Những món nội tạng nổi tiếng
Các món nội tạng thường có hình thức không mấy bắt mắt nhưng dễ gây nghiện với những người đã ăn quen.
Nội tạng động vật là thành phần quan trọng trong ẩm thực Việt Nam. Một số món dùng nguyên liệu này còn xuất hiện trong bảng xếp hạng những loại đồ ăn kinh dị nhất thế giới.
Thắng cố
Thắng cố là đặc sản ở vùng Tây Bắc. Hiện nay, nhiều nơi người dân ăn thắng cố với thịt trâu, bò, lợn… Tuy nhiên, thắng cố chuẩn phải dùng thịt ngựa.
Thắng cố không dễ ăn vì gồm nhiều thành phần nội tạng ngựa. Ảnh: Popolulu.vietnam.
Cách làm thắng cố không quá khó nhưng tẩm ướp gia vị sao cho ngon lại là nghệ thuật. Khi nấu thắng cố truyền thống, người dân Tây Bắc không bỏ sót bộ phận nào, kể cả ruột già. Thịt và nội tạng ngựa được cắt khúc, cho vào nồi cùng tiết và các loại gia vị, thảo mộc. Nước dùng đun bằng xương ngựa đem đến mùi thơm đặc trưng.
Những nồi thắng cố thường rất lớn, có khi đủ cho chục người ăn. Tuy nhiên, thắng cố ở các nhà hàng thường được làm vừa đủ. Nhiều người không quen ăn thường nhận xét thắng cố có mùi khó chịu.
Nặm pịa
Đây là một món khá khó ăn của dân tộc Thái sống ở vùng núi Tây Bắc. Từ cái nhìn đầu tiên, nhiều người đã cảm thấy khó chịu vì màu nước đục, mùi nồng.
Trong tiếng Thái, nặm mang nghĩa canh. Pịa lại là phần dịch nhầy trong ruột non của động vật ăn cỏ, có chức năng làm tiêu hóa thức ăn. Vì thành phần này, món nặm pịa khiến không ít người phải sợ hãi. Tuy nhiên, để chế biến nặm pịa, người dân tộc đã xử lý sạch sẽ phần dịch tiêu hóa.
Ban đầu, họ lấy ruột non ra và buộc chặt hai đầu để tránh phần dịch bị bẩn. Sau đó, họ đun sôi nước dùng từ xương cùng các nguyên liệu như thịt, sụn, nội tạng… Bước kế tiếp, người Thái sẽ cắt phần ruột non thành nhiều khúc rồi cho vào nồi cùng thảo mộc. Sau khi khuấy đều các nguyên liệu trong nồi thành hỗn hợp màu đục, món nặm pịa coi như xong.
Vào những ngày lạnh, lòng luộc luôn là lựa chọn hàng đầu của các thực khách Hà Nội. Món này có công thức chế biến tương đối đơn giản nhưng khá cầu kỳ trong khâu vệ sinh. Lòng được dùng thường là lòng lợn non. Sau khi mua về, đầu bếp phải rửa với muối, dấm rồi thả vào nước sôi luộc.
Tùy vào tay nghề của đầu bếp, món lòng sẽ có độ dai hay giòn khác nhau. Tuy nhiên, món lòng giòn vẫn chiếm được nhiều cảm tình từ thực khách hơn. Một đĩa lòng chuẩn Hà Nội thường có đủ lòng non, dồi, gan, tràng, lá lách.
Video đang HOT
Các món lòng là lựa chọn của nhiều người Hà Nội những ngày lạnh. Ảnh: Mokhoet_hanoi.
Phần nước chấm được pha chế tùy theo khẩu vị của khách. Hai loại phổ biến nhất để ăn kèm lòng là mắm tôm hoặc nước mắm. Khi ăn, mọi người thường gọi thêm bát cháo hoặc kết hợp luôn lòng trần cháo.
Mỗi bữa lòng bình dân thường có giá khoảng 100.000 đồng/người. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức đủ món lòng, bạn có thể phải chi tới 500.000 đồng/người.
Dồi
Dồi là món ăn từ lòng lợn (hoặc chó), kèm tiết, rau. Món này thường được chế biến theo kiểu luộc và chấm cùng mắm tôm hoặc mắm ớt. Đây có thể xem như món ăn khó thiếu trong các bữa nhậu.
Món ăn này vốn là đặc sản của người Hoa. Tuy nhiên, ngày nay, phá lấu đã trở nên phổ biến khắp TP.HCM. Tại Sài thành, phá lấu chủ yếu được làm bằng lòng bò hoặc lợn, ăn kèm bánh mì và nước chấm. Phá lấu truyền thống lại có thành phần chủ yếu là nội tạng vịt, gà…
Phá lấu là thứ đặc sản người Hoa và được dân Sài thành ưa chuộng. Ảnh: 9493corner_.
Sự hấp dẫn của món này là mùi hương thơm phức, miếng bò dai dai chấm trong chén nước mắm pha tắc đặc trưng. Người sành ăn thường thích ngồi ở một hàng bên đường, trong hẻm nhỏ xì xụp chén đồ ăn với ổ bánh mì nóng giòn. Các kiểu chế biến phá lấu được yêu thích là nướng, luộc, xào me, nấu mì…
Mát trời học mẹ đảm làm ngay lẩu cháo lòng
Tiết trời mát mẻ như thế này mà được xì xụp bên nồi lẩu cháo lòng thơm ngon nóng hổi thì còn gì bằng.
Bận bịu với công việc ở ngân hàng, làm thêm tại nhà nhưng chị Hải Yến (35 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) vẫn dành thời gian để chế biến các bữa cơm cho gia đình. Những mâm cơm của chị luôn đầy ắp món hấp dẫn khiến chồng con, người thân cũng phải mê mẩn.
Chị Hải Yến và gia đình
Mới đây chị gợi ý cách làm món lẩu cháo lòng ai cũng thích. Đặc biệt, tiết trời đang trở nên mát mẻ như thế này, lẩu cháo lòng là món ăn rất thích hợp để thưởng thức.
Dưới đây là cách làm lẩu cháo lòng của chị Hải Yến, các bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
- Lòng non: 300gr
- Sụn 100gr
- Thịt mũi, má heo: 200gr
- Rau húng chó, răm, hành khô, hành lá, tía tô (ai thích lạc có thể thêm vào)
- Tiết heo
- Hạt tiêu, mì chính
- 1 chai cô ca cắt phần đầu làm phễu nhồi
Cách làm:
Phần lòng dồi:
- Lòng heo để đảm bảo vệ sinh nên lộn bên trong ra rồi nhào với bột mỳ để khử mùi tanh và các dịch. Sau đó rửa sạch và vắt 2 quả chanh vào rửa lại cho sạch là xong.
- Các loại hành lá, răm, húng chó rửa sạch thái nhỏ. Thịt tai, mũi chần qua, thái hạt lựu.
- Sụn xay hoặc băm rồi đem trộn cùng hỗn hợp thịt mũi, má thái hạt lựu.
- Cuối cùng trộn hỗn hợp rau với thịt ướp, thêm mì chính và 1 chút tiêu (không cho gia vị mắm muối do tiết heo đã mặn)
- Tiếp theo, cắt lòng non từng đoạn, buộc 1 đầu. (Nên làm hỗn hợp nhân từng ít một tránh đông ở ngoài, để nhân đông ở trong lòng sẽ ngon hơn).
- Sau khi chuẩn bị xong bắt đầu trộn hỗn hợp nhồi lòng. Cứ 2 bát con tiết canh, một bát nước và một bát hỗn hợp thịt và rau (nếu mọi người thích nhiều tiết hơn sẽ tăng thêm tiết nhưng tỷ lệ là 1 tiết: 1/2 nước). Sau đó nhồi vào lòng. Lưu ý, khi dồn để tránh không khí bên trong lòng. Sau khi nhồi xong, buộc chặt đầu còn lại, cứ thế làm đến hết là hoàn thành.
- Luộc dồi: Đun sôi một nồi nước, sau đó thả dồi vào, vặn nhỏ lửa, mở vung đun đến khi tiết bên trong chuyển màu đen thậm gần chín thì lấy xiên nhọn chọc để thoát hơi và nước ra ngoài, đun 1 lúc rồi ngâm dồi là chín.
Cách làm phần cháo
- Sau khi luộc lòng dồi xong phần nước luộc sẽ dùng để nấu cháo. Nấu cháo theo tỷ lệ nước gấp 5 lần gạo (nấu cháo hơi loãng để còn nhúng đồ).
- Có thể nấu bằng nồi cơm điện để cháo đỡ bị khê, còn nếu nấu bếp gas hoặc bếp điện phải dùng xoong đế dày tránh cháo bị khê hoặc bén nồi. Trong nồi cháo không cần cho bất kỳ gia vị gì vì khi luộc lòng nước tiết chảy ra mặn rồi.
Ăn lẩu
- Trong lúc ninh cháo thì tranh thủ thái lòng dồi, gan, tim, dải, lòng non sắp sẵn vào đĩa.
- Hành khô bóc rửa sạch phi thơm.
- Tía tô các, hành lá thái nhỏ sắp đĩa riêng, phần đầu của hành lá để sống sắp đĩa riêng.
- Bước cuối cùng chuẩn bị nồi ăn lẩu, bỏ 1 cái thìa inox vào nồi xong rồi mới đổ cháo lên làm như vậy để tránh cháo bị bén và khê.
- Tiếp theo đổ lòng dồi, tim, gan... từng thứ một vào. Tiếp theo cho hành phi, tía tô vào nồi lẩu ăn như một nồi lẩu bình thường. Bạn có thể nhúng kèm các loại rau mà mình thích.
Chúc các bạn ngon miệng
5 món ngon cho ngày mát trời ở TP.HCM Những thức quà nóng hổi, cay nóng luôn hấp dẫn thực khách trong tiết trời mát mẻ. Tại TP.HCM, bạn có thể tìm tới súp cua, phá lấu, mì hến... để thưởng thức. Phá lấu có mặt trên nhiều góc phố ẩm thực tại TP.HCM. Mùi thơm quyến rũ của nồi phá lấu đỏ cam, bốc khói nghi ngút có sức hút đặc...