Những món quà ngoại giao kỳ lạ: Lạc đà, rồng Komodo và… tinh trùng ngựa
Nguyên thủ quốc gia khi thăm viếng nhau thường có nghi thức tặng quà. The Guardian ngày 25.10 đã liệt kê những món quà ngoại giao kỳ lạ nhất từ trước đến nay, từ tặng lạc đà, rồng Komodo cho đến tinh trùng ngựa.
Tổng thống Pháp được Mali tặng một con lạc đà làm quà – Ảnh minh họa: Shutterstock
Hồi tuần trước, trong chuyến thăm Anh, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tặng nữ hoàng Elizabeth một cặp đĩa nhạc dân ca do vợ ông thu âm. Ngược lại nữ hoàng Anh tặng ông Tập một tập thơ Shakespeare bỏ trong hộp bằng da dát vàng. TờThe Guardian ngày 25.10 gọi đây là màn trao đổi quà không cân xứng và liệt kê vài vụ tặng quà ngoại giao kỳ lạ nhất trong lịch sử.
Tặng quà cho một nữ hoàng, người dường như có tất cả mọi thứ, là điều không dễ. Năm 1972, tổng thống Pháp lúc đó là Georges Pompidou tặng nữ hoàng Elizabeth một thùng làm lạnh rượu vang hình một con châu chấu khổng lồ. Con châu chấu này thậm chí còn có thể xoay cánh và biến thành một chiếc bàn rượu.
Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush và gia đình ông nhận được khoảng 1.000 món quà mỗi tháng khi ông còn đương nhiệm. Số quà gồm một chiếc iPod của ca sĩ Bono người Ireland, một bộ trò chơi từ vựng tiếng Anh của quốc vương Brunei, một chiếc đàn bầu từ Chủ tịch nước Việt Nam… Tuy nhiên món quà khác thường nhất có lẽ là 136 kg thịt cừu của tổng thống Argentina năm 2003. Ông Bush cha (George H. W. Bush) hồi năm 1990 còn được tổng thống Indonesia tặng nguyên một… con rồng Komodo.
Video đang HOT
Dù không phải là quà ăn được, nhưng thứ mà hoàng tử Philip nhận được từ người dân Kastom trên đảo Tanna ở nam Thái Bình Dương cũng độc đáo chẳng kém ai. Hồi 5 năm trước, công tước xứ Edinburgh được các “tín đồ” của mình tặng cho một cái bọc được làm bằng rơm dùng để che “cậu nhỏ”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cụng ly với nữ hoàng Elizabeth trong chuyến thăm Anh mới đây – Ảnh: Reuters
Điện Buckingham đã từng phát ngán với quả dứa vào năm 1947, khi công chúa Elizabeth, người sau đó trở thành nữ hoàng, được tặng 500 giỏ dứa từ Úc làm quà cưới. Còn cặp đôi bá tước và nữ bá tước xứ Wessex năm ngoái được một người Canada tặng 2 hộp cá ngừ.
Nhằm cám ơn Pháp vì đã hỗ trợ đánh đuổi phiến quân Hồi giáo năm 2013, chính phủ Mali đã tặng Tổng thống Francois Hollande một con lạc đà. Vì ở điện Elysee chẳng có chỗ nuôi, ông Hollande đã gửi con lạc đà lại cho một gia đình ở Timbuktu (Mali) chăm sóc. Khôi hài là gia đình này sau đó đã “thịt” chú lạc đà. Xấu hổ vì hành động trên, Mali đã phải tặng Tổng thống Hollande một con lạc đà khác lớn hơn và đẹp hơn.
Nữ hoàng Elizabeth thường được tặng các loài vật như cặp lười từ Brazil và một con voi đực tên Jumbo của chính phủ Cameroon. Tuy nhiên món quà kỳ lạ nhất của nữ hoàng là… tinh trùng ngựa. Số là trong chuyến thăm Ireland năm 2011, một chủ trại thuần hoá ngựa đã cho con ngựa của hoàng gia được “giao lưu” với chú ngựa đực Big Bad Bob của mình miễn phí (được biết mức phí cho mỗi lần phối giống với chú ngựa này lên đến 5.000 bảng Anh).
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông tiềm ẩn xung đột Mỹ - Trung
Gần đây, giới chức Mỹ đã nói đến khả năng hải quân nước này sẽ thực hiện tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải ở vùng biển này.
Tất cả các động thái ngoại giao và chính trị hiện nay ngày càng chứng tỏ rằng Mỹ đang chuẩn bị thực hiện chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
Nếu Mỹ tiến hành "Chiến dịch tự do hàng hải" ở Biển Đông thì có thể sẽ xảy ra cuộc chạm trán lần đầu tiên giữa các cường quốc tại một trong những điểm nóng nhất của thế giới. Chiến dịch này có nhiều khả năng liên quan đến một số tàu hải quân Mỹ tìm cách thực hiện "quyền đi lại hợp pháp" trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Hành động này của Mỹ sẽ trở thành đỉnh điểm của cuộc đối đầu ngoại giao, chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm 2015 đến nay, chủ yếu là do hoạt động cải tạo bất hợp pháp quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Lập trường của Mỹ là không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra ở khu vực này nhưng luôn khẳng định rằng: tất cả các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và tự do hàng hải, hàng không phải được tôn trọng. Chính phủ Australia cũng đã lặp lại quan điểm này. Vấn đề là liệu Australia có tham gia cùng với Mỹ trong việc khẳng định quyền tự do hàng hải hay không? Cựu ngoại trưởng Australia Gareth Evans mới đây cho rằng không chỉ có lực lượng hải quân mà cả các tàu thương mại của Australia đều có thể thực hiện những hành động đó.
Chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông tiềm ẩn xung đột Mỹ - Trung
Dựa trên quan điểm sai trái rằng Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cũng như quyền chủ quyền liên quan trong "đường 9 đoạn," nước này đã tiến hành các hoạt động cải tạo đất đá trái phép quy mô lớn trên một số đảo ở Biển Đông dẫn đến những lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo được mở rộng. Quan điểm của Trung Quốc đối với Biển Đông và các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải là rất phức tạp do sự lệ thuộc của Bắc Kinh vào cái gọi là "đường 9 đoạn". Mặc dù "đường 9 đoạn" không có tiền lệ trong luật pháp quốc tế nhưng đã được Trung Quốc trắng trợn thúc đẩy từ cuối những năm 1940. Không một quốc gia nào trên thế giới công nhận "đường 9 đoạn" và Philippines bắt đầu thủ tục tố tụng pháp lý thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc từ năm 2013.
Theo các chuyên gia phân tích, phản ứng của Mỹ sẽ nằm trong khuôn khổ của chương trình "tự do hàng hải" được nước này đưa ra từ năm 1979 và được thiết kế để thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế. Đối với Mỹ, quyền tự do hàng hải rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Đây là những quyền tự do được gắn vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đặc biệt là quyền tự do đi lại không bị cản trở trong vùng lãnh hải.
UNCLOS công nhận rằng những thực thể đất đai - bao gồm các đảo - tất cả sẽ tạo ra một lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiểu là 200 hải lý. Đến nay, UNCLOS đã có tổng cộng 166 nước tham gia (bao gồm cả chính Trung Quốc) và được công nhận là "Hiến pháp Đại dương". Tuy nhiên, Mỹ đến nay vẫn chưa tham gia Công ước này.
Việc Mỹ không ký UNCLOS vô tình tạo ra đòn bẩy cho Trung Quốc có những hành động cải tạo trái phép vừa qua. Trái ngược những từ ngữ chính xác trong UNCLOS, Trung Quốc tuyên bố rằng các tàu chiến nước ngoài phải xin phép trước khi đi qua lãnh hải của Trung Quốc và đây là vấn đề tiếp tục gây căng thẳng.
Nếu Mỹ quyết tâm tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, ít nhất Trung Quốc sẽ hiểu được điều gì sẽ xảy ra. Cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ muốn hành động kiềm chế vì hai nước nhận thức đầy đủ về hậu quả của một cuộc chạm trán lần đầu tiên giữa hai cường quốc tại một trong những điểm nóng nhất của thế giới.
Theo An ninh Thủ đô
Nghi phạm bắn chết phó lãnh sự Trung Quốc tại Philippines được giải về nước Cặp vợ chồng nghi phạm Trung Quôc sát hại 2 nhà ngoại giao nước này tại Philippines đã được áp giải về nước để hầu tòa, chính phủ Philippines thông báo ngày 24.10. Một trong 2 nghi phạm vụ sát hại nhà ngoại giao Trung Quôc ở Philippines đang bị cảnh sát Philippines áp giải hôm 23.10 - Anh: Reuters "Họ (hai nghi...