Những “món quà vô giá” giữa Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 khắc nghiệt
Buổi sinh nhật của bà T không phải ngồi giữa vòng tay yêu thương của những người thân trong gia đình, mà chính là giữa bệnh phòng – nơi có hàng trăm bệnh nhân F0 nặng, nguy kịch.
Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 nằm trong Bệnh viện Dã chiến số 16, thuộc Bệnh viện Bạch Mai (TP Hồ Chí Minh) luôn căng thẳng. Tiếng tít tít của máy thở và những thiết bị y tế … không bao giờ dừng lại theo dòng chảy sinh – tử của bệnh nhân.
Bệnh nhân T.T.T là một trong số hơn 300 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tích cực tại đây.
Buổi sinh nhật của bà T không phải ngồi giữa vòng tay yêu thương của những người thân trong gia đình, mà chính là giữa bệnh phòng – nơi có hàng trăm bệnh nhân F0 nặng, nguy kịch…
Khi đang miên man với những suy nghĩ về gia đình, về sự lo lắng của người thân, bệnh nhân T giật mình bởi câu hỏi thăm của bác sĩ: “Cháu chào cô ạ! Hôm nay có phải sinh nhật cô không? Có phải đã lâu rồi cô không được thấy mặt người thân, gia đình?…”
“Cô ơi! Hôm nay nhân dịp đặc biệt này, chúng cháu đã chuẩn bị một món quà nho nhỏ muốn dành tặng cô. Cô có muốn thấy mặt gia đình, con gái cô không?”, bác sĩ tiếp lời ngay sau cái gật đầu của bệnh nhân T.
Song, khi ánh mắt của bệnh nhân chưa hết ngỡ ngàng, thì những cuộc gọi đong đầy yêu thương được đã được các y, bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 của BV Bạch Mai kết nối với gia đình bà T.
Bệnh nhân T bất ngờ được kết nối với những thành viên trong gia đình.
Qua cuộc gọi kết nối đong đầy tình yêu thương, bệnh nhân T không những có thể trò chuyện trực tiếp với con gái, gặp được tất cả những người thân trong gia đình, mà còn nhận được những lời chúc mừng sinh nhật giữa tâm dịch đầy sự khắc nghiệt này.
Video đang HOT
Buổi sinh nhật diễn ra thật đặc biệt và trong giây phút ấy, mọi thứ xung quanh như lắng lại, nhường chỗ cho tình cảm thiêng liêng! Gia đình nhìn nhau nghẹn ngào, bật khóc. Những giọt nước mắt nhớ nhung lăn dài trên má, những lời con động viên mẹ mau khoẻ nhé, gia đình con và các cháu nhớ bà lắm, bà mau khoẻ về với cháu… xen giữa là lời bài hát “Cháu yêu bà lắm” của cô cháu gái hát tặng, chúc mừng sinh nhật bà.
Những giọt nước mắt nhớ nhung lăn dài trên má, những lời con động viên, chúc mừng sinh nhật xen giữa lời bài hát “Cháu yêu bà lắm” của cô cháu gái hát tặng, bà T không khỏi nghẹn ngào.
Với bà T và các y, bác sĩ, đây là khoảnh khắc đặt biệt, đong đầy yêu thương. Nó là món quà vô giá, tiếp thêm nghị lực cho bệnh nhân chiến thắng bệnh tật, nhanh chóng được trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Ngày 16/9, thông tin với PV Báo Sức khỏe & Đời sống , đại diện phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hôm qua, ngày 15/9, cán bộ y tế trực hotline của ICU BV Bạch Mai đã bất ngờ nhận được tin nhắn, với nội dung: “Hôm nay là sinh nhật mẹ em, ngày 15/9. Nếu có thể, anh/chị gửi lời dùm em là con chúc mẹ sinh nhật vui vẻ, mau hết bệnh về với con cháu đang chờ mong mẹ, mẹ ơi mẹ cố lên!”.
Ngay khi đọc được những dòng tin nhắn gửi gắm tâm tư của người con lâu ngày không được gặp mẹ, Phòng Công tác xã hội trực thuộc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã ngay lập tức liên hệ với số điện thoại gọi đến để nắm thêm thông tin.
Đó là tâm tư của gia đình chị Tiên – con gái của bệnh nhân Trần Thị T hiện đang điều trị tại ICU Hồi sức 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện dã chiến 16.
Bệnh nhân Trần Thị T. đang điều trị tại ICU Hồi sức 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện dã chiến 16 xúc động với sinh nhật đặc biệt tại đây.
Theo đó, từ ngày mẹ chị Tiên nhập viện, chị và gia đình đã không thể liên lạc trực tiếp với mẹ, mà chỉ biết thông tin về bệnh tình của mẹ qua số điện thoại của nhân viên trực hotline hàng ngày thông báo về.
Khi nắm bắt câu chuyện trên, những nhân viên Công tác xã hội tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định tặng cho bệnh nhân một “món quà đặc biệt”, để giúp cho những bệnh nhân đang phải căng mình chống chọi lại bệnh tật không còn cảm thấy cô đơn trong chính ngày đặc biệt của mình, ngày mà mọi người cùng nhau đoàn tụ cắt bánh, thổi nến, nhận những lời chúc tốt đẹp, muốn kết nối lan toả yêu thương tới gia đình đang ngày đêm mong ngóng người thân được sớm khỏi bệnh trở về nhà.
Ngay lập tức, nhóm Công tác xã hội đã nảy ra một ý tưởng: “Chúng tôi sẽ thay gia đình, những người con đang bị xa cách mẹ vì dịch bệnh gửi những món quà tới cho bệnh nhân, mong muốn giúp cô có thêm động lực để sớm trở về bên gia đình của mình”.
Ảnh: Cận cảnh Trung tâm Hồi sức điều trị COVID-19 tại Cần Thơ
Việc đưa vào hoạt Trung tâm hồi sức quốc gia điều trị COVID-19 tại Cần Thơ có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực ĐBSCL.
Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia điều trị COVID-19 đặt tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa c đi vào hoạt động ngày 16/8.
Đây là 1 trong 12 trung tâm hồi sức tích cực quốc gia được Bộ Y tế thành lập trên cả nước.
Trung tâm có quy mô 200 giường được xây dựng khẩn cấp, nằm biệt lập với các khu vực điều trị khác của bệnh viện.
Theo phân tầng điều trị của Bộ Y tế, Trung tâm có nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, nguy kịch tại TP Cần Thơ và các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực ĐBSCL chuyển đến.
Để phục vụ riêng cho công tác điều trị của trung tâm, bệnh viện đã lắp đặt thêm bồn oxy 20m3, đảm bảo nguồn oxy sử dụng trong 1 tháng.
Với gói tài trợ trên 50 tỉ đồng từ ngân hàng Techcombank, trung tâm đã được trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị kỹ thuật chuyên sâu.
Trong đó, có 40 máy thở chức năng cao, 30 máy thở lưu lượng cao qua đường mũi, 150 máy truyền dịch, 200 giường hồi sức...
Giường bệnh với máy móc hiện đại.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã huy động 32 bác sỹ cùng 50 điều dưỡng để phục vụ cho trung tâm. Đây là lực lượng chủ chốt của Khoa Hồi sức tích cực và chống độc cùng lực lượng bổ sung từ các khoa Đột Quỵ, Bệnh Nhiệt đới, Khoa Gây Mê Hồi sức, Phẫu thuật tim, Nội Tim Mạch, Hô hấp, Tiêu hóa...
Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai khu điều trị hồi sức các trường hợp COVID-19 nặng của khu vực ĐBSCL song song với nhiệm vụ đảm bảo điều trị cấp cứu các bệnh lý khác kể cả các trường hợp cấp cứu kỹ thuật cao (mổ tim cấp cứu, can thiệp mạch vành cấp cứu, mạch não... ) từ các tuyến chuyển về.
"Bệnh viện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng cần phải can thiệp các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu. Đặc biệt là đã thực hiện thành công 2 trường hợp ECMO cho bệnh nhân COVID-19 nặng", bác sĩ Phạm Thanh Phong thông tin.
Lập 4 trung tâm hồi sức COVID-19 trong 1 tuần: Phép màu từ nỗ lực không mệt mỏi 20 ngày triển khai xây dựng 3 Bệnh viện Dã chiến, 7 ngày thiết lập 4 Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại TP.HCM, là phép màu từ sự nỗ lực không mệt mỏi. Tại lễ khánh thành các Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 do các bệnh viện tuyến Trung ương chịu trách nhiệm vận hành, Chủ tịch UBND TP.HCM...