Những món đồ long lanh tưởng vô hại nhưng chứa cực nhiều vi khuẩn trong khách sạn
Tưởng chừng là món đồ vô hại, nhưng gối tựa trong phòng khách sạn lại là món đồ ít được làm sạch nhất. Bởi vậy, chúng trở thành nơi tụ tập của nhiều vi khuẩn và bụi bẩn.
Vào dịp Tết âm lịch hàng năm, người dân sẽ có một dịp nghỉ dài cũng nhiều kế hoạch. Sẽ có người chọn trở về nhà để nghỉ ngơi nhưng cũng sẽ có những người tự thưởng cho mình một chuyến du lịch nghỉ xả hơi cho một năm bận rộn. Đa phần, mọi người sẽ lựa chọn ở khách sạn cho những chuyến đi. Bởi sự tiện ích và ít mang theo đồ cá nhân. Theo một nghiên cứu mới đây, một số đồ dùng trong khách sạn lại chứa khá nhiều vi khuẩn.
Đừng nên để vẻ ngoài sạch sẽ bóng loáng của khách sạn “đánh lừa”. Ngay cả những căn phòng đắt tiền cũng chứa những vật dụng được coi là “ổ vi khuẩn”.
Cùng xem những đồ vật “vô hại” nhưng ẩn nhiều vi khuẩn dưới đây nhé
1. Giường nệm gọn gàng không có nghĩa là mọi thứ đều được giặt sạch sẽ tinh tươm.
Một trong những món đồ tưởng như “vô hại” trên giường, lại là thứ được các chuyên gia khuyên không nên sử dụng trong phòng khách sạn đó là gối tựa.
Mặc dù gối tựa được coi như vật trang trí vô hại, nhưng thực tế chúng lại chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ. Với những chiếc gối không có ga bọc ngoài, điều này có nghĩa chúng chẳng bao giờ được làm sạch hoàn toàn. “Thử tưởng tượng bao nhiêu người đã từng đặt mình lên đó và chúng không được giặt sạch. Bởi vậy hãy tránh xa”. Sở dĩ ở các khách sạn hay khu nghỉ dưỡng ít làm sạch gối tựa bởi chúng được mặc định là vật trang trí.
2. Điều khiển từ xa và điện thoại
Đồ vật thứ hai có tiềm ẩn nhiều vi khuẩn trong phòng khách sạn phải kể tới điều khiển từ xa. Nhân viên dọn vệ sinh chỉ thu dọn những thứ tổng quát mà bỏ qua các món đồ nhỏ lẻ. Họ sẽ không tẩy uế các thiết bị điện tử nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu, lượng vi khuẩn trên điều khiển từ xa tương đương với bệ ngồi trong nhà vệ sinh.
Ngoài điều khiển từ xa thì không thể không kể đến điện thoại bàn. Thứ đồ này được rất nhiều người cùng chạm vào, dễ lây lan vi khuẩn nhất. Và nó cũng nằm trong danh sách những thứ đồ không được khử trùng. Để tránh nhiễm khuẩn, trước khi dùng điện thoại hãy lau sạch nó.
3. Kem và bàn chải đánh răng
Video đang HOT
Bàn chải và kem đánh răng là một trong những vật dụng miễn phí thường có sẵn trong phòng khách sạn,nhà nghỉ. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng những đồ này.
Chúng đa phần không có nhãn mác hay hạn sử dụng. Giá thành thường rất rẻ và được các khách sạn mua với số lượng lớn.
Bàn chải và kem đánh răng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người dùng, dẫn tới các bệnh viêm lợi, viêm nướu, chảy máy chân răng…
Tốt nhất, khi đi du lịch, bạn nên mang theo bàn chải và kem đánh răng của mình.
Không chỉ có kem đánh răng, cả sữa tắm và dầu gội của khách sạn bạn cũng nên hạn chế dùng. Các sản phẩm này có thể không hợp với da của bạn và gây ra tình trạng dị ứng da.
4. Máy sấy tóc
Theo trang Kknews, máy sấy tóc tích tụ nhiều vi khuẩn hơn cả thảm. Thảm thi thoảng sẽ được nhân viên dùng máy hút bụi làm sạch còn máy sấy tóc thì không. Thiết bị này sẽ nằm yên trong tủ để đồ suốt nhiều năm, trải qua biết bao người sử dụng.
Đáng lo ngại là máy sấy tóc không chỉ được dùng để sấy tóc hoặc sấy quần áo. Món đồ này còn được nhiều khách sử dụng để sấy giày, sấy đồ lót, sấy tất… từ đó dễ dàng nhiễm khuẩn và lây bệnh.
5. Cốc thủy tinh
Trong khách sạn những chiếc cốc thủy tinh thường được đặt trên khăn bông hay khay đĩa sang trọng. Tùy nhu cầu, khách có thể dùng những chiếc cốc này để uống nước, uống rượu, đánh răng,….
Thế nhưng những chiếc cốc này tưởng sạch mà cực bẩn. Lý do là nhân viên nhà nghỉ sẽ không có thời gian cọ rửa kỹ càng. Họ sẽ chỉ tráng qua loa, thậm chí dùng khăn bẩn để lau. Những chiếc cốc cũng không được thay mới mỗi khi khách cũ trả phòng.
Vì thế, khi đi du lịch, dù ở thời điểm nào, chúng ta nên mang theo đồ cá nhân của mình như bàn chải, khăn, cốc, lọ xịt khuẩn,… để bảo vệ cho chính mình.
6 thứ trong nhà hết hạn cũng không ai biết, kiểm tra kẻo rước họa vào thân
3 tháng một lần bạn nên thay bàn chải đánh răng, bởi chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, lông bàn chải sẽ bị mòn và không còn hiệu quả làm sạch như ban đầu.
Đừng nghĩ chỉ có đồ ăn thức uống và hóa mỹ phẩm mới cần xem hạn sử dụng. Những thứ đồ mà bạn sử dụng hàng ngày như ổ điện, gối, bàn chải đánh răng... cũng có hạn sử dụng riêng mà ít người biết.
1. Gối
Một chiếc gối có thời gian sử dụng từ 2-3 năm, sau thời gian này, gối sẽ rất bẩn vì tích tụ nhiều vi khuẩn, không kể đến việc nó còn bị biến dạng và không đủ chuẩn để nâng đỡ cổ khiến người nằm dễ bị đau gáy và đầu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Xơ mướp dùng để tắm
Thời gian sử dụng của miếng tắm xơ mướp kéo dài trong khoảng 6 tháng. Do phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nên xơ mướp rất dễ sinh nấm mốc và vi khuẩn. Mỗi tháng một lần, bạn nên luộc nó trong nước sôi để triệt sạch vi khuẩn và nhớ thường xuyên thay chúng 6 tháng 1 lần.
3. Bàn chải đánh răng
3 tháng một lần bạn nên thay bàn chải đánh răng, bởi chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, lông bàn chải sẽ bị mòn và không còn hiệu quả làm sạch như ban đầu. Thêm nữa, bạn cũng nên thay bàn chải sau mỗi lần bị cảm cúm để tránh lây nhiễm vi khuẩn nhé.
4. Giày chạy
1 năm là thời điểm thích hợp nhất để thay một đôi giày chạy mới. Thông thường sau khoảng 250-300 dặm chạy bộ, phần đế giày sẽ bắt đầu bị giãn và mòn, lớp nệm cũng sẽ không còn đủ êm để nâng đỡ đôi chân của bạn nữa.
5. Bột mỳ
Bạn có thường dùng bột mỳ hết ngày này qua tháng khác mà quên mất thời hạn sử dụng? 6-12 tháng là thời gian mà bột mỳ có chất lượng tốt nhất. Sau quãng thời gian này, bột sẽ bị mất mùi và thậm chí bị mốc, ảnh hưởng tới chất lượng món ăn khá nhiều.
6. Ổ điện
Nghe có vẻ lạ nhưng ổ điển cũng có thời hạn sử dụng, và con số hoàn hảo ở đây là 4-5 năm. Bạn nên thay ổ điện sau thời gian này giúp tránh tình trạng ổ điện bị chập cháy hoặc gây hỏa hoạn. Lưu ý, nếu bạn thấy ổ điện nhà mình quá nóng khi chạm vào hoặc bị mất màu thì hãy thay ngay ổ điện mới.
7. Khăn tắm
Khăn tắm ướt là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nảy nở, chính vì thế sau khoảng 1-3 năm sử dụng, bạn nên thay khăn mới để đảm bảo vệ sinh.
8. Lược
1 năm là thời gian sử dụng lý tưởng của lược chải tóc. Mỗi tháng một lần bạn nên rửa sạch lược để giữ vệ sinh. Trường hợp phần chải được làm từ lông, sợi tự nhiên thì 7-10 tháng là khoảng thời gian hoàn hảo nhất.
9. Dép lê
1 tuần một lần bạn nên vệ sinh dép lê để hạn chế nấm và vi khuẩn sinh sôi. Còn thời hạn sử dụng của một đôi dép lê sẽ rơi vào khoảng 6 tháng.
10. Bình chữa cháy
Bình chữa cháy có thời hạn sử dụng khá dài, khoảng 15 năm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu bạn thấy trên bình có vết nứt hoặc lỗ dò thì hãy nhanh chóng thay bình mới.
Tai nghe là nơi trú ngụ của hàng trăm vi trùng, vi khuẩn, và đây là cách vệ sinh dễ dàng không phải ai cũng biết Không muốn thính giác bị ảnh hưởng, bạn phải biết cách vệ sinh tai nghe đúng chuẩn. Tai nghe mà chúng ta dùng để nghe nhạc hay nói chuyện hàng ngày là nơi trú ngụ của hàng trăm vi trùng, vi khuẩn. Nếu không vệ sinh tai nghe, bạn sẽ bị viêm tai. Dó đó, nếu không muốn mắc bệnh, bạn cần phải...