Những món ăn sáng tốt nhất cho bé
Mách mẹ những gợi ý các thực phẩm số một nên cho con ăn vào buổi sáng. Đây đều là những món ăn rất có lợi cho bé.
Bữa ăn sáng là thời điểm cần thiết để tăng cường trí tuệ và năng lượng cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bữa sáng đầy đủ giúp bé duy trì trọng lượng cân đối vì buổi sáng là thời gian khởi động cho sự trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; sự trao đổi chất thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy calo.
Bữa sáng cho trẻ là một điều quan trọng mà các mẹ không thể quên hay chuẩn bị cẩu thả. Bởi một khi trẻ được cung cấp bữa sáng đầy đủ còn giúp trẻ tập trung tinh thần cao và sáng tạo trong những hoạt động, trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay – mắt.
Theo các chuyên gia, việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường và khiến não bị thiếu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoạt động của não trẻ.
Không chỉ có vậy, chất lượng bữa ăn sáng cũng ảnh hưởng tới sự thông minh ở trẻ nhỏ. Những trẻ ăn sáng thường xuyên ít có nguy cơ bị béo phì, mặc dù lượng calo tiêu thụ trong ngày có thể nhiều hơn. Đáng chú ý là bữa sáng có thể cải thiện trí nhớ, nâng cao điểm số và việc đi học đều đặn ở trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng một bữa sáng được cho là tốt nhất với trẻ nhỏ chính là bữa sáng giàu protein và đầy đủ dưỡng chất: chất xơ, canxi và khoáng chất. Nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều các đồ ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ để ngăn ngừa các vấn đề về răng và bệnh tiểu đường sau này.
1. Trứng
Trứng là một sự lựa chọn lí tưởng dành cho bữa sáng của trẻ. Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có chất đạm, chất béo, một ít chất bột đường, nhiều loại vitamin, chất khoáng. Chất đạm trong lòng trắng trứng có thành phần các acid amin toàn diện với tỉ lệ cân đối, có giá trị sinh học đặc biệt cao hơn các loại đạm khác, được hấp thu và sử dụng gần như hoàn toàn trong cơ thể.
Ngoài ra, lòng đỏ trứng có nguồn chất béo rất quí chứa Lecithin, vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, đối với trẻ, các mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ sẽ tốt hơn. Đây là món tuyệt vời cho bữa sáng, nhưng không nên ăn quá thường xuyên. Mẹ có thể cho bé dùng khoảng 2 bữa sáng có trứng ốp la, trứng luộc mỗi tuần. Những ngày còn lại, có thể chọn các chất đạm khác, như thịt gà, thịt vịt, cá, tôm (trong các món bún), thịt bò, heo (trong các món phở, hủ tíu).
Ăn lòng đỏ trừng luộc buổi sáng rất tốt cho trẻ (ảnh minh họa)
Video đang HOT
2. Sữa chua
Đây được xem là món không nên thiếu trong các bữa ăn sáng dành cho trẻ. Sau các món chính, mẹ nên tập cho bé thói quen kết thúc bữa sáng bằng món tráng miệng là sữa chua ăn. Sữa chua ăn được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất cho cơ thể con người.
Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn
Với 1-2 hộp sữa chua ăn, trẻ đã được cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu canxi cơ thể cần mỗi ngày. Sữa chua là nguồn canxi tốt dễ hấp thu nhất cho cơ thể. Và buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi.
Một cốc sữa chua trộn hoa quả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé tràn đầy năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên uống vài thìa nước lọc tráng miệng.
3. Ngũ cốc
Một ít hạt ngũ cốc sẽ là món điểm tâm nhẹ nhàng đầu tiên cho trẻ trong ngày. Cơ cấu hợp lý cho bữa sáng gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate theo tỷ lệ 14:25:61. Trong đó, tỷ lệ carbohydrate trong ngũ cốc là lớn nhất.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ, nếu bữa sáng ăn quá nhiều bánh mì, cơm, các loại hạt ngũ cốc thì cơ thể con sẽ dư năng lượng không cần thiết. Bữa ăn chỉ có ngũ cốc mà thiếu đạm thì não sẽ hoạt động kém linh hoạt, dễ buồn ngủ. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải mà thôi.
Mẹ không nên chọn bánh ngọt làm món ăn đầu tiên của bữa sáng. Chúng sẽ làm tăng nồng độ đường huyết nhanh một hai giờ rồi sau đó tụt xuống sớm. Nếu cho trẻ ăn bánh ngọt trước tiên, chúng sẽ có cảm giác mệt mỏi, cồn cào dạ dày và tiếp tục thèm muốn những món ngọt khác để thỏa mãn sự tăng và hụt đường huyết đột ngột.
4. Sữa tươi hoặc sữa công thức
Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, trẻ chỉ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.
5. Chuối
Chuối cũng là một trong những thực phẩm đáng tin tưởng dành cho bữa sáng của trẻ. Nhiều mẹ thường không đánh giá cao giá trị của quả chuối và dẫn đến không biết tận dụng loại trái cây tuyệt vời này. Thật sự, trong chuối có rất nhiều chất xơ, kali, và các loại vitamin C, B2, B6…rất cần thiết cho trẻ. Thêm vào đó, chuối còn trị rối loại tiêu hóa ở trẻ, loại bỏ vi khuẩn có hại cho đường ruột. Hơn nữa, vị ngọt của chuối giúp bé no lâu và không có cảm giác đói sớm mỗi khi chờ đợi đến bữa ăn trưa.
Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi.
Chuối có vị ngọt tự nhiên trẻ rất ưa thích (ảnh minh họa)
6. Dưa hấu
Một loại trái cây quen thuộc, có vị ngọt tự nhiên, nhiều nước và màu sắc kích thích sẽ là nguồn cung cấp lycopene thiết yếu, loại vi chất giúp tăng cường thị thức, tim mạch và ngừa ung thư. Loại trái cây này cũng giúp cung cấp nước, và giữ ẩm cho bé.
Nhờ đặc tính ít calo, nhiều nước mà mẹ nên chọn dưa hấu cho bữa sáng của bé vì lượng nước trong dưa hấu cũng sẽ giúp trẻ đủ no cho đến khi ăn trưa.
7. Nước ép trái cây
Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là mẹ cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây bằng một ống hút và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.
Theo Khampha
Những người không nên ăn xôi
Xôi chứa nhiều calo hơn bạn tưởng. Xôi nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng... cung cấp cho bạn tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi 1 bát phở chỉ chứa 400 calo). Đó là còn chưa kể bạn ăn các loại xôi gà, xôi thịt, xôi trứng....
Nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ, không nên ăn xôi thay ăn cơm. Đặc biệt, những người sau đây không nên ăn xôi.
Xôi là món ăn dân dã quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Là món được ưa chuộng từ trẻ nhỏ, người già, từ học sinh, cho đến người đi làm. Chắc hẳn bạn cũng nằm trong số đó.
Mặt khác, xôi được gọi là "thực phẩm sạch", bởi nó không có hóa chất như: bún, miến, phở..
Tuy nhiên không nên ăn nhiều. Bởi bất cứ thứ gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ, không nên ăn xôi thay ăn cơm. Đặc biệt, những người sau đây không nên ăn xôi.
1. Người béo
Với những người muốn giảm béo thì cũng không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng bởi xôi cũng làm từ hạt gạo mà ra, và cũng có nhiều tinh bột giống cơm. Chẳng qua xôi thì nấu ít nước hơn nấu cơm mà thôi.
2. Người bị đau dạ dày
Xôi không thích hợp cho người bị bệnh dạ dày bởi đỗ xanh, gạo nếp tuy lành nhưng nó lại tạo ra hơi khiến người bị dạ dày luôn ợ chua, khó chịu. Đó là chưa kể nếu bạn ăn xôi có thêm các thành phần như: hành , tỏi, tiêu...
3. Người bị mụn nhọt
Ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này.
Theo Khỏe & Đẹp
Ăn sáng đầy đủ giảm nguy cơ tiểu đường Hãy chắc rằng con cháu trong nhà bạn không bỏ bữa ăn sáng, vì theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san PLOS Medicine, ăn sáng lành mạnh đều đặn mỗi ngày có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: Shutterstock "Ăn sáng thường xuyên, đặc biệt liên quan đến việc ăn ngũ cốc chứa nhiều...