Những món ngon từ rau mồng tơi trị yếu sinh lý
Mồng tơi có tính hàn, vị chua, mát, tốt cho sức khỏe của quý ông. Cùng tìm hiểu những món ngon từ rau mồng tơi nhé.
Nguyên liệu: Rau mồng tơi, tỏi, mỡ nước hay dầu ăn.
Cách làm:
- Rau mồng tơi chọn loại nhiều ngọn, ít lá, nhặt và rửa sạch.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Cho chảo lên bếp để lửa to, đổ dầu vào chảo đun cho già, sau đó cho tỏi phi thơm, trút rau mồng tơi vào và đảo đều, nêm gia vị vừa miệng. Đun đến khi rau chín tới thì tắt bếp.
Nguyên liệu: Bò xay xốt cà, rau mồng tơi sạch, tỏi, hành khô.
Cách làm:
- Tỏi, hành khô bóc vỏ, đập dập.
- Cho chút dầu ăn lên chảo, phi thơm hành, tỏi, sau đó cho lon bò xay xốt cà vào đảo đều tay cho săn lại.
- Cho tiếp rau mồng tơi vào xào tới chín. Không cần nêm thêm gia vị vì bò xay đã khá đậm rồi.
Video đang HOT
Nguyên liệu: Mồng tơi nhặt riêng lá và ngọn, tôm tươi, hành lá, dầu ăn, muối.
Cách làm:
- Bóc vỏ tôm, giã dập. Cắt nhỏ hành và rửa sạch rau.
- Bạn phi hành xào cho thơm, đổ nước vào nồi đun sôi, có váng bọt thì vớt ra, nêm mắm muối sao cho vừa ăn, sau đó cho rau vào đảo nhẹ rồi bắc xuống, ăn với cơm rất ngon.
4. Canh mồng tơi nấu ngao
Nguyên liệu: Ngao, mổng tơi, gừng, muối.
Cách làm:
- Ngao mua về rửa sạch, ngâm trong nước gạo để ngao ra hết cát.
- Rau mồng tơi rửa sạch, để ráo, nếu lá mồng tơi to thì bạn có thể cắt đôi.
- Sau khi ruột ngao rơi ra khỏi phần vỏ, bạn cho ngao ra bát riêng, phần nước lọc lại cho sạch cát và đổ lại vào nồi.
- Đặt nồi nước lên bếp, khi sôi thì cho rau mồng tơi vào, nêm muối cho vừa ăn vì nước ngao rất ngọt, nên bạn không cần cho thêm nhiều gia vị.
- Cho tiếp phần thịt ngao vào nồi canh và đun sôi lại tắt bếp. Món canh nên ăn nóng với cơm sẽ rất ngon.
Trên đây là những cách chế biến món ngon mỗi ngày từ mồng tơi. Các món ăn từ rau mồng tơi có thể giúp cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, yếu sinh lý ở phái mạnh, bổ thận tráng dương, di tinh hay tiểu tiện nhiều lần cho nam giới.
Theo VietnamNet
8 kiêng kỵ khi dùng mì chính các bà nội trợ nhất định phải nhớ để không rước bệnh vào người
Chuyên gia cho rằng, nếu vi phạm vào 8 điều kiêng kỵ này khi ăn mì chính, tốt nhất bạn đừng ăn kẻo rước bệnh vào thân, trúng độc hoặc háo nước cả ngày uống mãi không đỡ khát.
Mì chính là gia vị không thể thiếu trong mọi gia đình. Khi được bổ sung vào các món ăn sẽ làm tăng thêm phần hấp dẫn, kích thích khẩu vị.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung mì chính vào thực đơn còn có thể giúp cho người cao tuổi ăn được nhiều và ngon miệng hơn. Mì chính có nhiều tác dụng nhưng nếu dùng không đúng cách không chỉ làm hỏng món ăn mà thậm chí nguy hại đến sức khỏe.
1. Mì chính kỵ món có giấm
Trong món ăn có giấm thường có vị chua, khi món ăn có độ chua nhất định rồi thì không nên tiếp tục nêm mì chính.
Bởi vì trong môi trường axit, mì chính không thể hòa tan, vị của món ăn sẽ càng trở nên chua hơn do nồng độ axit cao sẽ không làm cho mì chính tan chảy được.
Thêm mì chính vào chỉ làm mất đi hương vị bạn đầu của món ăn. Cần lưu ý nguyên tắc này để đảm bảo món ăn không trở thành món độc gây hại cho cơ thể.
2. Mì chính kỵ ăn nhiều
Lượng mì chính tối đa cho mỗi người là 5gram/ngày, tương đương với lượng muối vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể.
Nếu ăn mì chính quá liều lượng trên, cơ thể sẽ có phản ứng nguy hiểm như tê lưng, tê chi trên, cơ thể mềm yếu (giống như mệt mỏi, mất năng lượng) và các phản ứng bất lợi khác.
3. Không cho mì chính khi đang nấu ở nhiệt độ cao
Nếu bổ sung thêm mì chính vào lúc đang nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra biến mì chính thành natri pyroglutamic acid. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Các thí nghiệm khoa học đã chỉ ra thời điểm tốt nhất để nêm mì chính khi nấu là ở nhiệt độ 70-90 độ C. Vì vậy, bạn chỉ nên cho thêm mì chính khi chuẩn bị dọn món ăn ra đĩa.
4. Không cho mì chính vào đồ ăn nguội
Đồ ăn nguội có nhiệt độ thấp khiến mì chính không thể hòa tan. Thậm chí nó có thể dính trực tiếp lên bề mặt thức ăn, nguyên liệu khiến món ăn mất ngon và thiếu tính thẩm mỹ.
Mì chính khi chưa hòa tan cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vì thế nếu bạn muốn dùng mì chính cho những món ăn nguội thì nên hòa tan trước vào nước ấm rồi trộn với thức ăn.
5. Không cho mì chính vào các món bánh nhồi bột
Nếu cho mì chính vào các loại bánh quen thuộc làm từ bột như bánh bao, bánh mì sẽ khiến món ăn trở nên độc hại.
Mì chính sẽ bị biến chất, không chỉ làm mất đi hương vị, mà còn hình thành pyroglutamate natri độc, gây tổn hại đến sức khỏe con người.
6. Mì chính kỵ nêm vào trứng
Bởi vì trứng có chứa nhiều axit amin, nó là thành phần chính của bột ngọt. Nêm thêm vào sẽ biến mùi vị món ăn thành món bị bỏ "nhầm" quá nhiều mì chính.
7. Mì chính là "khắc tinh" của trẻ nhỏ
Mì chính có thể kết hợp với kẽm trong huyết dịch tạo thành tổ hợp đặc dị tính, sản xuất kẽm axit glutamic bài tiết ra ngoài cùng nước tiểu gây ra sự thiếu hụt kẽm cho trẻ.
8. Mì chính kỵ món ăn khô
Đặc điểm của mì chính là phải hòa tan trong nước, đặc biệt là nước ấm. Vì vậy, tất cả các món ăn khô đều không nên nêm mì chính, vì nếu không hòa tan, ăn mình chính nguyên hạt sẽ bị lợm miệng, buồn nôn.
Nếu bạn vẫn muốn cho mì chính vào các món ăn này, bạn phải hòa tan với một chút nước ấm trước khi nêm vào món ăn.
Theo www.phunutoday.vn
Hay ăn mồng tơi nhưng liệu bạn đã biết được tất cả công dụng của loại rau tuyệt vời này Rau mồng tơi là nguồn cung cấp khoáng chất tuyệt vời, với các chất như sắt, canxi, vitamin B9, C và A, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tim mạch hoặc trầm cảm. Rau mồng tơi có tên khoa học là Basella alba. Cả thân và lá rau mồng tơi đều có một màu xanh đậm mát mắt. Lá hình bầu...