Những món ăn Việt có tên gọi lạ lùng từ Bắc Chí Nam
Trước khi khiến thực khách mê đắm bởi hương vị, thì ấn tượng đầu tiên của món ăn là tên gọi.
Nậm Pịa, Pa pỉnh tộp, Sà bì chưởng, cơm âm phủ, cơm huyết rồng … là tên gọi rất kỳ lạ và ấn tượng của những món ăn Việt trứ danh.
Ẩm thực Việt vốn phong phú không chỉ về số lượng món ăn, nguyên liệu chế biến mà còn đặc biệt bởi tên gọi. Thay vì gọi tên theo những đặc tính món ăn như thông thường, thì từ Bắc chí Nam, người Việt đã sáng tạo nên những cái tên hết sức độc đáo và kỳ lạ để gọi tên món ăn. Rất nhiều trong số những món ăn có tên gọi kỳ lạ ở Việt Nam đã trở thành đặc sản gợi nhớ về một vùng đất, văn hóa.
Những món ăn có tên gọi lạ lùng từ Bắc chí Nam có thể bạn chưa biết
Pa pỉnh tộp
Nếu chỉ nghe cái tên thôi thì hẳn nhiều người sẽ cảm thấy rất khó hiểu, món ăn gì mà có tên gọi nghe lạ thế. Tuy nhiên, món Pa pỉnh tộp thực chất là món cá nướng của người Thái, tên gọi món ăn được gọi theo tiếng Thái nên nghe rất lạ.
Pa pỉnh tộp là món cá nướng của người Thái
Món Pa pỉnh tộp không giống với món cá nướng thông thường, mà người Thái dùng rất nhiều loại gia vị khi tẩm ướp. Người ta sẽ cho các loại rau thơm, gia vị như gừng, xả, ớt tươi, hành tươi, rau húng, rau thơm, rau mùi, và đặc biệt là mắc khén. Chính bởi cách tẩm ướp độc đáo mà Pa pỉnh tộp có hương vị rất hấp dẫn, trở thành một đặc sản được ưa thích ở Tây Bắc.
Nậm Pịa
Nậm pịa cũng là một món ăn có tên gọi khá lạ tai với đa số thực khách. Đây là món ăn truyền thống của người Tày tại một số tỉnh phía Bắc. Nậm pịa được nấu từ nội tạng của trâu hoặc bò trộn lẫn với nhau, nêm nếm thêm các loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc, như: hạt dổi, mắc khén, ớt, tỏi, gừng, lá chanh… Sau đó, chúng được mang đi nấu thật nhừ.
Nậm Pịa – Đặc sản vùng cao Tây Bắc
Đặc biệt, gười ta còn cho thêm cả phần dịch ở gần ruột già và mật vào trong món ăn, để tăng hương vị đặc trưng. Món Nậm pịa không có vẻ ngoài ngon mắt và hương vị cũng khá đặc biệt, nên với nhiều người món ăn này khá khó nuốt. Tuy nhiên, với đồng bào người Thái, Tày thì đây là một món ăn rất được ưa thích.
Khâu nhục là món ăn đặc sản của người Tày, Nùng. Trái ngược với tên gọi kỳ lạ, món ăn này được chế biến từ nguyên liệu khá quen thuộc là thịt lợn. Món khâu nhục thường xuất hiện trên bàn tiệc của người đồng bào.
Khâu nhục thường xuất hiện trên bàn tiệc của người Tày, Nùng
Để chế biến khâu nhục người ta sẽ chọn những miếng thịt lợn ngon, sau đó tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau, rồi hấp cách thủy trong thời gian rất dài. Món khâu nhục thành phẩm có màu vàng rất đẹp mắt và vị beo béo, bùi bùi, thơm ngon hấp dẫn. Người ta thường dùng món khâu nhục với cơm hoặc ăn cùng xôi.
Du lịch Hà Giang ghé lại những phiên chợ vùng cao như Đồng Văn, du khách sẽ được mời thưởng thức món cháo với tên gọi khá lạ kỳ, cháo ấu tẩu. Món ăn này được gọi tên theo nguyên liệu chính của món ăn, đó chính là củ ấu tẩu.
Video đang HOT
Món cháo này có cách nấu cũng khá kỳ công. Từ củ ấu tẩu người ta sẽ phải ngâm nước vo gạo, sau đó sơ chế và đem ninh đến khi thật bở. Củ ấu tẩu nấu bở được mang nấu cùng gạo nếp, gạo tẻ, nước hầm chân giò, thêm thịt nạc và rau thơm. Món này ăn của có vị hơi đắng của củ ấu tấu, nhưng rất ngon và có tác dụng giải cảm. Người Hà Giang thường ăn cháo ấu tẩu khi thời tiết chuyển lạnh.
Cơm âm phủ
Mới nghe cái tên thôi hẳn bạn sẽ cảm thấy rờn rợn rồi đúng không nào. Mặc dù, tên gọi có màu sắc “liêu trai” nhưng món cơm âm phủ là đặc sản rất được yêu thích tại Huế. Cơm ẩm phủ được tạo nên từ nhiều loại nguyên liệu, như cơm, nem chua, thịt nướng, tôm tươi rang, dưa leo, trứng chiên…
Cơm âm phủ có hình thức rất đẹp mắt
Đặc biệt, loại gạo để nấu cơm âm phủ phải là gạo An Cựu thơm ngon nức tiếng. Sau khi chế biến, các loại nguyên liệu sẽ được xếp xung quanh dĩa cơm trắng trông rất hấp dẫn. Khi dùng cơm âm phủ, thực khách sẽ có thêm một chén nước mắm đặc biệt, để hương vị thêm trọn vẹn.
Sà bì chưởng
Món ăn nghe tên rất lạ này thực ra là một món cơm tấm nổi tiếng của miền Nam. Tên gọi món ăn được đặt theo các nguyên liệu chính của nó, đó là sườn, bì, chả, đọc lái lại là sà bì chưởng. Người Sài Gòn rất ghiền món cơm tấm này và có thể ăn hằng ngày mà không thấy ngán.
Người Sài Gòn rất thích Sà bì chưởng
Cơm huyết rồng
Món cơm có tên gọi đậm chất “kiếm hiệp” này là đặc sản của tỉnh Đồng Tháp. Tên món cơm được đặt theo tên của gạo huyết rồng, một loại gạo rất ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Cơm huyết rồng có màu tím đặc trưng
Cơm huyết rồng có hương thơm ngậy, vị ngọt bùi, beo béo rất hấp dẫn. Người ta thường dùng cơm huyết rồng với muối mè, hoặc kết hợp với các loại nguyên liệu khác như tôm, cua, thịt, cá…
Những món ăn có tên gọi kỳ lạ trên đều là sản vật đặc trưng cho các vùng miền từ Bắc chí Nam. Chúng thể hiện nét độc đáo của ẩm thực Việt, không chỉ trong cách chế biến món ăn mà từ chính tên gọi lạ lùng được đặt theo từng món.
Đặc sản Sơn La bạn nên thử khi đến đây
Đặc sản Sơn La như Pa pỉnh tộp, cá hồi, nộm da trâu, cháo mắc nhung... là những món ăn nhất định bạn phải thử khi tới Sơn La.Vậy các bạn hãy cùng tìm hiểu những món đặc sản Sơn La qua bài viết sau nhé!
Món đặc sản Sơn La nhất định bạn nên thử khi đến đây:
Pa pỉnh tộp:
Pa pỉnh tộp nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất là cá gập nướng. Nói đến cá nướng thì có ở nhiều vùng đất, nhưng pa pỉnh tộp có một đặc trưng riêng mà chỉ có người vùng cao mới chế biến được ra hương vị riêng biệt này. Bởi ngoài các gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng... thì đặc biệt không thể thiếu được mắc khén.
Đây là gia vị đặc trưng riêng có của núi rừng Tây Bắc, giúp món cá ăn tăng vị đậm đà mà lại khử được mùi tanh.
Cách chế biến món pa pỉnh tộp:
Thường người Thái ở Sơn La hay chọn các loại cá như cá chép, trắm hay trôi. Cá không cần quá to mà chỉ cần vài lạng, sau khi làm sạch cá được mổ dọc sống lưng, bỏ mật và cho các loại gia vị nói trên vào.
Người ta gập đôi cá rồi dùng que tre kẹp chặt và nướng cá trên than hồng. Khi cá chín tỏa mùi thơm nức.
Ăn miếng cá nướng, cảm nhận cả mùi vị của núi rừng Tây Bắc đang lan toả trong khoang miệng.
Nộm da trâu:
Da trâu vốn là một loại nguyên liệu được dùng để làm trống vì có đặc điểm rất dày, cứng và dai. Ấy thế nhưng, ở mảnh đất Sơn La, thứ da trâu ấy lại trở thành một đặc sản ẩm thực vô cùng lạ miệng và độc đáo - thấu da trâu hay nộm da trâu của người Thái.
Cách chế biến món nộm da trâu:
Để giảm độ dai, người dân ở đây phải sơ chế da trâu qua những giai đoạn như hơ lửa, ngâm nước lã, lọc và đập da nhiều lần.
Người vùng cao không dùng chanh hay dấm để bóp nộm mà kết hợp da trâu với nước măng chua tạo thành hương vị vô cùng khác lạ.
Khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm nhận, da trâu sần sật, đanh đanh, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta, vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị.
Cá hồi:
Từ nhiều năm qua, cá hồi đã được nuôi tại nhiều địa điểm có nguồn nước lạnh, sạch như Sapa, Lai Châu, Sơn La... để phục vụ nhu cầu thực khách trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Món ăn từ cá hồi:
Đến Sơn La, du khách sẽ được thưởng thức 6 món được chế biến từ cá hồi: gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, tỏi, xoài, dứa, tía tô, lá chua, lá ổi; da cá hồi chiên; thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi xông khói rất đặc trưng; lẩu cá hồi và cháo cá hồi.
Nếu du khách mua cá tươi mang về, giá khoảng 350.000 đồng/kg.
Nậm pịa:
Nếu người Mông ở Yên Bái có món thắng cố thì người Thái ở Sơn La có món nậm pịa.
Nậm pịa được làm từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim... kèm theo là gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm.
Sau đó, cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để tạo món ăn sền sệt. Nậm pịa ăn nóng rất ngon.
Du khách ăn không quen có thể thấy hơi đắng lúc đầu nhưng càng ăn càng cảm thấy ngọt và thơm hơn.
Cháo mắc nhung:
Để có món cháo mắc nhung chuẩn vị, người Sơn La thường chọn tấm đầu vụ gặt non, nấu cùng sườn lợn hun khói.
Khi cháo chín tới, cho quả mắc nhung vào, đập dập thêm củ gừng, ớt nướng và sả.
Ở một số nơi, người ta trộn quả mắc nhung với tấm, túm vào lá chuối buộc chặt, vùi trong tro bếp hoặc đồ xôi là đã có ngay một món mắc nhung sền sệt, đắng nhẹ, thơm cay ăn rất lạ miệng.
Ốc đá Suối Bàng:
Ốc ở Suối Bàng chỉ thường có vào mùa mưa, khi tiết trời ẩm ướt. Ốc ở đây chẳng cần lá chanh hay sả, cứ thế luộc suông là đủ giữ vị.
Thậm chí, nước chấm cũng không cầu kỳ, rót từ chai, cho thêm vài lát ớt là ổn. Ốc đổ ra, mọi người quây quần ngồi vừa khêu vừa nói chuyện là đủ ấm cho ngày mưa.
Nếu muốn thưởng thức kiểu khác, có thể nấu canh ốc, làm gỏi ốc... vẫn giữ được vị giòn ngon.
Những đặc sản Bắc Kạn mua làm quà ngon đáng đồng tiền Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bộ gồm 8 đơn vị hành chính (trong đó có 7 huyện và một thành phố). Đặc sản Bắc Kạn được biết đến với sự đa dạng, độc đáo trong hương vị của từng món ăn như: Cá nướng Pác Ngòi, tôm chua Ba Bể, bánh Coóc...