Những món bồi bổ sai lầm của thai phụ
Uống càng nhiều nước mía càng tốt cho con, uống nước có gas để dễ tiêu hóa, ăn nhiều trứng ngỗng cho con thông minh… khiến không ít thai phụ đã rước họa vào thân khi có nguy cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ.
Có thai hơn sáu tháng nhưng bụng của chị Y. (Long An) đã “vượt mặt”. Nhìn chị đi khám thai tại một bệnh viện ở TP.HCM, nhiều người nghĩ chị Y. sắp sinh đến nơi rồi. “Bác sĩ đang bảo tôi ăn ít lại, hạn chế đồ ngọt, tinh bột vì em bé to quá. Huyết áp mẹ đang lên, sợ nhiều nguy cơ” – chị Y. phân trần. Có lẽ một phần nguyên nhân của việc này là do chị “mải miết” ăn đồ ngọt, ăn trứng ngỗng.
Người ăn tối đa, người sợ tăng cân
PGS.TS Lưu Thị Hồng – vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế – kể chuyện ăn thứ này khỏe, thứ kia tốt cho thai nhi lan truyền rất nhanh ở phụ nữ mang thai. Một dạo tại một số tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…, rất nhiều phụ nữ mang thai “xui nhau uống nước mía” với mong muốn không những con sinh ra sạch sẽ, ít nhớt mà còn bổ dưỡng cho thai nhi về trí tuệ và cả “sắc đẹp” nữa.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – phó chủ tịch Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch VN, chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM – cho biết ngoài nước mía, danh sách thực phẩm, thức uống bổ dưỡng mà phụ nữ mang thai nghĩ có thể ăn uống tối đa còn “dài”. Nhiều người ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột với ý nghĩ để con to, khỏe; uống nước ngọt có gas để không bị táo bón, dễ tiêu hóa. Một số bà mẹ ăn quá nhiều trứng gà, vịt, ngỗng với mong muốn con đẹp, thông minh. Một số bà mẹ khác lại ăn nhiều trứng vịt lộn với mong muốn con “nhiều tóc” hay uống nhiều nước dừa để con “trắng như trứng gà bóc”. Một số phụ nữ lại chỉ ăn thịt, cá, tôm, cua, ăn mặn mà không chịu ăn rau xanh vì nghĩ… rau không có chất gì. Ở chiều trái ngược, nhiều phụ nữ do sợ tăng cân nhiều, sợ “mất dáng sau sinh”, con to khó đẻ lại chọn đến giải pháp ăn kiêng, chỉ ăn tinh bột hoặc trái cây, hạn chế ăn thịt, cá, thậm chí hạn chế cả uống các loại sữa.
Nguy hiểm cho cả mẹ và con
PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết phần lớn trong số phụ nữ “xui nhau uống nước mía” trong thai kỳ mong muốn con sinh ra to để dễ nuôi. Nhưng việc uống nhiều nước mía và các thực phẩm, thức uống có nhiều đường khác chưa hẳn tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Người có đường huyết bình thường uống nước mía sạch thì không có gì là không tốt, nhưng mang thai mà uống quá nhiều thì không nên. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, uống nhiều đường dễ no bụng, nhiều năng lượng mà dinh dưỡng không nhiều. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần nhiều vi chất, cần ăn, uống đa dạng. Không những vậy, việc tiếp nhận nhiều đường trong thai kỳ còn khiến người mẹ dễ bị đường máu cao, tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.
“Nhiều phụ nữ cứ thích sinh con to, càng to càng tốt. Nhưng trẻ sinh ra càng to càng nhiều tai biến” – PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết. Theo bà Hồng, những em bé sinh ra với cân nặng từ 3-3,5kg sẽ dễ chăm sóc hơn so với những bé từ 4kg trở lên. Đối với những bé có cân nặng lớn, ngay khi sinh xong đội ngũ y bác sĩ phải theo dõi cơ chế đái tháo đường để không bị hạ đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, những trẻ có cân nặng lớn còn hay mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tỉ lệ trẻ sinh ra to “bất thường” và tỉ lệ phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ ngày một tăng, một phần cũng có nguyên nhân từ việc bồi bổ sai lầm của nhiều phụ nữ mang thai hiện nay.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng phân tích thêm ăn uống trong thai kỳ của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cả mẹ và con. Bà từng gặp nhiều trường hợp bị băng huyết sau sinh do thiếu máu khi trong thai kỳ vì sợ tăng cân nhiều nên ăn kiêng. Có trường hợp mẹ bị tiền sản giật, cứu được con thì đã không còn mẹ, thậm chí tử vong cả con lẫn mẹ do mẹ không chịu ăn rau, ăn quá mặn trong thai kỳ. Lại có trường hợp người mẹ uống nước dừa khi bụng đói, ngất xỉu ngay trên bàn siêu âm…
Dinh dưỡng trong thai kỳ cần ăn uống đủ chất, cân đối giữa bốn nhóm gồm: đạm, bột đường, béo và rau củ, trái cây. Việc ăn uống một chất nào quá mức làm mất cân đối bốn nhóm dinh dưỡng đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ.
Để ăn uống đúng với tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ Phượng khuyến cáo thai phụ cần khám thai đều đặn. Ngoài những chỉ định, tư vấn thông thường, khám thai đều đặn còn giúp những người mẹ được làm các xét nghiệm dị tật thai nhi, bệnh lý thiếu máu Thalassemia, các bệnh lý trong thai kỳ…
Những thực phẩm thai phụ cần tránh
Uống rượu, cà phê vì ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ; hút thuốc gây tình trạng trẻ nhẹ cân, dễ bị sẩy thai, sinh non; uống trà nhiều làm giảm hấp thu sắt, mẹ dễ thiếu máu…
Theo TNO
Gợi ý những món hấp dẫn cho chiều chủ nhật
Chiều chủ nhật rảnh rang hãy nấu thật nhiều món ăn ngon cho cả nhà nhé!
Bò hầm khoai tây
Món thịt bò hầm khoai tây vừa thơm ngon lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cả gia đình.
Nguyên liệu:
- Thịt bò: 1kg - Khoai tây: 3 củ - Cà rốt: 1 củ - Cà chua: 3 quả - Ngũ vị hương, hạt tiêu - Hành, mùi
Cách làm:
Video đang HOT
- Món này nên chọn phần thịt bò có lẫn gân sẽ ngon hơn. Các bạn rửa thịt sạch rồi thái nhỏ cỡ quân cờ, ướp với hạt tiêu, hạt nêm và 1/2 gói ngũ vị hương. Rồi xào săn và chế nước, hầm bằng nồi áp suất sao cho thịt nhừ vừa tới.
- Khoai tây nạo vỏ, bổ miếng vừa ăn. Cà chua bổ làm tư, cà rốt tỉa hoa xắt khúc.
- Chưng cà chua với chút dầu ăn để tạo màu.
- Cho khoai tây, cà rốt vào xào ngấm mắm ngấm muối.
- Múc thịt bò vào nồi khoai tây rồi ninh đến khi khoai và cà rốt chín bở cũng là lúc thịt bò chín nhừ.
- Rắc hành, mùi thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món thịt bò hầm khoai tây nhé!
Vịt xào sả ớt
Món vịt xào sả ớt rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày mát trời như thế này.
Nguyên liệu:
- Thịt vịt: con (800 gr) - Sả: 2 - 3 cây - Ớt: 2 quả - Vừng rang chín: 1 nhúm nhỏ
- Hành khô, tỏi, hành hoa, muối, rượu, hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng
Thực hiện:
- Sả rửa sạch, thái vát thật mỏng, 1 phần đem băm thật nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái vát. Hành khô và tỏi băm nhỏ, hành lá cắt khúc.
- Thịt vịt đem xát rượu, muối cho bớt hôi, rửa sạch, để cho ráo bớt nước. Lọc lấy phần thịt, thái miếng vừa ăn (phần xương có thể nấu canh măng hoặc rau củ).
- Đem ướp thịt vịt với phần sả bằm nhỏ, một ít hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng.
- Cho sả và ớt vào phi đến khi sả vàng giòn, sau đó chút ra đĩa.
- Cho tiếp hành, tỏi vào phi thơm. Chút thịt vịt vào xào chín.
- Khi thịt vịt đã chín mềm thì cho đến hành hoa vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Rắc tiếp vừng và phần sả ớt đã phi vàng giòn vào đảo đều rồi xúc thịt vịt xào sả ớt ra đĩa.
Canh cá nấu chua
Nguyên liệu:
- Cá diêu hồng (có thể thay bằng cá lóc)- Cà chua, dọc mùng, dứa- Đậu bắp, giá đỗ- Nước mắm, gia vị, 1 thìa cà phê đường
- Vắt me khô, ớt, hành lá, hành tím, rau ngổ
Cách làm:
- Cá bóc mang, rửa sạch với muối cho hết nhớt. Cắt khúc vừa ăn hoặc cắt làm đôi.
- Dọc mùng tước vỏ, thái lát mỏng, bóp sạch với chút muối.
- Cà chua bổ múi cau, dứa thái lát. Đậu bắp cắt bỏ cuống, thái lát vừa ăn.
- Phi thơm hành tím với chút dầu ăn, đổ cà chua vào xào chín và nêm thêm một chút mắm.
- Chế nước sôi ngập mặt cà chua và nêm gia vị, đường cho vừa khẩu vị.
- Vắt me cho ra bát, chế nước dùng cá vào khuấy cho me tan rồi đổ từ từ nước me vào nồi cá
- Cho dứa vào nồi để dứa tiết ra chất làm ngọt và thơm nước dùng. Sau đó trút cá vào.
- Cá chín vớt ra để riêng. Thêm dọc mùng, đậu bắp vào nấu chừng 3 phút cho mềm rồi cho giá đỗ vào. Canh sôi, cho cá lại vào nồi, rắc hành ngổ thái nhỏ lên và tắt bếp.
Canh cá nấu chua kiểu miền Nam này rất ngon, dễ ăn và hợp với mọi thời tiết.
Nộm bò khô
Món nộm bò khô với đủ loại hương, vị mang lại cảm giác thật tuyệt vời khi thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Bò khô: 50 gr- Đu đủ, cà rốt- Lạc rang, rau mùi, húng bạc hà, kinh giới- Nước mắm, dấm, đường, tỏi.
Cách làm:
- Đu đủ, cà rốt gọt sạch vỏ, bào sợi rồi ngâm với 1 nhúm nhỏ muối và 1 ít giấm.
- Pha nước mắm làm nộm với tỉ lệ 3 giấm - 2 đường - 1 mắm - 1 nước, rồi thêm tỏi và ớt bằm nhỏ.
- Lạc rang xát sạch vỏ và giã dập, không nên giã nát quá.
- Các loại rau nhặt và rửa sạch, vẩy qua cho ráo nước. Sau đó bày các loại rau, đu đủ, cà rốt, thịt bò khô và rắc lạc lên trên.
- Ta đã có đĩa nộm bò khô ngon miệng.
- Trước khi ăn nộm bò khô các bạn nhớ rưới nước mắm đã pha rồi trộn đều các nguyên liệu và thưởng thức.
Chú ý: Nên trộn nộm với nước mắm đã pha ngay trước khi ăn để lạc không bị ỉu, đu đủ cà rốt được giòn. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với nộm bò khô nhé!
Chè đậu đỏ nếp cẩm
Trời mát mẻ mà được thưởng thức món chè đậu đỏ nếp cẩm ấm nóng thật là thú vị.
Đậu đỏ, nếp cẩm đều rất bổ dưỡng, vị béo bùi dẻo thơm lạ miệng. Món chè này dùng nóng hay lạnh đều thích hợp.
Nguyên liệu: (nấu được khoảng 12 chén chè)
- 150g đậu đỏ- 100-150g nếp cẩm- 1,5 lít nước- Lá dứa (khoảng 10 cọng)- 150-200g đường thốt nốt
Cách làm:
- Đậu vo sạch, ngâm nước ấm khoảng 2 giờ. Nếp vo sạch.
- Cho đậu, nếp, nước, lá dứa vào nồi áp suất, nấu sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu thêm 30 phút cho mềm. Tắt bếp, khi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, thử xem đậu mềm chưa, nếu đậu mềm thì cho đường vào, nấu tan đường.
- Nếu không có nồi áp suất thì mình nấu nhỏ lửa khoảng 2 giờ cho đậu và nếp mềm nhé.
- Nếu muốn chè hơi loãng thì chỉ dùng 100g nếp, dùng 150g nếp chè sẽ sệt hơn. Lượng đường thì tùy khẩu vị nhà mình gia giảm nhé.
- Thưởng thức chè đậu đỏ nếp cẩm nóng hay lạnh đều ngon cả.
- Món chè đậu đỏ nếp cẩm này bổ dưỡng lạ miệng, nguyên liệu không khó tìm, cách nấu lại đơn giản. Đôi khi mình chuẩn bị dọn cơm thì cho nồi chè lên bếp. Cơm nước xong thì cũng vừa có món tráng miệng nhanh chóng, thơm ngọt.
Nếu bạn thích vị béo nước cốt dừa thì nấu chè hơi sệt (dùng 150g nếp với150g đậu), rưới nước cốt dừa lên mặt, ngon tuyệt.
Theo Eva
Bồi bổ sức khỏe cho người lớn tuổi thế nào? Đến cùng với tuổi tác là các vấn đề sức khỏe: người hay mệt mỏi, đau nhức, khó ăn khó ngủ, bệnh tật... khiến cuộc sống tuổi già gặp không ít khó khăn. Khó ăn: Người lớn tuổi khó ăn do suy giảm vị giác, lượng nước bọt, hoặc mắc một số bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,...