Những món bánh miền Trung mê hoặc thực khách Sài Gòn
Bánh bèo, bánh nậm, bánh căn, bánh khoái… luôn có sức hút nhất định đối với thực khách Sài Gòn.
Bánh bèo
Có thể kể hàng loạt thương hiệu bánh bèo của miền Trung như bánh bèo Quảng Nam, bánh bèo Phú Yên, bánh bèo Huế… Tại mỗi tỉnh, món ăn này lại được gia giảm hương, vị khác nhau. Song tựu trung, bánh bèo hút thực khách với vị dẻo mềm của bánh, nhị tôm cháy thơm nồng, tóp mỡ giòn rụm và chén nước chấm chua ngọt đưa hương.
Bánh bột lọc
Cùng một nguyên liệu là bột lọc, tôm; cùng một phương pháp chế biến nhưng có đến hai loại bánh bột lọc. Một là bánh bột lọc luộc trần và bánh bột lọc gói lá chuối. Sự khác nhau này phụ thuộc vào tay nghề hay sở thích của người gói bánh.
Bánh bột lọc là sự tổng hòa của miếng bột bánh trong suốt, tôm tươi ngọt, thịt đậm đà cùng chén nước chấm pha lạt.
Bánh nậm
Bánh nậm được làm từ bột gạo. Sau khi nhào xong, bột được khéo léo dát mỏng lên miếng lá chuối. Giữa “thân bột”, người ta cho một ít tôm, thịt đã xào chín và nêm gia vị. Một cái bánh nậm ngon ngoài nét duyên của phần bánh mỏng trắng phau, ửng đỏ phần nhân, là hương thơm khó cưỡng đến từ là chuối, bột bánh.
Nếu bánh xèo miền Nam có kích thước khá lớn, nhân thịt đầy đặn, thì bánh xèo miền Trung nằm gọn trong lòng bàn tay với lát thịt xắt mỏng, con tôm bạc, vài cọng giá. Hình thức nhỏ xinh, mức giá cũng mềm, món bánh này là lựa chọn của những ai muốn thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh xèo trong một cuốn hay những thực khách có túi tiền “không được dày”.
Bánh khoái
Video đang HOT
Có kích thước, bột bánh gần như “sinh đôi” với bánh xèo miền Trung, song bánh khoái chất hơn với hai lớp nhân phong phú về thành phần hơn. Và đó cũng là lý do, nếu bánh xèo thường được dọn từ 5 – 10 cái cho một lần ăn/khách, thì bánh khoái chỉ được phục vụ duy nhất một cái. Tất nhiên về giá tiền, bánh khoái cũng cao hơn rất nhiều so với bánh xèo.
Bánh đập
Bánh đập là món quà vặt giá rẻ của người miền Trung. Bánh được làm theo nguyên tắc một (bánh) chín, một (bánh) sống. Công thức khá đơn giản nên để hút thực khách, mỗi hàng, quán sẽ có cách nhấn nhá mỡ hành hay pha chế nước chấm (thường là mắm nêm) theo công thức riêng.
Bánh in
Ảnh: tamhoc
Cách làm bánh in khá đơn giản. Sau khi mua về, bột được phơi sương khoảng 2- 3 ngày, thời gian phơi sương thường từ 2 -5h sáng. Khi đạt đến độ mềm mịn nhất định, khéo léo trôn chung bột với nước dường thắng, rồi dùng khuôn, in bánh. Có hai loại bánh in là bánh in ướt (bánh in xong để dùng luôn) và bánh in khô (bánh in xong sẽ được sấy khô). Tuy cùng một công thức, một loại bột nhưng bánh in khô và bánh in ướt luôn mang đến cảm giác khác nhau cho người thưởng thức.
Bánh in đậu xanh
Ảnh: wordpress.com
Bánh in đậu xanh có mặt rải rác ở các tỉnh miền Trung nhưng ngon nhất phải kể đến bánh in đậu xanh ở Hội An. Bánh in đậu xanh ngoài vị thơm ngọt của lớp bánh bên ngoài, là cái thơm béo của phần nhân thịt được ép giữa bánh.
Bánh căn
Bánh căn không chỉ hấp dẫn với vị giòn, mềm của lớp bột bánh, tươi ngọt của phần nhân, thơm béo của mỡ hành mà còn là sự phong phú của ba loại nước chấm đi kèm (nước mắm chua ngọt, mắm nêm và nước cá kho) để thực khách túy ý lựa chọn theo sở thích.
Món ăn này hút khách ở vị mềm, mỏng của miếng bánh hỏi, tươi ngọt của thịt/lòng heo, đậm đà của mắm nêm, tươi ngọt của rau, beo béo của mỡ hành.
Theo Eva
Những nồi lẩu làm nức lòng thực khách!.
Lẩu không còn xa lạ với thực khách Sài Gòn, nhưng để tìm được 1 nơi có đa dạng các món lẩu thì Quán ốc Ken sẽ là nơi lý tưởng để ta ghé qua!
Ngoài những món lẩu ngon và lạ trước đây được Ốc Ken giới thiệu, giờ đã trở thành 1 trong những món ăn khoái khẩu của thực khách, lần này Quán lại tiếp tục giới thiệu món lẩu mang phong cách riêng biệt với giá cả rất sinh viên, nhưng chất lượng thì lại không hề giảm.
Đặc biệt, từ ngày 3/1 đến ngày 10/1, khách hàng đến thưởng thức 5 lẩu 1 người được tặng thêm 1 lẩu 1 người bất kỳ. Riêng lẩu cua đồng, sẽ tặng thêm lẩu cua đồng nước ngọt, chứ không tặng cua biển nhé!
Lẩu ếch không lạ với thực khách Sài Gòn nhưng do khẩu vị, món ăn này tại vùng đất phương Nam ngoài vị ngọt, dai của ếch, thường nhấn vào cái xanh, tươi, thanh của rau chứ không nhấn vào vị chua của măng, vị cay của ớt giúp món lẩu "ăn" hơn như người anh em phía Bắc. Nhờ lý do ấy, cũng trong cái se lạnh những ngàn gần đây của Sài Gòn, lẩu ếch măng chua nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ.
Song điều thực khách "bồ kết" nhất là món ăn này là nó được giới thiệu dưới dạng lẩu dành cho một người. Điều này không chỉ "đỡ" rất nhiều cho túi tiền, mà còn tạo điều kiện cho bạn thưởng thức món ngon nếu phải đi một mình.
"Mang tiếng" là lẩu một người nhưng một phần lẩu ếch với thịt ếch, măng chua, rau sống cùng đĩa bún trắng phau, bạn chỉ cần gọi thêm đĩa bún nhỏ là no đủ cho hai người. Bên cạnh sự phong phú về số lượng, lẩu ếch măng chua tại quán cũng có khá nhiều điểm cộng.
Đầu tiên, với đĩa thịt ếch vàng ươm, đậm vị, bạn không phải dài cổ chờ nguyên liệu chính sau khi cho vào nồi lẩu. Điểm cộng thứ hai, nhờ chế biến trước mà thịt ếch thấm vị hơn, ngon, ngọt hơn. Măng cũng vậy. Được xào nấu trước nên không những loại bỏ hoàn toàn vị đắng mà còn thanh, giòn hơn.
Để món ăn thêm tròn vị, bạn nên thưởng thức từng cọng rau, miếng thịt, nước dùng để cảm nhận trọn vẹn cái ngon của món ăn, Đó là vị ngọt, dai của thịt ếch được khéo léo "gói" trong cái đậm đà của gia vị, vị chua, cái thanh của măng, vị cay của ớt, hương thơm của ngò tàu, vị béo bùi của tàu hũ ki... càng ăn càng ghiền.
Nếu không "ưa" món lẩu ếch măng chua, quán còn có một món khác mang đậm vị Hà Nội cho bạn chọn - lẩu cua đồng. Không được chế biến cầu kỳ như các loại lẩu khác, song lẩu cua đồng tại quán cũng đủ "níu" thực khách với vị thơm ngọt của nước lẩu được nấu hoàn toàn bằng cua đồng, vị ngọt của bầu, mát của mồng tơi, dai mềm của bánh đa cua. Song điểm thú vị nhất là lẩu cua đồng nhưng mỗi phần lẩu lại được dọn kèm con cua bể tươi ngon, nhiều gạch có khối lượng từ 300 - 400gr. Điều đó đồng nghĩa ngoài việc chấm mút món lẩu, bạn còn có dịp "bẻ, móc" những phần thịt ngọt lịm, chắc nịch.
Ngoài hai loại lẩu trên, quán còn phục vụ: Lẩu thơm Hải Sản, Lẩu Thái, Lẩu Ốc.... Giá các món lẩu dao động thấp nhất từ 55.000
Lẩu thơm hải sản
Lẩu thái me cay:
Địa chỉ:
Ốc Ken số 43 Phạm Ngọc Thạch, P6, Quận 3, gần Hồ CON RÙA. ĐT: 08.62753118
Ốc Ken số 11 Phạm Viết Chánh P.Nguyễn Cư Trinh Q1 ĐT: 08.925.9967
Website: www.ocken.vn
Facebook: https://www.facebook.com/ockensaigon?ref=ts&fref=ts
Theo Eva
Bánh hỏi món ăn không giờ giấc Người Bình Định, khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi, thậm chí còn dùng thay các bữa cơm. Các bậc cao niên tại Quy Nhơn cho hay, không biết vì đâu mà có cái tên là bánh hỏi? Xưa nay chưa có ai nói về nguồn gốc và ý nghĩa của tên bánh, chỉ biết bánh hỏi từ...