạm: Mã Cảnh Đào
Ỷ thiên đồ long ký 1994 đã tìm được một Chu Chỉ Nhược hoàn hảo - Châu Hải My. Ấy vậy, Trương Vô Kỵ của bản phim này - Mã Cảnh Đào lại là điểm khiến khán giả thất vọng hoàn toàn. May mắn sở hữu ngoại hình đẹp, được các thiếu nữ mê mệt song diễn xuất ở dòng phim kiếm hiệp của Mã Cảnh Đào lại không tương xứng với ngoại hình của anh.
Lối diễn xuất của Mã Cảnh Đào vốn nổi tiếng là khá... sến sẩm, lại hơi khoa trương và thiếu sự tiết chế cần thiết. Mà những điều này thì lại quá sức "lệch pha" với các vai đại hiệp võ lâm nói chung và nhân vật Trương Vô Kỵ nói riêng. Dù khá giàu kinh nghiệm diễn xuất, ngoại hình lại phù hợp song Mã Cảnh Đào lại "ngã ngựa" một cách khá đáng tiếc với nhân vật này.
Thần điêu đại hiệp 1998 (bản Đài Loan)
Thủ phạm: Ngô Thanh Liên
Chưa xét đến nhiều yếu tố khác như võ thuật, nội dung, diễn xuất, bản phim Thần điêu đại hiệp này đã mắc phải một sai lầm chết người. Mà khổ nỗi, lỗi sai này lại "đập thẳng" vào mắt người xem. Ấy là để Tiểu Long Nữ (Ngô Thanh Liên) mặc trang phục... đen tuyền.
Vậy là chưa kịp "dùng nội hàm chinh phục khán giả", Thần điêu đại hiệp 1998 đã phải nhận một rổ đá to bự. Sánh vai bên các Cô Cô trong trắng, xinh đẹp như hoa như ngọc ở phiên bản khác, Ngô Thanh Liên hoàn toàn lép vế và chỉ nổi bật vì... là người duy nhất mặc đồ đen.
Tiểu Bảo và Khang Hy (phóng tác từ Lộc Đỉnh Ký)
Thủ phạm: Hình tượng nhân vật Vi Tiểu Bảo
Tiểu Bảo và Khang Hy 2000 với sự diễn xuất của Trương Vệ Kiện là một trong những phiên bản Lộc Đỉnh Ký gây tranh cãi nhiều nhất. Bởi các fan của Trương Vệ Kiện và khán giả thông thường thì mê tít. Còn những người trung thành với tinh thần nguyên tác Kim Dung lại hoàn toàn thất vọng. Dù nhà sản xuất đã "ý tứ" không lấy tên là Lộc Đỉnh Ký song điều đó vẫn là chưa đủ để "chuộc tội".
Sự thất vọng của họ là hoàn toàn có thể hiểu được. Tiểu Bảo và Khang Hy sai lệch nguyên tác quá nhiều, tự ý thêm bớt nhiều nhân vật và "anh hùng hóa" hình tượng Vi Tiểu Bảo. Bởi vậy, nó dễ đi vào lòng khán giả, dễ gây thiện cảm. Song trên phương diện phim chuyển thể từ truyện Kim Dung thì nhiều người sẵn sàng dành cho nó 2 tiếng "thảm họa".
Tiếu ngạo giang hồ 2000 (bản Singapore)
Thủ phạm: Mã Cảnh Đào
Mã Cảnh Đào thực sự không có duyên với các vai diễn đại hiệp - cho dù anh rất được lòng các đạo diễn và nhà sản xuất phim. Ở dòng phim tâm lý, tình cảm, Mã Cảnh Đào là ngôi sao sáng. Tuy nhiên với phim võ hiệp thì mọi chuyện hoàn toàn trái ngược.
Và sau Ỷ thiên đồ long ký 1994, Mã Cảnh Đào tiếp tục thể hiện sự vô duyên của mình với vai diễn Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ 2000 - vẫn bởi lối diễn ủy mị, thiếu phóng khoáng, cộng với tạo hình "cái bang". Bản phim này dù thu hút được lượng fan đông đảo của người đẹp Phạm Văn Phương song nó lại khiến khán giả cảm thấy thất vọng nhiều hơn.
Và những "mầm non thảm họa"...
Dù mới ra mắt ít lâu, vẫn đang trên trường quay hay thậm chí còn chưa chọn xong diễn viên, vẫn có những tác phẩm hứa hẹn sẽ nối dài danh sách thảm họa của loạt tác phẩm chuyển thề từ tiểu thuyết của Kim lão gia.
Tiếu ngạo giang hồ 2013
Thủ phạm: Biên kịch Vu Chính
Danh tiếng của Vu Chính trong làng truyền hình Hoa ngữ vốn gắn với các tác phẩm màu mè, "sến rện" và phóng tác "tung trời". Bởi vậy, khi Vu Chính được nhận quyền chuyển thể Tiếu ngạo giang hồ từ nhà văn Kim Dung, rất nhiều khán giả thắc mắc rằng không biết Vu Chính đã "bỏ bùa mê thuốc lú" kiểu gì?
Và tất nhiên, giang sơn khó đổi, bản tính khó dời. Vu Chính thì muôn đời vẫn là Vu Chính. Mỗi một sự sáng tạo mới của Vu Chính trong kịch bản đều khiến khán giả than trời. Tuy chỉ lên sóng được ít tập song Tiếu ngạo giang hồ 2013 đã phải chịu nhiều chỉ trích nặng nề, từ người xem cho tới các chuyên gia phê bình.
Thiên long bát bộ 2013
Thủ phạm: Nhà thiết kế Hề Trọng Văn
Khi Thiên long bát bộ 2013 mới công bố dàn diễn viên, mặc dù vẫn còn một vài điều lăn tăn song khán giả vẫn gửi trọn niềm tin vào đạo diễn Lại Thủy Thanh. Nhưng khi tạo hình nhân vật được hé lộ, ai nấy đều phải "ngã ngửa" trước sự xấu xí và luộm thuộm quá thể đáng.
Nhà thiết kế Hề Trọng Văn vốn nổi tiếng bởi những thiết kế cầu kỳ, tinh tế và sang trọng trong các tác phẩm cổ trang. Thế nhưng với Thiên long bát bộ 2013, ông lại nhất định sử dụng phong cách tối giản hóa. Có khán giả còn đùa rằng thiết kế phục trang cho tác phẩm này là chuyện dễ nhất trên đời bởi chỉ cần khoác tấm vải màu "chóe lóe" lên người diễn viên là xong.
Thần điêu đại hiệp 2014
Thủ phạm: Vu Chính
Dù thông tin liên quan đến tác phẩm này mới chỉ vỏn vẹn có Trần Hiểu sẽ vào vai Dương Quá, tuy nhiên, một tương lai u ám dường như đã sẵn sàng chờ đón người hâm mộ Kim Dung. Với tài "xào nấu nêm nếm" danh bất hư truyền của mình, chẳng có lý gì Vu Chính lại không để trí tưởng tượng bay xa - như tiền lệ đối với Tiếu ngạo giang hồ 2013.
Bên cạnh việc quá tự tin vào ngòi bút của mình, Vu Chính còn có một tội danh cực to nữa: quá o bế "gà nhà". Trần Hiểu hiện là "kép cưng" của Vu Chính, thay thế Hà Thịnh Minh trước kia. Vậy nên Vu Chính hào phóng giao vai Dương Quá cho anh, không cần biết tốt xấu.
Còn về vai diễn được quan tâm số một - Tiểu Long Nữ, khán giả đang hồi hộp không biết ai sẽ là người được ưu ái trong số "đào yêu" của Vu Chính: Viên San San hay Dương Dung? Thậm chí, "mối tình chớm nở" của Vu Chính - "ngọc nữ sexy" Hoắc Tư Yến - cũng là ứng cử viên sáng giá cho vai diễn này.
Theo TTVN
Những mỹ nhân có duyên với phim Kim Dung Chu Ân, Lê Tư, Triệu Nhã Chi... là các mỹ nhân Hoa ngữ đã nhiều lần góp mặt trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Chu Ân từng hóa thân thành Tiểu Đông Tà Hoàng Dung trong bộ phim truyền hình Anh hùng xạ điêu năm 1994. Đến năm 2001, cô lại vào vai Trần Viên Viên và A...