Những món ngon từ măng nứa, măng giang
Ngày giao mùa, những cơn mưa đêm khiến cho tiết trời dịu lại. Ra chợ mùa này, thấy cơ man những măng tre, măng giang, măng nứa.
Măng có rất nhiều loại như măng nứa, măng mai, măng tre, măng vầu, măng giang, măng sặt… mỗi loại măng lại có những mùa khác nhau. Măng vầu thường có vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 dương lịch (ngay sau Tết Nguyên đán). Măng sặt, muộn hơn so với măng vầu một chút, thường có vào tầm tháng 3 – 4. Tầm này thì măng nứa, măng giang ngon nhất bởi đang vào chính vụ.
Mùa măng nứa, măng giang
Mùa măng nứa thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10, đây là khoảng thời gian măng nứa vào đúng mùa, ăn ngon và mềm nhất.
Măng nứa có ngọn nhỏ, thường chỉ tầm ngón chân cái hoặc to hơn chút đỉnh, khi bóc ra có màu trắng nõn vô cùng đẹp mắt. Sau khi luộc thì vào luộc bằng nước lạnh hoặc nước đang đun sôi mà sẽ măng chuyển màu trắng hơi ngà hoặc vàng.
Măng nứa có ngọn nhỏ, thường chỉ tầm ngón chân cái hoặc to hơn chút đỉnh, khi bóc ra có màu trắng nõn vô cùng đẹp mắt.
Mùa măng giang thường đến sau mùa măng nứa khoảng nửa tháng đến 1 tháng, tức là tầm tháng 8 dương lịch. Măng giang được bóc rất non, phần lá măng dày, phần thân mềm nhưng khi ăn lại có cảm giác mềm sần sần rất thú vị. So với măng tre thì măng giang ngon hơn hẳn.
Vỏ và phần thân măng giang cứng nên khi bóc vỏ, người ta không thể tham phần ống dài như măng nứa hay măng tre
Loại măng này vỏ và phần thân cứng nên khi bóc vỏ, người ta không thể tham phần ống dài như măng nứa hay măng tre, chính vì vậy khi đi chợ bạn chỉ cần chọn những ngọn tươi là đảm bảo sẽ ngon.
Măng nứa, măng giang có thể chế biến được rất nhiều món ngon, đơn giản nhất là măng uộc chấm mắm, nấu canh hay xào thịt bò, xào lòng mề… hoặc phơi khô để dự trữ. Dưới đây là một số món măng ngon, dễ chế biến, các chị có thể tham khảo để đổi món cho gia đình:
Món ngon từ măng này không khó trong việc chế biến và cũng không mất nhiều thời gian nên bạn hoàn toàn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
Măng mua về rửa sạch, luộc qua vài lần nước cho bớt hăng. Thịt lợn chọn miếng lẫn nạc và mỡ, đem băm hoặc xay nhỏ, 1/2 thìa nhỏ tiêu, 1/2 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nhỏ nước mắm. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ.
Dùng thìa khoét cho miệng măng sâu hơn, xúc từng thìa thịt nhồi vào trong ruột của từng chiếc măng, nên ấn chặt cho đầy miệng.
Cho 1 bát con nước vào nồi đun sôi, cho 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa nhỏ hạt nêm, 1/2 thìa nhỏ gia vị vào, tiếp theo cho măng vào đun sôi, hạ lửa vừa. Om đến khi còn khoảng 1/3 bát con nước, cho bột ngọt, hành và mùi tầu thái nhỏ vào. Măng đề nguội bớt rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Cái giòn của măng quyện trong cái sần sật của mộc nhĩ, nấm hương, vị chua của măng thấm vị ngọt của thịt tạo nên món ăn vừa lạ lẫm vừa thú vị, rất ngon miệng và không hề ngán.
Video đang HOT
Là một món ăn khá dễ làm và ngon miệng. Màu sắc món ăn nổi bật với sắc vàng nâu óng ả hấp dẫn.
Gà kho măng nổi bật với sắc vàng nâu óng ả hấp dẫn.
Gà mua về rửa sạch, chặt miếng vừa ăn ướp với hành tím băm nhuyễn, nước mắm, hạt nêm và xíu tiêu trong vòng 1 tiếng. Măng rửa sạch, cắt khúc, nếu là măng tươi thì nên luộc từ 5-10 phút để ráo. Phi thơm tỏi, cho gà vào chiên vàng hai mặt. Tiếp theo cho măng và gà vào nồi, châm ít nước lạnh, thêm gia vị cho vừa miệng, đun lửa nhỏ để măng và gà thấm gia vị. Khi gà và măng đã mềm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, rắc hành lá đã thái nhỏ vào. Múc ra đĩa, dùng với cơm.
Miếng thịt gà đậm đà, phảng phất hương tiêu, ăn cùng miếng măng giòn ngon thấm vị sẽ làm cho miếng cơm thật dễ “vào”.
Nếu muốn thay đổi cho món măng thêm lạ, bạn có thể làm món măng tẩm trứng gà.
Vị giòn ngọt của măng cùng với chút bùi bùi của trứng sẽ khiến cho bữa cơm tối thêm thú vị.
Măng mua loại luộc sẵn, cắt miếng dài vừa ăn. Dùng 3 quả trứng gà, chút bột năng và xíu nước, thêm hành lá thái nhỏ và gia vị, đánh đều. Nhúng miếng măng đã thái vào hỗn hợp trứng gà rồi cho vào chảo chiên vàng. Măng chiên được chấm với xì dầu pha tương ớt và gừng.
Nguyên liệu và cách làm cũng đơn giản, nhưng vị giòn ngọt của măng cùng với chút bùi bùi của trứng sẽ khiến cho bữa cơm tối thêm thú vị.
3 món ăn giúp tăng cường sinh lý quý ông, thơm ngon lại dễ làm
Những món ăn dưới đây không chỉ dễ làm, hương vị dễ ăn mà còn có tác dụng rất tuyệt vời trong việc cải thiện "bản lĩnh" nam giới.
1. Súp ngẩu pín bò
Nguyên liệu:
- Ngẩu pín bò: 100g
- Xương bò: 1200g
- Nhục Thung Dung: 50g ( mua ở hiệu thuốc bắc)
- Cẩu Chi Tử: 15g ( mua ở hiệu thuốc bắc)
- Gừng: 10g
- Thịt gà mái: 300g
- Kê gà: 3g
- Hạt nêm, đường, muối, tiêu
Cách chế biến:
- Ngẩu pín bò làm sạch, trần nước sôi cắt thành miếng nhỏ để ráo nước. Kê gà luộc chín tới, để ra đĩa. Nhục Dung Thung, Cẩu Chi Tử rửa sạch, gừng cắt lát thành miếng mỏng để ráo.
- Xương bò trần qua nước sôi rồi cho vào nồi hầm kỹ chỉ lấy phần nước, bỏ xương đi.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nước hầm bò đã chế biến, nêm nếm gia vị vừa đủ, bắc lên bếp đun lửa nhỏ chừng 45 phút là được.
Công hiệu:
- Món súp này bổ dưỡng, nhiều canxi, phốt pho và sắt có tác dụng tăng cường ham muốn tình dục, chữa chứng bất lực ở nam giới. Lycium barbarum có tác dụng điều trị đáng kể đối với tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, ù tai và đãng chí.
Lưu ý: Đây là món bổ thận, tăng cường dương khí được nhiều quý ông ưa thích nên không phù hợp với trẻ em.
2. Canh đuôi bò hầm hoa kim châm
Nguyên Liệu
- Đuôi bò: 200g
- Hoa kim châm khô( hoa hiên vàng), tảo biển khô, mục nhĩ, phù trúc, hành lá, gừng, hạt tiêu, sơn trà, hạt nêm mỗi loại một ít.
Cách chế biến:
- Hoa kim châm khô ngâm nước sôi chừng 20 phút rồi rửa sạch để ráo.
- Đuôi bò rửa sạch, cho nước lạnh vào nồi đun khi nào sôi thì hớt bớt bọt.
- Mục nhĩ, phù trúc, tảo biển ngâm nước sôi đến khi nở ra thì rửa sạch để ráo.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, thêm hành, gừng, hạt tiêu, hạt nêm vào nồi xương hầm đuôi bò, nấu lửa nhỏ chừng 2 đến 3 tiếng là được.
Lưu ý:
- Khi chọn hoa kim châm khô cần chú ý hoa có màu vàng đậm, 2 đầu có màu đen là hoa tự nhiên không tẩm hóa chất.
- Món ăn nhiều chất bổ dưỡng, ích thận, tráng dương phù hợp với nam giới trưởng thành.
3. Thận xào cải thảo, măng tre
Nguyên liệu:
- Thận lợn: 1 quả
- Cải thảo: 100g
- Măng tre: 50g
Cách chế biến:
- Thận lợn làm sạch sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Cải thảo và măng tre rửa sạch, cắt thành miếng cho vào rổ để ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào bật lửa to, cho hành vào xào thơm rồi thêm thận đã làm sạch vào xào chín, nêm gia vị rồi để ra đĩa.
- Rửa sạch chảo rồi xào mẻ thứ 2 là cải thảo và măng trúc, bày ra đĩa.
- Đổ hỗn hợp gồm thận, cải thảo, măng trúc đã xào sơ vào nồi thêm nước sôi vào đun trong 5 phút, bắc ra nêm gia vị vừa ăn.
Lưu ý: Để loại bỏ mùi hôi tanh ở thận lợn, bạn nên bóp muối và rượu gạo, ngâm một lúc sẽ thấy hiệu quả.
Trên đây là công thức 3 món thần thánh giúp cải thiện sinh lý đàn ông, tuy nhiên để phát huy công dụng của nó thì quý ông cần có chế độ nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý.
Cách làm mì xào thập cẩm thơm ngon cho bữa sáng Mì xào thập cẩm là món ăn dễ làm, dễ ăn, màu sắc bắt mắt, hương vị thì khỏi chê. Cùng tham khảo bài viết sau để chế biến cho gia đình bạn nhé. Cách 1 Nguyên liệu: Mì xào thập cẩm là món ăn dễ làm, dễ ăn, màu sắc bắt mắt. 1 gói mì tôm 1 cái râu mực Vài lát...