Những môn phái gần gũi nhất với gamer Việt xưa nay
Hãy cùng điểm mặt chỉ tên những môn phái nổi danh nhất trong làng game Kiếm hiệp nước nhà.
Game Kiếm hiệp là một phần quan trọng không thể tách rời của game online Việt suốt nhiều năm qua, không thể phủ nhận rằng đây là thể loại quan trọng và thành công bậc nhất của game online trong nước.
Chắc hẳn trong chúng ta có rất nhiều người đã một thời gắn bó với những tựa game này. Tuy có rất nhiều môn phái nổi tiếng hoặc gây được thiện cảm, nhưng những ứng viên sau đây vẫn là nổi trội nhất.
Thiếu Lâm – Cội nguồn võ học Trung Quốc
Thiếu Lâm từ lâu đã được coi là cội nguồn của võ học Trung Quốc cả trong thế giới thực lẫn thế giới ảo. Với 72 tuyệt kỹ la hán quyền, tăng nhân Thiếu Lâm Tự luôn nhận được sự kính trọng từ khắp các môn phái khác.
Trong bất cứ tiểu thuyết Kiếm hiệp nào, dù là thời nào, dù hoàn cảnh nào đi nữa đây cũng là môn phái không thể thiếu.
Trong game Kiếm hiệp, Thiếu Lâm thường gắn với thuộc tính Kim trong Ngũ hành. Đặc điểm chung của môn phái này là lượng máu cũng như khả năng phòng thủ tốt nên thường đảm nhận vai trò dẫn đầu đồng đội.
Nga My – Môn phái của “sư tổ thất tình”
Đây là môn phái được khai sáng bởi Quách Tương sau khi cô… “thất tình” chính vì thế địa điểm của Nga My phái thường rất “heo hút”, trừ các đệ tử bổn môn ít có ai lai vãng đến đây.
Tuy nhiên, đôi khi Nga My với những đặc điểm riêng của mình trong game online lại thu hút một lượng “khách” thăm quan lớn (ví dụ như tại VLTK trước đây, Nga My phái là địa điểm duy nhất bán máu Tống Kim).
Video đang HOT
Vì được sáng lập bởi một vị sư tổ đang “thất tình” nên Nga My phái chỉ thu nhận các nữ đệ tự và đại đa số là các… ni cô. Đôi khi trong một số game phái này còn nhận cả đệ tử nam nhưng số lượng này là không nhiều.
Trong game online, các nữ đệ tử Nga My thường thuộc hệ Thủy và đảm nhận vị trí rất quan trọng trong team là hỗ trợ cho đồng đội.
Ngũ Độc – Kẻ ám sát
Là môn phái sử dụng độc và trị độc thành thạo nhất trong tất cả các tiểu thuyết Kiếm hiệp, hình ảnh của Ngũ Độc thường gắn liền với các phương thức ám sát bằng độc dược lợi hại. Chính vì thế, môn phái này vừa làm người ta kinh sợ lại vừa làm người ta “khinh”.
Không quá nỏi tiếng trong võ học như Thiếu Lâm hay Nga My nhưng hiếm game Kiếm hiệp nào lại thiếu được những sát thủ thuộc môn phái này.
Trong game, Ngũ Độc thường thuộc hệ mộc và có đặc điểm chung là ít máu, dễ chết nhưng dùng độc tấn công gây khó chịu và hạ gục đối thủ trong tích tắc.
Các cao thủ Ngũ Độc thường hợp với nhiệm vụ ám sát hay những trận đánh đơn hơn là những trận đánh hội đồng.
Minh Giáo – Mạnh mẽ và kỳ lạ
Minh Giáo là một môn phái rất thú vị. Được nhiều người biết đến qua tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung, môn phái này thường đại diện cho tà phái và có võ công rất quái dị và mạnh mẽ. Xuất thân không phải từ Trung Hoa Đại Lục nên võ công của Minh Giáo rất khác thường.
Điều đáng nói là nếu như các môn phái khác thường có sự thống nhất trong chọn hệ thì Minh Giáo lại không. Trong các game online, Minh Giáo thường được gắn với hệ Mộc hoặc hệ Hỏa.
Nhưng cho dù thuộc hệ nào đi nữa thì Minh Giáo luôn là những “dam dealer” hạng nặng có khả năng đánh hội đồng tốt đúng như đặc điểm chí cương, chí cường của môn phái này trong tiểu thuyết Kiếm Hiệp
Cái Bang – Những kẻ ăn mày
Nếu như các môn phái khác rất khắt khe hoặc chí ít có những tiêu chuẩn nhất định trong việc lựa chọn đệ tử thì điều kiện duy nhất để gia nhập cái bang là bạn phải trở thành… ăn mày. Cũng chính vì thế, Cái Bang luôn là môn phái có thực lực lớn mạnh nhất trong võ lâm.
Trong game online, hình ảnh Cái Bang gắn liền với hệ Hỏa và kỹ năng Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng như Đả Cẩu Bổng Pháp.
Tuy mỗi game mỗi khác nhưng đặc điểm chung là kỹ năng của Cái Bang luôn gây ra lượng sát thương rất lớn nên trong team, các “ăn mày” thường đóng vai trò “dam dealer”.
Theo Gamek
Game không có Cái Bang, Thiếu Lâm thì vứt!?
Đó là phát biểu của không ít game thủ Việt khi nhận xét về các MMORPG lấy bối cảnh phương Tây mà nạn nhân gần đây nhất chính là Kiếm Tiên. Sự thật có đúng là như vậy?
Thời gian gần đây, cộng đồng giới trẻ vẫn thường tỏ ra khắt khe với các trò chơi trực tuyến tới từ Trung Quốc, đặc biệt là khi món ăn có xuất xứ tại đây tràn ngập Việt Nam. Không ít chủ đề theo kiểu "tẩy chay game tàu" hay "ghét kiếm hiệp" được lập nên trên diễn đàn game trong nước và nhận được không ít ý kiến đồng tình.
Tuy vậy, phải chăng nhận định ấy chỉ là của một bộ phận nhỏ trong số hàng chục nghìn tín đồ ảo? Vì bằng chứng là hiện tại vẫn còn nhiều, rất nhiều người chơi cho rằng game online thần thoại hoặc lấy bối cảnh phương Tây đều chỉ đáng... vứt đi.
"Không thấy Cái bang, Thiếu Lâm đâu thì chơi làm gì"
"Nhìn là thấy kiểu game thần thoại, cho vàng cũng không thèm chơi rồi. Game gì mà chẳng thấy Cái bang. Thiếu lâm ... đâu, lại 1 phen đợi mòn mỏi VL3 rồi. Dù sao đây cũng là 1 game dành cho gà không chơi nổi các game hiện nay", game thủ có nickname Thần Cái phát biểu khi nhận xét về Kiếm Tiên, MMORPG 3D mới của VinaGame.
Suy nghĩ trên gần như ngay lập tức nhận được sự phản kháng quyết liệt từ người chơi xung quanh. Tuy vậy ngẫm cho cùng thì những hình ảnh Thiếu Lâm, Cái Bang đã ăn sâu vào tiềm thức giới trẻ nước nhà, họ sẵn sàng coi tất cả các sản phẩm không có chúng là "đồ bỏ" hoặc ít nhất cũng chẳng có hứng thú.
Một bộ phận lớn game thủ vẫn chưa thể dứt bỏ được MMO kiếm hiệp.
Điều trớ trêu ở đây là thị hiếu coi trọng kiếm hiệp có sự đóng góp không nhỏ từ chính các "con cưng" mà VinaGame từng phát hành. Chẳng nói đâu xa, thành công của Võ Lâm Truyền Kỳ và Kiếm Thế thể hiện rõ điều ấy và giờ đây chúng lại "quay mũi giáo" lại với Kiếm Tiên.
Trên thực tế, đã có quá nhiều tấm gương dành cho Kiếm Tiên như Chúa Tể Phục Sinh, Atlantica, Granado Espada tại Việt Nam và NPH lớn nhất miền Nam thừa hiểu điều này. Và họ chọn Thần Quỷ Truyền Kỳ để mua về là có lý do.
VinaGame đã tính toán kỹ trước khi mua Kiếm Tiên về nước.
"Về mặt mô hình thì Kiếm Tiên trông không chi tiết nhưng hiệu ứng về ánh sáng, môi trường và texture lại đặc biệt cao hơn hẳn. Đây chính là phong cách làm game hiện đại giống như của 1 số game 3D khóa góc nhìn của các nước phương Tây". game thủ nickname banana phát biểu sau khi theo dõi các clip quay màn hình thử nghiệm trò chơi.
Quay trở lại với nhận định "game không có Cái Bang, Thiếu Lâm thì chỉ đáng vứt đi", thực trạng này tuy đã tồn tại trong thời gian dài nhưng không phải là không có lối thoát cho các NPH trong nước. Đơn giản vì thị hiếu nào cũng có thời của nó, ví dụ như thời Trung cổ phụ nữ béo được yêu mến nhưng giờ thì ngược lại.
Giới trẻ Trung Quốc bắt đầu rời bỏ món ăn nội, còn chúng ta thì sao?
Xét cho cùng, đã tới lúc để giới trẻ nước nhà tiến thêm một bước trong tư duy, 5, 6 năm trời gắn bó với kiếm hiệp là quá đủ. Hãy nhìn game thủ Trung Quốc, họ đang đổ xô sang World of WarCraft đến nỗi chính phủ nước này phải "trù dập" thẳng tay, vậy thì sao người Việt ta không làm được điều đó?
"Thật buồn vì hiện nay vẫn còn quá nhiều suy nghĩ thiên về kiếm hiệp Trung Quốc trong cộng đồng game thủ, chính vì vậy mà nhiều MMORPG rất hay về nước vẫn thất bại, chúng ta còn chìm đắm trong cái ao tù này đến bao giờ nữa đây?", có thể tìm thấy rất nhiều bình luận tương tự trên các diễn đàn về game trong nước.
Theo Gamek
Võ Lâm Truyền Kỳ 3: Môn phái có gì khác với Võ Lâm 1 và 2? (Zing) - Võ Lâm Truyền Kỳ 3 hiện chỉ mới có 5 môn phái, mỗi môn phái có 2 chi phái nhỏ. Chỉ duy nhất Thiếu Lâm là tái xuất hiện từ Võ Lâm 1 và 2. Chắc hẳn các bạn game thủ dòng game Võ Lâm Truyền Kỳ ( VLTK) đã "rành 6 câu" về các môn phái hiện diện trong VLTK...