Những món cực độc chúng ta vẫn ăn hàng ngày mà không hề hay biết
Có những món ăn chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày nhưng không hề hay biết rằng chúng cực kỳ độc. Thậm chí, có những trường hợp khi sử dụng đã dẫn tới tử vong.
Việc để khoai tây lâu cũng như khoai tây mọc mầm là một trong những quá trình sản sinh glycoalkaloisd, một hợp chất vô cùng độc hại. Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Chính vì thế, bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm.
Các nhà khoa học đã tìm ra xyanua trong lá và rễ của cây sắn. Đây là một loại chất độc gây thiếu oxi cho các tế bào.
Việc nấu sắn chưa chín cũng sẽ giải phóng một loại enzym biến các chất khác trong củ sắn trở thành xyanua. Khi ăn một lượng nhất định củ sắn, con người có thể bị ngộ độc xyanua và có thể dẫn tới tử vong.
Video đang HOT
Hầu như gia đình nào cũng có dầu ăn thực vật trong bếp, nhưng không phải ai cũng biết tác hại của loại thực phẩm này. Nó có thể gây hại bằng cách oxy hóa và chuyển đổi cholesterol tốt thành cholesterol xấu. Sử dụng dầu bị oxy hóa có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú.
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Nhiều nơi vẫn thường sử dụng sữa được vắt từ bò và uống trực tiếp nó mà không cần tiệt trùng. Theo các nhà khoa học khuyến cáo, việc sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng có thể gây nên sốt Malta khiến bạn nhức đầu, buồn nôn, thậm chí là phù gan.
Cá nóc
Cá nóc là một trong những loài có xương sống chứa chất kịch độc tetrodotoxin – chất độc nhất hành tinh. Tuy nhiên, mặc dù đã được cảnh báo, nhiều người vẫn bất chấp để ăn món ăn này.
Một con cá nóc không được chế biến đúng cách sẽ khiến bạn bị ngộ độc, làm tê liệt các cơ và gây ra ngạt thở, khiến thực khách chỉ sau vài giờ.
Mật ong
Mật ong nguyên chất chưa được thanh trùng nên chứa nhiều chất độc hại như grayanotoxin. Ăn phải grayanotoxin có thể bị chóng mặt, yếu, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn kéo dài trong 24h. Thông thường chỉ cần một thìa grayanotoxin có thể gây ra các triệu chứng trên.
Cây cơm cháy
Lá, cành và hạt của cây cơm cháy có thể gây bệnh nghiêm trọng trong khi cây cơm cháy có chứa một hoạt chất liên quan đến xyanua. Thậm chí, nếu chế biến không kĩ và món ăn từ cây cơm cháy chưa chín hẳn sẽ khiến tiêu chảy nặng và co giật.
Theo 2sao.vn
Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Thực phẩm sử dụng hàng ngày rất dễ ô nhiễm và có thể gây độc cho người sử dụng. Vi khuẩn, nấm mốc, virut và kí sinh trùng là những tác nhân gây ô nhiễm chính.
Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa chất độc nguy hiểm và có khả năng gây độc cao như sắn, măng, mầm khoai tây, đậu kiếm, đậu mèo...
Khi xảy ra hiện tượng ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ là bị độc thì nhất thiết không được sử dụng thức ăn đó nữa đồng thời giữ lại những thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu... gửi đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Cần báo cho các cơ sở y tế gần nhất để điều tra, xác minh và tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc.
Cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm
Cần cho bệnh nhân nôn. Nôn ra ngoài càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân nôn khoảng 2-3 lần, độc tố giảm đi khá nhiều, cần ngăn không cho họ tiếp tục nôn. Thông thường, họ sẽ được tiêm một mũi thuốc chống nôn, bởi dùng thuốc đường uống lúc này vô tác dụng. Sau khi bệnh nhân hết nôn, cần bù dung dịch muối và điện giải khẩn trương.
Nếu bệnh nhân có đi ngoài, hãy để cho họ bị tiêu chảy bởi có thể giúp thải bỏ độc tố ở ruột qua đường hậu môn. Cũng tương tự như nôn, chỉ nên để bệnh nhân đi 3-5 lần rồi cho uống thuốc cầm tiêu chảy. Sau đó, tiếp tục bù nước và điện giải .
Kỹ thuật bù nước và điện giải đối với người bị ngộ độc thực phẩm rất quan trọng. Người bệnh có thể dùng oresol hòa với nước đun sôi để nguội, uống dần.
Cứ 10-15 phút, uống một lần, mỗi lần chừng 70-100 ml, tương đương với 1-2 ngụm nước to. Không khát cũng uống. Khi bệnh nhân uống qua mốc 500 ml có thể tạm yên tâm. Sau đó, tốc độ bù nước sẽ chậm lại tùy thuộc vào mức độ khát của họ. Dung dịch oresol không để quá 24 h, không tái sử dụng, kể cả khi đã để trong tủ lạnh
Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân có nhịp tim chậm lại hoặc nhịp timquá nhanh, quá yếu, tụt huyết áp, bù nước bằng đường uống sẽ trở nên vô nghĩa. Lúc này, cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để truyền dịch. Dịch truyền sẽ chảy trực tiếp vào trong mạch máu và bệnh nhân sẽ tỉnh dần. Ưu tiên bù dịch muối đẳng trương mà không sử dụng các loại dịch khác.
Theo www.phunutoday.vn
Top 5 món ăn chứa nhiều con "ngoe nguẩy" bạn nên coi trước khi ăn Chúng ta thường nói "khuất mắt trông coi" sau mỗi lần ăn thực phẩm thiếu an toàn. Đây là 5 món ăn chứa nhiều ký sinh trùng nhất bạn nên "coi" trước khi ăn để tránh mang bệnh. Chúng ta thường xem tin tức về những bệnh nhân có hàng ngàn ký sinh trùng tồn tại trên cơ thể và cảm thấy vô...