Những món ăn Việt mất ngon nếu thiếu mỡ hành
Cơm tấm, bánh bèo, sò ốc nướng và vô số món ăn Việt sẽ không thể tròn vị nếu thiếu món mỡ hành.
Cơm tấm miền Nam là món ăn đầu tiên không thể thiếu mỡ hành. Mỡ hành được làm từ hành lá xắt nhuyễn cho vào mỡ hoặc dầu ăn đun sôi, đơn giản nhưng khiến món ăn tròn vị. Từ thời xa xưa, cơm tấm nấu xong múc lên đĩa, chỉ cần quết tí mỡ hành, chan nước mắm và ít bì heo thì món ăn đã có thể khiến thực khách khen ngợi.
Vị béo thơm của mỡ hành cũng không thể thiếu với món cơm cháy của người miền Nam. Dù món cơm cháy gà nướng đã có nhiều gia vị nhưng mỡ hành giúp miếng cơm cháy giòn giòn trở nên ngon hơn rất nhiều.
Với bánh bèo miền Trung, mỡ hành cũng không thể thiếu. Bánh hỏi dùng mỡ hẹ, bánh bèo dùng mỡ hành, món ăn có mỡ hành không chỉ đẹp mắt mà còn làm tăng vị béo thơm.
Bắp xào bơ cũng sẽ trở nên vô vị và thiếu thốn đến khó nhận ra nếu quên xào cùng chút mỡ hành.
Với các món hải sản nướng, mỡ hành vừa thơm vừa làm giảm mùi tanh của sò ốc. Chỉ cần rưới chút nước mắm chua ngọt hoặc tí muối tiêu chanh, món ăn lên con sò nướng mỡ hành, món ăn sẽ trở nên hoàn hảo.
Video đang HOT
Bún thịt nướng miền Nam cũng có mặt của mỡ hành. Theo các đầu bếp, mỡ hành giúp bún bớt khô hơn và thơm hơn.
Bánh căn miền Trung đặc biệt thu hút thực khách bởi nhúm mỡ hành màu xanh nằm ở giữa chiếc bánh. Nói như nhiều người dân Khánh Hòa, làm bánh căn mà không có mỡ hành thì coi như thất bại.
Bánh đập bánh ướt Nha Trang cũng là món cần mỡ hành để tạo nên mùi vị. Sau khi nướng bánh tráng nóng giòn, đầu bếp lót bánh ướt lên, rắc bột tôm, rồi quét mỡ hành. Vị béo thơm của mỡ hành, giòn giòn bánh tráng cùng vị mặn mặn chua chua cay cay của chén nước mắm chua ngọt sẽ khiến món ăn trở nên độc đáo.
Cà tím nướng miền Tây là món ăn không thể thiếu mỡ hành đi kèm. Mỡ hành với cà tím nướng khắng khít đến mức nhiều người gọi luôn tên của món ăn này là cà tím nướng mỡ hành. Dù chỉ là “chi tiết phụ, song nói như các đầu bếp, “trong ẩm thực Việt, nhiều nguyên liệu tuy nhỏ nhưng lại tạo nên cái hồn của món, nếu thiếu chúng, món ăn sẽ không còn bản sắc riêng nữa”.
Nặng lòng thương nhớ mỹ vị Việt Nam
Con đường đi đến trái tim phải ngang qua bao tử" - câu nói vui ấy thực ra hàm chứa phần nhiều sự thật.
Có đôi khi, một nơi nào đó, một đất nước nào đó lại được mến thương, lưu luyến chỉ bởi có nhiều món ăn ngon chạm đến cảm xúc của khách lãng du. Việt Nam là một đất nước như thế.
Bánh cuốn Thanh Trì, một trong những món ăn Việt tinh tế và ngon miệng, nổi tiếng trong và ngoài nước.
Mỹ vị tạo nên mỹ cảm
Athony Grace là một cư dân "phượt" người Mỹ, từng đi qua nhiều bang của nước Mỹ, du lịch xuyên qua châu Âu và châu Á. Anh nói vui rằng, anh thuộc "hệ" ẩm thực. Nghĩa là cảnh đẹp, văn hóa, lịch sử cũng thu hút anh, nhưng điều khiến anh trầm trồ, thích thú nhất ở mỗi nơi vẫn là hương vị món ăn bản địa của vùng đất ấy.
Athony từng thưởng thức những món phổ biến nổi danh của từng điểm đến, như Cheese Steak - bánh mì bò nổi tiếng ở thành phố Philadelphia, Pizza phô mai của Ý, Ốc sên nướng của Pháp, hay cà ri tại Ấn Độ, lẩu Tứ Xuyên tại Trung Quốc, món Pad Thái chỉ có ở Thái Lan...
Anh cũng từng nếm qua những món độc đáo, lạ lùng đến đáng sợ như đuôi cá sấu tẩm bột chiên ở Florida, ấu trùng kiến chiên bơ ở Mexico, bánh đầu cá ở Anh hay bọ cạp xiên nướng ở Campuchia...
Athony chia sẻ, mỗi một món ăn, dẫu cực ngon và phổ thông, hay lạ miệng, khó ăn và gây cảm giác hơi sợ hãi, đều mang đặc trưng của vùng đất anh từng đi qua. Món ăn, với khách phương xa, không chỉ đơn thuần là món ăn nữa, bởi "nếm" một món ăn, người ta "nếm" luôn cả phong vị, cả văn hóa lâu đời, tập tục tính cách của cư dân bản địa.
Tại Việt Nam, Athony đã "phượt" từ Bắc chí Nam bằng chiếc xe máy trong 1 tháng. Anh chia sẻ, đi đến đâu, anh cũng lân la làm quen với cư dân địa phương để được chỉ cho ăn những món không "hot", không đình đám, nổi tiếng nhưng lại được người dân tại chỗ yêu thích.
"Tôi thương nhớ nhiều món của Việt Nam sau khi đã được ăn. Món bánh chưng ở Điện Biên Phủ với nếp nương hạt to thơm, thịt mỡ lợn nuôi trên đồi béo ngậy, đậu xanh đậm đà. Tôi cũng yêu món bánh cuốn, mang theo cả khẩu vị tinh tế của người Hà Nội. Tài tình làm sao, cái bánh mỏng thấy nhân bên trong như thế mà vẫn không rách, nhân không rơi ra ngoài, lại dai nhưng tan trong miệng", Athony Grace chia sẻ.
Vua đầu bếp Gordon Ramsay trong một lần thưởng thức món ăn bình dân sông nước miền Tây .
Cũng lời Athony Grace: "Tôi cũng không thể nào quên món bánh đập từng ăn ở Hội An. Chỉ một chiếc bánh tráng kẹp với bánh cuốn chấm mắm, ấy thế mà ngon lạ lùng. Rồi cả món bánh xèo ở miền Nam nữa, chiếc bánh to như chiếc chảo, như chứa cả một nông trại, nào giá, nào nấm, nào đậu xanh, thịt lợn, tôm... Việt Nam đúng là thiên đường của ẩm thực. Tôi nghĩ mình sẽ trở lại lần nữa, để nếm lại những món ăn tuyệt diệu ấy".
Quả thực, có không ít du khách đến Việt Nam, dự định là "ghé qua đôi chút", thế mà rồi lưu luyến mãi chưa thể rời đi, vì mê mẩn món ăn Việt.
Gordon Ramsay, người đứng top 3 đầu bếp giàu nhất thế giới, sở hữu chuỗi nhà hàng với tổng số sao Michelin lên tới hàng chục, là giám khảo chương trình MasterChef danh tiếng, đã từng đi khắp thế giới để thưởng thức món ăn ngon. Và Việt Nam là một trong những quốc gia có nền ẩm thực để lại cho ông ấn tượng sâu sắc nhất. Ông từng làm nhiều show truyền hình, nhiều phim tài liệu về món Việt, tích cực quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới.
Danh sách những đầu bếp danh tiếng toàn cầu say mê món ăn Việt còn có Anthony Bourdain, ngôi sao ẩm thực truyền hình Mỹ, Bếp trưởng người Anh Jamie Oliver và nhiều "siêu đầu bếp" khác. Mặc dầu từng kinh qua hàng ngàn món ăn ngon trên đời, nhưng ẩm thực của dải đất hình chữ S vẫn để lại một tình cảm ngọt ngào trong tâm trí họ. Thông qua những lời khen ngợi của các đầu bếp lừng danh ấy, hàng triệu người trên thế giới đã tò mò, tìm hiểu và đến Việt Nam.
Mỗi món ăn là một câu chuyện
Ẩm thực Việt độc đáo, cân bằng dinh dưỡng, ngon và giá rẻ, đó là nhận định của nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam. Nhiều người Việt, sau khi định cư tại nước ngoài, cũng không thể nào quên được khẩu vị món ăn của đất nước. Có không ít người đã đem lòng nhớ thương ấy biến thành hành động, mở những nhà hàng Việt tại nước ngoài, vừa kinh doanh, vừa quảng bá ẩm thực Việt.
Bánh xèo Việt dân dã biến thành váy dạ hội sang trọng trong bộ sưu tập của Nhà thiết kế Minh Công .
Cũng có không ít đầu bếp Việt Nam bước chân ra thế giới, thành danh, đạt nhiều giải thưởng, khẳng định vị trí của ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực quốc tế. Có thể kể đến Christine Hà - cô gái Việt khiếm thị thành Vua đầu bếp Mỹ; đầu bếp Dương Huy Khải làm việc tại nhiều khách sạn, nhà hàng cao cấp ở bang Florida và Hawaii; đầu bếp Luke Nguyễn - thành công với hệ thống nhà hàng Việt Nam Red Lantern tại Surry Hills, Sydney...
Với ẩm thực Việt, mỗi một món ăn, thực ra đều mang một câu chuyện của vùng đất; mang theo cả bề dày lịch sử, mang theo đặc trưng khí hậu, thói quen, tính cách của cư dân bản địa.
Nhiều người còn nhớ, trong đợt giãn cách vừa qua, nhà thiết kế Minh Công, với tài năng thiết kế và lòng yêu mến ẩm thực Việt, đã sáng tạo ra bộ sưu tập hơn 20 loại váy được kết từ các loại bánh đặc trưng miền Tây như bánh xèo, bánh lá mít, tằm khoai mì, bánh bèo, bánh ướt ngọt, da lợn... Không chỉ được trao kỷ lục Việt Nam, bộ sưu tập còn xuất hiện trên nhiều trang mạng nước ngoài, nhận được nhiều khen ngợi. Bộ sưu tập tuyệt đẹp và lạ lùng ấy chính là một cách để kể câu chuyện về ẩm thực quê hương của nhà thiết kế trẻ tài ba.
Một món ăn mà chứa đựng cả chiều sâu văn hóa, sở hữu những câu chuyện độc - lạ - hấp dẫn, lại ngon, hợp khẩu vị nữa, thì đúng là mỹ vị trần gian. Và chỉ cần một lần được thưởng thức một món ăn như thế, khách phương xa có lẽ sẽ vĩnh viễn để lại một phần trái tim mình nơi ấy...
2 cách làm ngó sen muối chua giòn ngon, cho bữa ăn thêm tròn vị Ngó sen được sử dụng ăn kèm trong các món ăn Việt, đặc biệt là dịp lễ tết ăn với bánh chưng, bánh tét. Hôm nay, mách bạn 2 công thức để làm món ngó sen muối chua giòn ngon, lạ miệng, đây chắc chắn sẽ là món ăn ngon chống ngấy cho mâm cơm gia đình. Nào vào bếp ngay để thực...