Những món đặc sản du khách không nên bỏ lỡ khi đến Sa Pa
Nếu đang có kế hoạch tận hưởng kỳ nghỉ cuối năm tại Sa Pa, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn hấp dẫn dưới đây.
Thịt ngựa được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng tại Sa Pa. Thông thường, người dân bản địa sẽ chế biến thịt ngựa bằng những phương pháp như nướng than, nướng giấy bạc, xào lăn. Trong đó, thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh được nhiều thực khách ưa thích hơn cả. Món ăn này được bán với giá trung bình khoảng 250.000 đồng/ đĩa. Ảnh: 1511v__.
Đồ nướng than luôn là món ăn thích hợp để bạn thưởng thức trong ngày lạnh. Đến Sa Pa, du khách có thể thưởng thức nhiều món thịt nướng hấp dẫn tại các hàng quán gần khu chợ Sa Pa và nhà thờ. Bạn có thể thoải mái lựa chọn những loại đồ nướng mà mình muốn sau đó nhờ chủ quán nướng trong vòng 5-10 phút là có thể thưởng thức ngay được. Ảnh: Nnamsfood.
Các loại đồ nướng như rau củ, thịt gà, thịt lợn, xúc xích có giá từ 10.000-20.000 đồng. Riêng đùi gà, thịt ếch, bò cuốn kim châm… được bán với mức giá từ 25.000-50.000 đồng/ xiên. Ảnh: Vivianpham._.
Nếu đến Sa Pa vào ngày mưa lạnh, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món lẩu cá tầm. Không giống với những loại cá đông lạnh, cá tầm Sa Pa được chế biến tươi sống, có phần thịt dai, ngọt và không bị bở khi nấu chín. Nước lẩu cá tầm được nấu từ dứa, cà chua, sa tế nên có vị chua cay đậm đà. Ảnh: Hien.hien97.
Lẩu cá tầm thường được ăn kèm với bún tươi, nấm và một số loại rau xanh như su su, cải xoong, cải mèo, thì là, mùng tơi. Mỗi nồi lẩu cá tầm dành cho 4-5 người ăn có giá từ 400.000-600.000 đồng. Ngoài ra, du khách cũng có thể mua cá tươi nguyên con ở nhà hàng với mức giá 500.000 đồng/ kg và yêu cầu chế biến thành nhiều món khác nhau. Ảnh: Lullaby_qq.
Video đang HOT
Lợn bản nướng đế gang là món ăn hấp dẫn, thích hợp thưởng thức vào ngày lạnh ở Sa Pa. Sau khi sơ chế và tẩm ướp, thịt lợn sẽ được đặt lên chảo gang và nướng với hành tây, hành lá, sả và ớt. Khi đã nướng chín, thịt lợn có vị ngọt, phần da hơi cháy giòn. Mỗi suất thịt lợn bản nướng gan có giá từ 200.000-250.000 đồng. Ảnh: Sun Shine Restaurant.
Cơm lam là món làm từ gạo nếp và được nướng trong ống tre. Đây là món ăn phổ biến ở các tỉnh vùng cao phía Bắc nước ta, trong đó có Sa Pa. Cơm lam thơm dẻo, thường được ăn kèm cùng muối vừng, lạc rang giã nhỏ hoặc thịt lợn nướng. Du khách có thể mua cơm lam để thưởng thức tại chỗ hoặc mang về làm quà với mức giá 80.000 đồng mỗi bó gồm 10 ống. Ảnh: Truyen.le_9 7.
Theo Zing
Những món đặc sản "không thể bỏ qua" khi du lịch Sapa !
Những món đặc sản "không thể bỏ qua" khi du lịch Sapa:
Sapa vốn là miền đất du lịch với cảnh sắc núi rừng tự nhiên hài hòa, cảnh sắc đẹp nên thơ say đắm lòng người. Nếu ai đã từng du lịch nơi đây ắt hẳn sẽ không thể nào quên được nét đặc biệt nơi này, mỗi mùa đều có nét đẹp riêng, mùa xuân hoa nở trắng rừng, mùa hè trải một màu vàng của những cánh đồng lúa chín. Mùa đông lạnh đến cắt da cắt thịt khiến du khách nhớ mãi không quên, nếu có cơ may bạn còn có thể ngắm nhìn những bông hoa tuyết trắng xóa, phủ đều trên mái nhà, khắp cây rừng đất trời Sapa thật đẹp và nên thơ biết mấy. Mình đã từng có dịp đi thăm thú mảnh đất nơi này và cực kỳ ấn tượng với nền ẩm thực nơi đây. Nếu chưa từng đến Sapa, nhất định các bạn phải thử để biết vùng đất ấy đẹp đến thế nào và đừng bỏ quên những món đặc sản này nhé
Cơm lam
Món cơm lam đặc trưng của Sapa
Cơm lam là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nước ta, nguyên liệu chính là gạo nếp được nướng trong ống tre. Khi nướng chín, chỉ cần chẻ bỏ phần vỏ tre cháy bên ngoài, chừa lại một lớp lạt tre mỏng vừa tay người bóc khi ăn cơm. Cơm lam phổ biến và được yêu thích bởi vị ngon ấn tượng của gạo nếp, nước suối và hương thơm nhẹ nhàng của tre.
Xôi bảy màu
Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng ở Mường Khương, Lào Cai
Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng ở Mường Khương, Lào Cai. Bảy màu của xôi gồm hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối và vàng đều được làm từ nhiều loại lá rừng tự nhiên nên xôi mang mùi vị đặc trưng của núi rừng nơi đây. Đồng bào ở đây quan niệm rằng, ăn xôi vào những dịp lễ tết sẽ mang lại nhiều may mắn.
Thịt lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách nướng than, món ngon khó cưỡng ở Sapa
Đến sapa, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương xách lợn hoặc thậm chí cắp vào nách đem bán ở các phiên chợ, cái tên "lợn cắp nách" bắt nguồn từ đó. Đây là giống lợn riêng của người dân vùng cao, lợn con sinh ra được thả rông cho lớn tự nhiên, khoảng một năm lợn nặng trên dưới 20kg thì đem bán lấy thịt. Thịt lợn "cắp nách" rất nổi tiếng và được các nhà hàng sang trọng sử dụng chế biến nhiều món ăn ngon.
Đồ nướng
Tiết trời se lạnh quá phù hợp cho việc nhâm nhi đồ nướng
Trong khí trời se lạnh nơi đây, bạn chắc chắn đừng quên thưởng thức đồ nướng, thơm ngon và đa dạng như: thịt lợn bản xiên que, ba chỉ lợn nướng, chim cút, bò cuộn cải mèo xiên hay bò cuộn nấm kim châm xiên que,... Cải mèo là loại rau đặc sản ở đây, vị rau cải đắng lạ đọng lại trên đầu lưỡi sẽ khiến du khách thích thú. Đặc biệt, du khách đừng quên thưởng thức món ngô nướng nơi đây nhé, ngọt thơm không nơi nào sánh bằng ấy
Đào Sapa
Đào Sapa không chỉ xinh đẹp mà còn rất ngon miệng- một trong những đặc trưng của xứ này
Vị ngòn ngọt, chua chua, thanh chát và mùi thơm không lẫn vào đâu được là hương vị độc đáo của quả đào Sapa chính hiệu. Những vườn đào nặng trĩu quả quanh thị trấn luôn hấp dẫn du khách miền xuôi khi ghé thăm Sapa. Một rọ đào Sapa chắc chắn sẽ là món quà quý của đất trời Tây Bắc dành tặng cho bạn bè và người thân.
Ngoài ra, nếu bạn ghé vào một nhà hàng ở đây thì đừng quên gọi món Bánh táo nướng dùng kèm với mật ong Sapa nhé.
Thắng cố
Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng
Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sa Pa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.
Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,... Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.
Lẩu cá hồi:
Nếu đi du lịch Sapa vào những ngày đông lạnh giá, các nàng nhớ đừng qua món lẩu cá hồi ngon ngọt, mình đã từng dùng thử nơi đây và đến bây giờ vẫn nhớ nguyên hương vị thơm ngon của lẩu cá hồi nơi này
.Theo Iunauan.
Loạt món ăn được giới trẻ yêu thích khi đến Sa Pa Tới Sa Pa (Lào Cai) tận hưởng không khí lạnh giá, bạn không nên bỏ qua những món ăn được giới trẻ yêu thích nhất tại đây. Xiên nướng: Đêm xuống, trung tâm thị trấn nhỏ Sa Pa trở nên nhộn nhịp với những dãy hàng bán xiên nướng dọc hai bên đường. Hình ảnh này trở thành một trong những điểm đáng...