Những món đặc sản Cao Bằng nhất định phải mua về làm quà cho người ở nhà
Nếu tới Cao Bằng mà còn chưa biết mua gì thì các bạn có thể tham khảo bài viết này nhé!
Miến dong là 1 trong những đặc sản nổi tiếng nhất vùng đất Cao Bằng mà bạn có thể mua về làm quà cho mọi người. Miến dong nơi đây có vị ngọt và độ mềm dai tự nhiên, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, loại miến này có thể để lâu mà không bị nở và mềm nhũn như các loại miến trên thị trường hiện nay.
Miến dong Cao Bằng. (Ảnh minh họa)
- Giá trung bình: Khoảng 60.000 – 70.000 đồng /kg.
- Gợi ý địa chỉ mua: Các quầy hàng khô ở chợ Xanh, phường Hợp Giang, TP.Cao Bằng.
- Cách chọn miến dong ngon:
Bạn nên mua tại các cơ sở sản xuất, địa chỉ uy tín tại Cao Bằng để đảm bảo đúng chất lượng.
Lạp sườn hun khói Cao Bằng được làm từ thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông. Người ta băm nhuyễn rồi ướp với nhiều gia vị, sau đó được bao lại bởi lòng heo, rồi phơi nắng khoảng 3 ngày. Nhưng chưa hết, lạp sườn ở đây tiếp tục treo lên nóc bếp để hun khói để săn chắc và ngon hơn.
Bằng sự kì công này, lạp sườn hun khói Cao Bằng đã có hương vị thơm ngon đặc trưng khắc hẳn so với những nơi khác.
Lạp sườn hun khói. (Ảnh minh họa)
- Mức giá trung bình:Khoảng 200.000 đồng – 600.000 đồng/kg.
- Gợi ý địa chỉ bán/thưởng thức đặc sản: Các cửa hàng ở phố Vườn Cam, phường Hợp Giang (Thành phố) – gần chợ Xanh.
- Cách chọn lạp sườn ngon:
Lạp sườn ngon chuẩn vị khi ăn sẽ thấy vị mặn đậm đà của muối, vị chua thanh thanh do lên men tự nhiên từ quá trình hong sấy cùng mùi thơm nồng nàn của rượu và hạt mắc khén.
Video đang HOT
Hạt dẻ Trùng Khánh là loại đặc sản tại Cao Bằng thu hút rất nhiều du khách khi đến đây. Loại hạt dẻ này chỉ có nhiều vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Khi đến Cao Bằng vào dạo mùa thu chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều hàng quán bán loại hạt dẻ này, đừng quên thưởng thức và mua về làm quà cho mọi người nhé!
(Ảnh minh họa)
- Mức giá trung bình: Khoảng 50.000 đồng/kg.
- Gợi ý địa chỉ bán/thưởng thức đặc sản: Chợ Xanh, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
- Cách chọn mua hạt dẻ ngon:
Để chọn hạt dẻ ngon, bạn nhớ chọn những loại hạt có màu vỏ sáng, nâu tươi, bóng, đặc biệt nhìn các sợi lông tơ vẫn còn tươi.
Khi lắc hạt không có tiếng kêu là hạt còn tươi và ngon.
Hạt dẻ Trùng Khánh hạt nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay cái, nhìn bên ngoài phía cuống hạt có nhiều lông tơ trắng.
Cái tên nghe khá lạ lẫm nhưng đây là món đặc sản nổi tiếng của người Tày tại Cao Bằng. Món bánh này được làm từ trứng kiến, bột gạo, và vỏ ngoài là lá vả. Món bánh có có vị đặc biệt, béo ngậy, hương vị cực ngon khó lòng mà quên được.
(Ảnh minh họa)
- Mức giá trung bình:Khoảng 5.000 đồng -10.000 đồng/cái
- Gợi ý giạ chỉ bán/thưởng thức đặc sản: Các cửa hàng ở phố Vườn Cam, phường Hợp Giang (Thành phố) – gần chợ Xanh.
- Cách chọn bánh trứng kiến:
Hãy chọn những chiếc bánh mới, vẫn còn hơi nóng.
5. Trám nếp đen
Trám nếp đen là một trong những loại đặc sản nổi tiếng tại Cao Bằng. Quả trám nếp có vỏ màu tím thẫm, cùi dày, bở, vị béo thơm đặc trưng và cực kỳ tốt sức khỏe, nhờ đó mà nó được rất được nhiều người yêu thích.
Nếu bạn đi vào mùa thu đến Cao Bằng du lịch thì nhất quyết phải mua hộp trám nếp đen đã tách hạt sẵn về làm quà biếu bởi đây là loại trái cây rất khó để tìm mua.
(Ảnh minh họa)
- Mức giá trung bình: Khoảng 125.000 đồng/kg.
- Gợi ý địa chỉ bán/thưởng thức đặc sản: Chợ phiên tại TP.Cao Bằng.
- Cách chọn:Chọn những quả trám nếp, quả mềm đều ngon, cùi không rắn.
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Đặc sản Cao Bằng đó là bánh trứng kiến, nằm khâu, hay xôi trám khi đặt chân đến đây bạn nhất định phải thử nếu không thử coi như bạn chưa biết đến Cao Bằng.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món đặc sản Cao Bằng qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Đặc sản Cao Bằng bạn nhất định phải:
Nằm khâu:
Nằm khâu nghe lạ tai nhưng lại là món ăn dân dã thường có mặt trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng, được nấu từ thịt ba chỉ và khoai mà khi ăn bạn sẽ khó lòng quên được hương vị khác lạ.
Cách chế biến món nằm khâu Cao Bằng:
Để làm món ăn này, khâu chọn nguyên liệu quyết định tới 50% thành công. Người chế biến phải chọn loại thịt ba chỉ không quá mỡ, tươi, cắt từng miếng vuông vắn rồi cho lên chảo rán vàng.
Khi thịt đã chín mềm, bì giòn thì dùng tăm xăm đều vào da. Muốn cho da thịt nở giòn, vàng, trước khi rán cho một ít rượu và muối vào bát, hòa với nước gừng.
Dùng khoai sọ, gọt sạch vỏ, thái lát khoai thành từng miếng to rồi thảo vào chảo ngập dầu cho đến khi chín, vàng, giòn. Kẹp đôi miếng thịt với miếng khoai xếp vào bát to, hòa đường đỏ với nước, dùng một lượng nhỏ rưới đều lên bề mặt bát thịt đã sắp sẵn, dùng đĩa đậy kín bát.
Sắp xếp các bát đó vào nồi, đem hấp khoảng 2 - 3 giờ lấy ra. Lúc này thịt và khoai đã dính và nhừ, gia vị và đường đã ngấm, miếng thịt và khoai đã trở nên đỏ và ngọt, có thể dùng ngay được.
Thưởng thức món nằm khâu:
Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Nhìn bát "nằm khâu" vừa mở nắp bốc khói nghi ngút, màu đỏ ngọt của đường và mùi hương của các gia vị làm ai cũng muốn thưởng thức.
Ăn món này cũng là một nghệ thuật, khi ăn gắp cả miếng thịt, lẫn miếng khoai và cả mấy cọng rau thơm bạn sẽ cảm thấy mùi thơm của rau hoà quyện với cả khoai và thịt đã ngấm đủ gia vị tạo cảm giác vừa ngon vừa ngậy khi nhai.
Bánh trứng kiến:
Đây là một loại bánh lạ, độc đáo của người Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến - một loại kiến đen rừng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Loại kiến này lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng...
Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác.
Cách làm bánh trứng kiến:
Gạo nếp phải pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo, xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá để làm bánh là loại lá vả, phải chọn loại bánh tẻ, không quá nón và không quá già, bỏ phần gân lá. Nếu lá non quá khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Nhân trứng kiến được kẹp vào giữa lớp bột trước khi hấp lên. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Loại bánh này chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định, cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm, bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Xôi trám:
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi, món ăn của các nhà hàng...
Có hai loại trám: trắng và đen nhưng khi nấu xôi người ta thường chỉ sử dụng trám đen. Những trái được chọn đồ xôi là những trái chín mọng, tách vỏ rồi trộn với xôi.
Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy, rất bổ, thơm, bùi, được nhiều thực khách khi đến Cao Bằng thích thú.
Độc đáo món bánh cuốn chan nước canh ở Cao Bằng, đặc sản dân dã đã ăn là nhớ mãi Người Cao Bằng có cách ăn bánh cuốn không giống với địa phương nào, đó là ăn kèm với nước canh. Bánh cuốn phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành nhưng riêng ở Cao Bằng thì có cách ăn rất đặc biệt. Không phải ăn cùng nước mắm tỏi ớt pha loãng, người dân nơi đây chế biến hẳn một nồi nước...