Những món bánh tráng hút tín đồ ăn vặt tại TP.HCM
Bánh tráng với nhiều topping, hòa quyện hương vị chua, cay, mặn, ngọt sẽ kích thích vị giác. Tại TP.HCM, bạn có thể thưởng thức bánh tráng trộn, cuốn hay nướng…
Bánh tráng trộn là món ăn đường phố giá rẻ, được người Sài thành yêu thích. Chỉ từ 12.000 đồng, bạn có thể thưởng thức quà vặt có sự hòa quyện của nhiều gia vị, đồ ăn kèm hấp dẫn. Vị chua, ngọt của nước tắc, sốt me, cay của sa tế, dẻo dai của bánh tráng, bùi của lạc rang, thơm của mỡ hành, kích thích vị giác. Ảnh: Vytmylan.
Mỗi bịch bánh tráng trộn thường có khoảng 2-4 quả trứng cút. Ngoài ra, các loại khô như bò, mực, tép… sẽ tạo vị đậm đà, cuốn hút cho món ăn. Khu ăn vặt hồ Con Rùa, chợ Bến Thành, Bà Chiểu là gợi ý để nhâm nhi bánh tráng trộn. Ảnh: Bachuaviahe.
Thay vì trộn, món bánh tráng cuốn hút tín đồ sành ăn bởi hình thức độc lạ. Phần vỏ cuốn thường được làm từ bánh tráng Long An, khi ăn, bạn sẽ cảm được độ bùi, dẻo dai hấp dẫn. Nước sốt bơ là điểm nhấn của món ăn. Vị béo, cay, chua, ngọt của nước sốt từ bơ, me, sa tế khiến vị giác lưu luyến. Bánh tráng chú Viên hay cô Long là những địa chỉ bạn có thể tìm đến. Ảnh: Phuon_gnhi.13.
Là thức quà của người Đà Lạt, bánh tráng nướng lại được các tín đồ ẩm thực Sài thành ưa chuộng. Bánh được nướng trên bếp thang, thêm các topping như trứng gà, phô mai, bò khô, tép, hành lá… Một chiếc bánh tráng với đủ đầy vị béo thơm của hành phi, đậm đà của bò khô, ngậy của trứng sẽ sẽ lấp đầy những chiếc bụng đói. Một phần bánh tráng nướng có giá khoảng 15.000 đồng. Phố đi bộ Nguyễn Huệ là địa chỉ thường được giới trẻ tìm đến để thưởng thức. Ảnh: Chompingwithchom.
Tuy hơi nhiều dầu mỡ, bánh tráng chiên lại được giới trẻ yêu thích vì hương vị độc đáo. Bánh tráng được chiên ngập dầu để đạt độ vàng, giòn. Các topping ăn kèm gồm khô mực, gà lá chanh, hành, tỏi phi thơm, xoài bào sợi, sa tế… Bánh tráng giòn rụm, thấm sốt và các nguyên liệu nên ăn rất bắt vị. Một phần ăn có giá khoảng 25.000 đồng. Khu ăn vặt chợ Xóm Chiếu, bánh tráng Hưng Phú là những địa chỉ bạn có thể lưu lại. Ảnh: Damanfood.
Có xuất xứ từ Tây Nguyên, bánh tráng lụi mang hương vị dân giã, nhưng không kém phần hấp dẫn. Phần nhân được xào từ nhiều nguyên liệu như thịt lợn xay, cà rốt, hành tây, nấm mèo, hành khô, gia vị. Điểm đặc biệt của món ăn nằm ở cách cuốn, bánh được cuộn tròn, tạo ra hình thức bắt mắt. Sốt mắm me dậy mùi tỏi phi là gia vị giúp tạo ra sự “bùng nổ” vị giác. Hàng bánh tráng đường D11 (quận Tân Phú) hay Ăn vặt HK là gợi ý.
Bánh tráng mẹt với nhiều hương vị đa dạng sẽ giúp các tín đồ ăn vặt thỏa cơn thèm. Một mẹt gồm bánh tráng trộn, nướng, cuốn, mắm ruốc… với nhiều topping ăn kèm, được trình bày trên lá chuối đẹp mắt. Một mâm bánh tráng nhỏ cho 2-3 người ăn có giá 99.000 đồng, phần lớn là 119.000 đồng. Bạn có thể đặt món ở Bánh tráng mâm Sư Vạn Hạnh. Ảnh: Pungpeos.
Những món ăn từ bánh tráng được hội chị em săn lùng cách làm từ Bắc vào Nam
Chỉ từ chiếc bánh tráng được dùng để làm nem rán nhưng dưới bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ, nó trở thành nhiều loại bánh thay thế nguyên liệu truyền thống ngon và hấp dẫn.
Bánh tráng hay còn gọi là bánh đa nem là phần vỏ của một chiếc nem rán. Thế nhưng 1-2 năm nay, chiếc bánh tráng bạn có thể mua ở bất kỳ cửa hàng tạp hóa hay siêu thị nào lại trở thành nguyên liệu làm nhiều loại bánh như bánh cuốn, bánh gạo cay Hàn Quốc, bánh há cảo... mà loại nào cũng ngon, hấp dẫn không kém phiên bản gốc. Dưới đây là một vài công thức làm bánh từ bánh tráng, chị em có thể tham khảo.
1. CÁCH LÀM BÁNH CUỐN TỪ BÁNH TRÁNG
(Công thức của chị Tô Hưng Giang - Hà Nội)
Nguyên liệu
Phần nhân bánh:
- Thịt lợn xay: 200gr
- Mộc nhĩ khô: 30gr
- Hành tây: 1/4 củ
- Hành tím: 2 củ
- Hành lá: 3 nhánh
- Gia vị: bột nêm, nước mắm, hạt tiêu.
Phần vỏ bánh:
- 1 gói bánh tráng loại 3 cây tre hoặc bánh tráng Việt Nam, loại chúng ta hay dùng để cuốn gỏi cuốn, miền bắc hay gọi là vỏ bánh đa nem (hai loại này là làm bánh dai không bị mủn).
Video đang HOT
- Một bát nước hơi âm ấm to, cho vào đó 1 thìa canh ăn phở dầu ăn (nhớ dùng nước đã đun sôi để hơi âm ấm)
Phần nước chấm:
- Nước trắng: 12 thìa canh ăn phở nước đun sôi để nguội
- Đường: 4 thìa canh ăn phở (muốn giảm ngọt thì giảm 1 thìa canh đường)
- Nước mắm: 4 thìa canh ăn phở
- Nước cốt chanh hoặc giấm: 4 thìa canh
- Tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu... cho theo sở thích.
Đồ ăn kèm: hành khô phi, rau mùi ta, giò chả...
Chuẩn bị dụng cụ làm: nồi hấp, khay to sạch để cuốn bánh, găng tay...
Cách làm:
Bước 1: Phần nhân
- Thịt xay mua sẵn hoặc tự xay phần thịt nạc vai.
- Mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân, rửa sạch băm nhỏ. Hành tây băm nhỏ. Hành tím băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
- Phi thơm hành tím băm nhỏ, cho thịt vào xào săn, tiếp đến là mộc nhĩ, hành tây, thêm vào chút bột nêm, nước mắm, nêm cho vừa miệng, xào cho chín, cuối cùng cho hành lá và hạt tiêu, đảo đều bắc ra.
Bước 2: Phần vỏ bánh
- Cho dầu ăn vào bát nước to theo tỉ lệ ghi trên phần nguyên liệu.
- Thả lần lượt từng cái bánh tráng vào bát nước. Lưu ý, tránh thả một lúc cả tập làm bánh dính vào nhau khó lấy ra. Mỗi lần nên thả 3 cái một cho dễ lấy ra và không bị mềm quá.
- Thả bánh vào đến khi thấy bánh mềm ra, hơi ngả sang đục thì đi bao tay, nhẹ nhàng vớt ra. Lưu ý, thời gian ngâm khoảng 1-2 phút là bánh đạt mềm, để lâu quá làm bánh nhũn dễ rách.
Bước 3: Cuốn và hấp bánh
- Trải vỏ bánh ra khay có phết chút dầu ăn, rắc nhân và cuộn lại, xếp ra đĩa, làm đến khi thấy đủ ăn dừng lại.
- Sau cùng cho bánh vào xửng hấp lại khoảng 5 phút để bánh chín, nóng và mềm mượt ngon hơn. Nếu ngại hấp có thể cho vào lò vi sóng quay vài giây.
Bước 4: Pha nước chấm
Có thể pha trực tiếp theo tỉ lệ trên nguyên liệu và dùng luôn còn trong bài này sẽ đun sôi phần nước chấm theo từng bước như sau:
- Hoà nước trắng, nước mắm, đường, giấm rồi đổ tất cả vào nồi.
- Đun sôi, hạ nhỏ lửa, nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng.
- Tắt bếp, thêm tỏi ớt và chút hạt tiêu là xong. Lưu ý nếu không có giấm và dùng chanh thì để nguội mới nên vắt chanh quất vì nếu cho lúc nóng dễ gây đắng, còn dùng giấm cho trực tiếp ngay từ đầu và đun sôi được.
Thưởng thức
Khi ăn phần nước chấm rắc thêm chút hành khô vào sẽ rất thơm và ngon. Rắc cả hành khô lên bánh cuốn, ăn kèm chả hoặc giò, thêm chút rau mùi ta nữa là hoàn hảo.
Lưu ý, muốn bánh ngậy và đỡ dính vào nhau khi cuốn xong phết thêm lớp mỡ hành bên ngoài bánh.
2. CÁCH LÀM BÁNH GẠO CAY TỪ BÁNH TRÁNG
(Công thức của anh Trần Xuân Đức - TP HCM)
Nguyên liệu:
- 1 túi bánh tráng safoco, đặc điểm là bánh dày, thích hợp.
- Tương ớt, tương cà, bơ, đường, bột ngọt, bột nêm.
- Ớt bột Hàn quốc, 1 ít ớt khô.
- Xúc xích, trứng luộc, chả cá... tùy thích
Cách làm:
- Bánh tráng nhúng nước, nhúng 1 lần 5 miếng bánh cùng lúc.
- Sau đó, vớt cùng lúc cả 5 cái để ra đĩa (5 cái này chồng lên nhau), để yên trên đĩa 3 phút rồi cuộn tròn chặt lại. Làm tương tự cho đến hết chỗ bánh tráng.
- Dùng dao cắt bánh thành các khúc cỡ 5cm.
- Trộn hỗn hợp tương cà, tương ớt, ớt bột Hàn Quốc, ớt khô, một ít bơ, một ít nước lọc, nêm gia vị vừa ăn. Cho bánh gạo vào nồi hỗn hợp nước sốt, nấu khoảng 3 phút. Khuấy đều để bánh gạo bám đều nước sốt. Cho thêm xúc xích, chả cá, trứng luộc... mọi thứ mà các bạn thích vào.
Lưu ý: Tùy theo khẩu vị mà tự định lượng gia vị sao cho phù hợp.
3. BÁNH TRÁNG LỤI
Nguyên liệu:
- Bánh tráng (bánh đa nem)
- 300gr thịt heo xay
- 50gr mộc nhĩ
- 50gr me
- Cà rốt, củ đậu, hành tây, ngô, hành lá, sả (sả có thể không cho nếu không thích)
- Lạc rang, hành phi.
Cách làm:
1. Làm nhân bánh tráng
- Cà rốt, củ đậu, hành tây xắt nhỏ.
- Mộc nhĩ ngâm với nước cho nở rồi xắt nhỏ.
- Nêm hạt nêm, đường, dầu hào, nước mắm vào thịt. Nên nêm nhạt để khi chấm với nước mắm me không bị quá mặn.
- Phi hành tây cùng một chút dầu. Sau đó cho thịt và mộc nhĩ vào xào cùng.
- Cho tiếp các nguyên liệu rau củ khác vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Nhân chín để nguội.
2. Làm nước mắm me
- Cho nước sôi vào mẹ rồi lọc lấy nước cốt me.
- Phi tỏi, ớt cho thơm rồi thêm nước me vào. Nêm 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh nước mắm. Nấu cho đến khi hơi sệt, keo lại thì tắt bếp. Khi ăn bạn cho thêm lạc rang và hành phi.
- Nếu muốn ăn cay hơn bạn có thể thêm sa tế.
3. Cuốn bánh tráng
- Chọn bánh tráng loại to vừa. Bánh tráng nhúng một ít nước rồi đặt lên đĩa, trải nhân dài ra lên bề mặt bánh tráng, cuộn lại.
- Sau đó cuộn tròn miếng bánh tráng lại rồi xiên vào que tre.
- Món ăn này các bạn có thể ăn ngay hoặc nướng sơ qua trên bếp than sẽ thơm hơn.
Thành phẩm
- Bánh tráng mềm dẻo và dai, không bị bở quá do nhúng nhiều nước, cũng không quá khô cứng.
- Nhân bánh chín đều và thơm mùi rau củ, thịt, tôm. Gia vị nêm vừa ăn.
- Nước mắm me đủ vị chua, ngọt, cay, mặn hoặc tùy vào khẩu vị của bạn và gia đình.
4. BÁNH TRÁNG NƯỚNG
(Công thức của chị Lâm Anh Đào - Úc)
Nguyên liệu:
- 4 bánh tráng mỏng (loại cuốn nem)
- 1 chén thịt chà bông hay tép rang hoặc xúc xích...
- Sốt cà chua hay mắm tôm, hành lá thái nhỏ, trứng
Thực hiện:
- Bắc 1 chảo đáy bằng lên bếp, vặn lửa vừa. Khi chảo bắt đầu nóng thì cho bánh tráng lên nướng sơ qua.
- Khi bánh tráng hơi giòn thì dùng cọ quét 1 chút mắm tôm, rắc ít hành lá thái nhỏ rồi đập hai quả trứng cút cho vào. Dùng cọ quét nhẹ nhàng để dàn trứng ra xung quanh bánh.
- Cuối cùng cho chà bông hay tép rang hoặc xúc xích lên, rưới ít sốt cà chua, tiếp tục nướng bánh tráng cho giòn rồi khi gấp đôi bánh lại, cho ra đĩa.
- Chỉ đơn giản thế thôi, mà bạn đã có món bánh thần thánh của xứ sở sương mù Đà Lạt rồi.
Minh Hằng
Bánh tráng mâm và những món mẹt ship tận nhà tại TP.HCM Những mẹt thức ăn với nhiều món ngon, hấp dẫn giúp thực khách có sự lựa chọn đa dạng. Tại TP.HCM, bạn có thể đặt phá lấu mẹt, bánh tráng mâm... để thưởng thức tại nhà. Ngoài hương vị truyền thống, phá lấu mẹt với nhiều món ngon sẽ giúp bạn thỏa mãn vị giác. Một mẹt thức ăn có giá khoảng 150.000-199.000...