Những món dành cho thực khách ăn cay
Đối với những khách du lịch ngưỡng mộ đồ cay, Bunny, Doro Wat hay Devil’s Curry là những món ăn khó có thể bỏ lỡ mỗi khi đi du lịch.
Người dân ở Durban, Nam Phi gọi món này là Bunny (hay Bunny chow). Đây là một món ăn phổ biến được
nhiều người dân bản địa ưa chuộng, bao gồm cà ri nấu mềm dùng kèm với bánh mỳ. Do có xuất xứ từ Ấn Độ nên hương vị chính của Bunny chow vẫn là vị cay nóng đặc trưng và hương thơm cuốn hút không thể chối từ của món cà ri truyền thống.
Camarones a la Diabla bao gồm tôm bóc vỏ sốt cùng cà chua, ớt cay xè, bơ tỏi, là món ăn được ưa chuộng của người Mexico.
Còn đây là món cà ri rất cay mang tên Devil’s Curry của người Malaysia.
Video đang HOT
Những dân phượt đến Ethiopia đều rất thích một món ăn mang tên Doro Wat. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu mỗi khi đến dịp Giáng sinh. Doro Wat được làm cốt yếu từ thịt gà cùng với cà ri và rất nhiều gia vị tạo độ cay mạnh như ớt.
Goulash hay còn gọi là súp bò hầm, có nguồn gốc từ Hungary nhưng ngày nay được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở khắp khu vực đông, tây Âu.
Món súp kem nức tiếng ở Hà Lan có vị đậm đà của món thịt xông khó cùng mù tạt cay xè, rất phù hợp ăn trong những ngày giá lạnh.
Người Trung Quốc thường hiếm khi ăn cay, nhưng món gà được nấu với ớt Tứ Xuyên lại là một ngoại lệ.
Nước sốt đậu phộng cay chính là ‘linh hồn’ của món salad rau Gado Gado – món ăn truyền thống của Indonesia.
Đến tham quan Marocco, khách tham quan thập phương thường bị chinh phục bởi món thịt bò nấu cay lừng danh của người dân nơi này.
Nhìn qua món ăn này khá giống với món cơm rang thập cẩm của Việt Nam, tuy nhiên ở Ảrập, món cơm này được trộn khá nhiều gia vị có độ cay.
Theo Internet
Độc đáo hủ tiếu sa tế nai cay xé lưỡi ở Sài Gòn
Là món ăn được bán nhiều ở khu vực Chợ Lớn, hủ tiếu sa tế là đặc sản của người Tiều với vị cay đặc trưng và chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này với công thức riêng biệt.
Tô hủ tiếu có sợi to bản kiểu Tiều (người Tiều, chỉ những người gốc Tiều Châu, Triều Châu ở Trung Quốc), nước dùng có độ sệt, chỉ vừa xăm xắp, có màu nâu đục và thơm lừng vị đậu phộng rang, mè. Bí quyết chế biến nước dùng là sự kết hợp của gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang... mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà khó tìm thấy ở các món hủ tiếu đơn thuần khác.
Tô hủ tiếu sa tế nai có vị cay nồng đậm đà. Ảnh: Lê Vân.
Trên lớp sợi hủ tiếu là thịt nai được trụng tái, thực khách có thể gọi thêm gân và bò viên, sau đó cho thêm vài lát cà chua cùng dưa leo băm sợi, rau quế, ngò gai, tạo nên một món ăn ngon mắt, ngon miệng. Chủ quán còn mang thêm một chén nước chấm nhỏ có vị chua dịu để khách chấm thịt nai.
Vì được chế biến theo công thức gia truyền qua nhiều thế hệ, hủ tiếu sa tế nai vẫn giữ hương vị gốc của người Tiều, khi ăn cảm nhận được vị mềm của thịt nai, vị đậm đà của nước dùng sánh và sệt, thoảng mùi thơm của đậu phộng. Với những người không ăn được cay nhiều, nên dặn trước chủ quán để không gặp khó khăn khi thưởng thức món này. Độ cay của món ăn phụ thuộc vào lượng sa tế múc thêm vào tô khi mang đồ ăn cho khách.
hủ tiếu sa tế nai hơi giống sợi phở. Ảnh: Diadiemanuong.
Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món hủ tiếu sa tế nai ở quán Tô Ký có nhiều địa chỉ trong quận 5, quận 6 do các anh em trong nhà Tô Ký mở. Nếu muốn ăn vào buổi sáng, nên ghé tiệm ở đường Gò Công, quận 5. Ngoài ra, còn có hủ tiếu sa tế nai Lâm Phát Ký ở đường Lê Quang Sung, quận 6, tiệm Nguyên Phát ở Nguyễn Trãi, quận 5. Giá một tô từ 45.000 đồng.
Theo Vnexpress
Về xứ Nghệ nhớ ăn cháo lươn và bánh bèo Bát cháo có vị thơm cay nồng, thịt lươn vàng óng mềm ngọt đậm đà gia vị hay bánh bèo nhân tôm là món ăn hấp dẫn thực khách khi đến Nghệ An. Khi có dịp về với Nghệ An, du khách đừng quên thưởng thức hai món ngon đặc trưng sau đây. 1. Cháo lươn Từ lâu món ăn này đã trở...