Những món ngon nghe lạ tai, ít người biết của Phú Thọ
Ngoài những món ngon dân dã nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, thịt muối chua Thanh Sơn, thịt chó việt Trì, vùng đất Tổ còn có rất nhiều đặc sản khác mà chưa chắc nhiều người đã biết hết như xáo chuối, rêu đá, cọ ỏm…
Hầu hết các xã Đồng Sơn, Thu Cúc thuộc huyện Tân Sơn – Phú Thọ đều coi rêu đá như một món rau sạch đặc biệt của vùng cao. Người miền xuôi lên đây, phải được đồng bào quý lắm mới có dịp thưởng thức. Muốn ăn rêu sạch, non phải chọn nơi nước suối chảy xiết, có nhiều tảng đá to (nơi rêu bám vào để phát triển). Rêu được lấy về, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt. Rêu đá – món rau bình dị nhưng cũng thật lạ chính là nét độc đáo, ít nơi có được.
Ở Lâm Thao, món xáo chuối được ưa chuộng ở nhiều làng quê, nhưng có lẽ món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là khu Vĩnh Tề thuộc xã Cao Xá.
Món xáo chuối được làm từ các nguyên liệu: Chuối, xương, tương, riềng, tiết lợn và các gia vị khác như: hạt tiêu, bột ngọt… Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải bảo đảm những yêu cầu khắt khe thì mới có được một bát xáo chuối thơm ngon, bổ dưỡng.
Nếu như trước kia, xáo chuối là món ăn sang, chỉ được nấu trong những dịp có công to việc lớn của người Lâm Thao, thì nay nó lại là món ăn rất thân thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với người Lâm Thao từ xưa cho đến tận giờ đây, món xáo chuối vẫn là một món ăn bản sắc, có trong những ngày quan trọng như đám cưới, đám hỏi hay thậm chí đám hiếu… mà khó có thể thay thế được.
Cọ ỏm
Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Người khéo léo sẽ cho mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.
Cá Anh Vũ
Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào. Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau, nhiều nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh, nhiều sương mù. Việc bắt được một con Anh Vũ là cả một kỳ công. Thịt cá Anh Vũ: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh Vũ, phần tuyệt nhất là cái khối sụn môi. Cái khối sụn này chẳng những rất giòn mà còn chữa được bệnh.
Cá Anh Vũ thường được hấp, nướng chả, kho tộ… Tùy cách chế biến mà được dùng kèm với chuối xanh, khế xanh, bánh đa tráng, rau mùi tàu, tía tô, diếp cá, xương xông.
Hồng Hạc Trì
Hồng Hạc Trì có nguồn gốc ở xã Bạch Hạc (nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ). Loại quả này còn được gọi là hồng Bạch Hạc. Đây là giống quả quý hiếm và là một trong những loại quả ngày xưa đem cung tiến các vua Hùng. Ngày nay, loại quả này đã có thương hiệu được cả nước biết đến. Hồng Hạc Trì đặc biệt không có hạt, dáng quả thuôn dài, chia bốn. Khi chín, quả có màu vàng tươi, thịt vàng sậm, ăn giòn, ngọt dịu, thơm mát. Hương vị đó của loại hồng này rất đặc biệt mà các loại khác khó sánh được. Hồng chín và được thu hoạch vào dúng dịp tết trung thu.
Búp khoai kho Thanh Thủy
Búp khoai kho là món ăn truyền thống ở huyện Thanh Thủy – Phú Thọ, một món ăn dân dã và cũng rất thú vị. Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm… thứ khoai mà thường ở làng quê nào cũng có, vừa dễ trồng, dễ chăm sóc. Món búp khoai kho không có quanh năm chỉ có theo mùa và trong thời gian rất ngắn. Khoai thường trồng từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 5 năm sau thì thu hoạch.
Thịt chó Việt Trì
Cũng vẫn là bảy món đặc trưng như mọi nơi nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Chọn nguyên liệu được coi là khâu mấu chốt quyết định, không sử dụng những loại chó nuôi tăng trọng là đặc điểm quan trọng của thịt chó Việt Trì, đặc biệt chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi đã được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng, kế đến là khâu chế biến được coi là bí quyết gia truyền.
Thịt chua là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Loại lợn này thường chỉ nặng từ 15kg – 30kg, thịt ít mỡ và rất thơm. Món này được chế biến từ hai thành phần chủ yếu là thịt lợn và thính rang xay mịn. Với những nguyên liệu, các loại gia vị đặc thù và cách thức chế biến riêng mà thịt chua Phú Thọ có một hương vị độc đáo khó chối từ.
Thịt chua thường được ăn cùng với nhiều loại rau sống, như rau mơ, lá sung, rau đinh lăng… Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích. Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu. Ăn đến đâu là tưởng như quên trời quên đất đến đó.
Cơm nắm lá cọ Phù Ninh
Dù ai đi ngược về xuôi – Cơm nắm lá cọ là người Phù Ninh.
Phù Ninh là vùng quê nổi tiếng với cây cọ. Bên cạnh nón lá cọ, mành cọ, ở đây còn có một đặc sản là cơm nắm lá cọ. Để có nắm cơm lá cọ, phải tìm những lá cọ non của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng. Cơm nấu chín, xới ra, dùng khăn ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn lại, lăn cho kỹ, cho nhuyễn, tùy khẩu phần ăn cho một hay nhiều người mà chia thành nắm to, nắm nhỏ. Sau đó cho vào tàu cọ, túm lại buộc một đầu, lăn qua lần nữa cho chặt. Cơm nắm lá cọ chấm với muối vừng, muối sả hay sườn lợn rang muối đều rất ngon.
Rau sắn
Mọi người thường quen ăn củ sắn nhưng không mấy ai từng thưởng thức món rau rắn. Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn muối được ăn kèm với các món khác, đem xào hoặc nấu cá đều rất ngon. Đặc biệt món cá đồng nấu với rau sắn cực ngon vì cá và rau sắn đều nhừ nhưng không bị nát, khi ấy vị ngọt cả cá, của rau, lại thêm vị chua hòa lẫn đạt đến độ tinh tế, ăn rất thanh mát.
Món bánh tai vốn là một thứ quà ăn sáng của người dân quê thị xã Phú Thọ.
Món bánh tai xuất hiện ở Phú Thọ từ lâu, đầu tiên nó được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong như hình cái tai.
Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được.
Tằm cọ
Nếu như xôi cọ là món ẩm thực ngạt ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại hấp dẫn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất.
Tằm cọ là món ăn đặc biệt và phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào.
Món tằm cọ ăn vào mùa rét là tuyệt diệu nhất và dường như nó cũng chỉ sinh ra vào mùa rét.
Trám om kho cá
Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám.
Trám có hai loại là trám đen và trám chua. Trám đen quả to như ngón tay cái, khi chín có mầu đen ánh, hình thoi dài, một đầu hơi nhọn, đem om, chấm với muối vừng, muối lạc ăn béo ngậy. Trám chua đem om kho cá là món ăn rất hấp dẫn.
Trám kho với cá, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi.
Xôi nếp gà gáy Yên Lập
Ai đã từng một lần về thăm Yên Lập, Phú Thọ, hẳn khó có thể quên được hương vị đặc sản: Xôi nếp gà gáy – sản phẩm đặc trưng được trồng trên những nương lúa xa tít hay ruộng bậc thang. Để có một nồi xôi nếp gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Nếp gà gáy thân dài, hạt to, khi đem đồ xôi chín nhanh, dẻo thơm, chấm với muối vừng hoặc ăn kèm gà đồi nướng.
Top những đặc sản ngon ở Phú Thọ nghĩ đến là thèm
Khi đến Phú Thọ đi giỗ Tổ hoặc có chuyến du lịch đến vùng đất này, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất này nhé.
Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản tìm hiểu những đặc sản của vùng đất Phú Thọ nhé.
1. Thịt chua Thanh Sơn:
Thịt chua sử dụng thịt lợn tươi sống ướp trong thính gạo cho thành phẩm chín tự nhiên. Đây vốn là đặc sản của người dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Món thịt chua có thể ăn kèm với lá ổi, đinh lăng, lá sung... là món nhậu rất được yêu thích.
2. Bánh tai
Bánh tai còn gọi là bánh hòn, có hình dáng giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn, và một số nguyên liệu đặc biệt khác. Đa phần du khách khi tới Phú Thọ đều rất muốn ăn thử bánh tai bởi vị đặc biệt ăn nhiều cũng không ngán.
3. Trám om kho cá
Trám om kho cá là món đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Món ăn là sự kết hợp chua ngọt bùi chát đủ cả, nên khi ăn thử một lần đa số sẽ ấn tượng khó quên.
4. Rêu đá
Rêu đá là món đặc sản độc đáo mà không phải ai cũng biết khi đến Phú Thọ. Rêu đá mọc ở nơi sông suối chảy xiết, là một loại rau sạch, ăn ngon nhất vào mùa xuân, có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, xào me, làm nộm, hoặc nướng...
5. Cọ ỏm
Quả cọ khi chín chuyển dần mầu nâu đen, cũng là thời điểm người dân thu hoạch. Để làm được cọ ỏm ngon cần có kinh nghiệm và căn thời gian hợp lý, đây là món đặc sản được du khách quan tâm nhất khi đến mùa lễ hội Đền Hùng Phú Thọ.
6. Xáo chuối
Món xáo chuối có thể coi là món ăn cổ truyền của người dân Phú Thọ, thường phải có trong dịp cưới hỏi, lễ tết.
7. Xôi nếp gà gáy
Nếp Gà gáy chỉ ngon và đạt năng suất cao khi trồng ở đất pha cát, nước từ khe suối chảy ra, khi chín hạt thân dài và to. Khi đồ xôi để ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm.
8. Bưởi Đoan Hùng
Thêm một đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ, loại bưởi trồng ở vùng Đoan Hùng, Phú Thọ có vị thơm ngọt, tép trắng đều, cùi mỏng, mọng nước. Bưởi Đoan Hùng là món quà mà rất nhiều du khách quan tâm mua về làm quà mỗi dịp tới Phú Thọ.
9. Cá Anh Vũ
Được mệnh danh là "Cá Tiến Vua", loại cá này có thịt cực kì thơm ngon, thường xuất hiện ở ngã ba sông Bạc Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Ngày nay cá Anh Vũ trong tự nhiên rất hiếm, bạn chỉ có thể mua cá nuôi nhân tạo nhưng mức giá cũng rất cao, thường từ 800-900 nghìn đồng/kg, ngày lễ tết giá còn cao hơn.
10. Cơm nắm lá cọ
"Dù ai đi ngược về xuôi - Cơm nắm lá cọ là người Phù Ninh." Câu ca dao đã đủ để nói lên món ăn độc đáo của người Phù Ninh ở Phú Thọ, cơm được nấu chín, sau đó xới ra nắm tròn, rồi được lăn qua tàu lá cọ non, khi ăn chấm với muối vừng, muối sả, sườn lợn rang muối cho vị ngon nhớ mãi.
11. Rau sắn
Không chỉ có củ sắn, lá sắn nếu chế biến chuẩn cũng là một loại rau ngon, món đặc sản của người Phú Thọ. Bạn có thể đem rau sắn muối, với vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng không lẫn đâu được, đây là món đang ngày càng trở nên quen thuộc hơn với du khách tới Phú Thọ.
12. Mỳ gạo Hùng Lô
Người dân ở Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ vốn có truyền thống với nghề bún, miến. Thời gian gần đây, nhờ có sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất mới với công thức cổ truyền, đã tạo nên những sợi nhỏ, dai, sạch trắng,...
13. Tằm cọ
Đây là món rất độc đáo và đặc trưng của người dân trồng cọ ở Phú Thọ, mặc dù không phải ai cũng dám ăn thử. Vị tằm cọ béo ngậy, ngon đậm đà, là món ăn khá hiếm bởi công đoạn nuôi tằm và chế biến cầu kì, tuy nhiên khi thử một lần bạn sẽ nhớ mãi không quên.
4 món ngon chỉ có ở Phú Thọ, đi xem SEA Games 31 đừng quên ghé lại thưởng thức Đến Phú Thọ cổ vũ cho Tuyển U23 Việt Nam tranh tài tại SEA Games năm nay, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những đặc sản của vùng đất này. Phú Thọ tự hào là một trong những địa phương được chọn làm nơi thi đấu môn bóng đá nam tại SEA Games 31. Nếu có dịp đến xem trực tiếp và...