Những món ăn ngon miệng nhưng không tốt cho sức khỏe khi ăn quá nhiều
Những món ăn có hương vị thơm ngon luôn được nhiều người ưa chuộng và yêu thích. Nhưng không phải món nào cũng đầy đủ dinh dưỡng và tốt với cơ thể. Sẽ có những loại không phù hợp với thể trạng và hệ tiêu hóa của một số người.
Sushi
Đây là một món ăn nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào. Nhìn vào món ăn này chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Nhìn vậy thôi nhưng sushi có thành phần rất đơn giản. Chỉ cần có cơm, cá sống, rau hoặc bơ cuộn tròn trong rong biển, vậy là chúng ta đã có thể có món ăn ngon miệng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng món này hấp thụ vitamin tự nhiên và lượng axit omega-3.
Tuy nhiên trong cá sống thường chứa vi khuẩn và ký sinh như ấu trùng giun. Những sinh vật này có thể gây nôn mửa tiêu chảy cho người ăn. Vì thế trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu nên bỏ qua món này.
Sushi với hàm lượng dinh dưỡng cực kì cao
Ngoài ra, cơm trong sushi cũng có khả năng khiến bạn tăng cân, nếu như vì quá ngon miệng mà ăn không kiểm soát. Tuy nhiên, chỉ cần thường xuyên luyện tập thể thao, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Tập luyện với máy tập thể dục đạp xe, máy chạy bộ là gợi ý tuyệt vời, đây là những thiết bị tập tập luyện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.
Sashimi
Nếu đã nói đến văn hóa Nhật Bản thì không thể nào không nhắc đến sashimi. Đây là món ăn làm từ các thực phẩm tươi sống như cá, mực, bạch tuộc. Như vậy sẽ giúp cho người dùng cảm nhận được rõ hơn hương vị tươi ngon của biển cả.
Các gymer thường chọn đây là món ăn sau khi tập. Bởi hàm lượng dinh dưỡng trong đây là cực kì cao mà cũng không qua các phương pháp chế biến dầu mỡ.
Tuy nhiên các bạn vẫn nên lưu ý khi ăn thực phẩm này. Bởi vì sẽ có những nơi có môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật sống tại đó. Và khi sử dụng thực phẩm này mà không qua chế biến sẽ dễ bị nhiễm độc.
Cá nóc là một loại cá nổi tiếng cực độc, đã có nhiều báo cáo về việc tử vong của một số người sau khi thưởng thức cá.
Video đang HOT
Trong cá nóc có độc tố thần kinh cao gấp mấy lần so với cyanua. Chỉ những đầu bếp nào nổi tiếng có kinh nghiệm mới có thể chế biến được món ăn này. Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều người không ngại nguy hiểm và chi phí bỏ ra để thưởng thức.
Cá nóc có nhiều chất độc nhưng được ưa chuộng
Các món thịt tái
Món ăn này nhìn có vẻ vô hại nhưng nó thực ra lại là mối nguy hiểm tiềm ẩn. Trong các loại thịt sống có rất nhiều vi khuẩn từ E.coli đến các vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu chứng minh được ăn thịt bò có lợi cho người tập thể dục. Nhưng nếu thịt sống thì đó lại là một chuyện khác.
Nhiều người có thói quen ăn bít tết như thịt sống. Một số món ăn còn được chế biến bằng thịt sống với nước sốt và trứng sống.
Vì vậy dù thích thế nào cũng nên hạn chế những món ăn này. Hoặc ăn hơi chín để đảm bảo cho đường ruột được khỏe mạnh.
Nếu như những món ăn sống khác gây quan ngại với người dùng bởi vi khuẩn trong đó thì bạch tuộc lại là một nỗi lo khác.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món ăn này ở Hàn Quốc. Và cách ăn phổ biến đó là cắt thành từng đoạn nhỏ và dùng khi chúng còn sống.
Bạch tuộc sống kỳ lạ
Tuy đã được cắt ra nhưng các xúc tu lại có độ bám dính cao, dễ dẫn ra tình trạng gây hóc hoặc ngạt thở. Hàng năm đều có những báo cáo về người bị hóc khi ăn bạch tuộc sống trong lúc say rượu. Vì thế bạn nên cẩn thận và tỉnh táo khi ăn món ăn này.
Những món ăn trên đều là những món ăn hấp dẫn và nhiều món còn là đặc sản các nước. Tuy nhiên chúng ta khi thưởng thức cũng nên tỉnh táo và lựa chọn thật kỹ. Tránh để tình trạng sau khi ăn món ngon mà bị ảnh hưởng sức khỏe nhé. Tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Tập đoàn thể thao Elipsport để nâng cao sức khỏe của bạn và gia đình.
Bác sĩ vạch mặt 3 "sát thủ" biến thực phẩm thành chất độc, loại đầu tiên đáng sợ nhất bởi chúng luôn "lởn vởn" quanh ta hàng ngày
Ngộ độc thực phẩm dần trở thành vấn đề ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dưới đây là 3 nguồn độc tố chính khiến chúng ta dễ bị nhiễm độc qua đường ăn uống, riêng loại đầu tiên rất hay gặp nhưng vô cùng đáng sợ.
Ăn uống vốn là nhu cầu không thể thiếu để duy trì sự sống của con người. Từ tiêu chí ăn sao cho no trước kia, ngày nay, chúng ta luôn hướng đến việc ăn làm sao cho ngon và cũng không quên việc ăn thế nào cho tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế rằng, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng dần trở nên phổ biến hơn.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, độc tố trong thực phẩm gây ngộ độc cho con người khi tiêu thụ xuất phát từ 3 nguồn chính dưới đây. Trong đó, nguồn độc tố đầu tiên luôn "lởn vởn" xung quanh cuộc sống của chúng ta hàng ngày.
1. Do vi khuẩn, virus, nấm men và các chất độc do chúng tiết ra
Khi bắt đầu phát triển và sinh sôi trên thực phẩm, vi khuẩn, virus hoặc nấm men sẽ tạo ra độc chất, độc chất này đi vào cơ thể con người đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, nôn, đi ngoài, "miệng nôn trôn tháo", đau quặn bụng...
Đây cũng là biểu hiện dạng nhẹ chung của tất cả các loại ngộ độc thực phẩm ở con người, tức là cơ thể sẽ cố gắng đẩy các chất lạ, chất độc đó ra khỏi cơ thể bằng nôn, đi ngoài phân lỏng, co thắt đại tràng để hạn chế hấp thu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp ngộ độc nặng, chất độc rất dễ vào máu. Qua đường máu, nó được vận chuyển đến tim có thể kích thích vào cơ tim, làm tim đập nhanh, gây trụy mạch, khiến mạch máu giãn nở ra nhiều, làm vã mồ hôi, mệt mỏi, mất nước. Cuối cùng, chất độc lên tới não bộ sẽ kích thích 2 hệ thần kinh chính là hệ cơ gây run cơ, mỏi cơ... kích thích các hệ thống cơ khác như cơ đường ruột (nôn), cơ đường hô hấp (khó thở, thở nhanh, nông) và hệ hạch thần kinh xung quanh.
Vậy tại sao lại có vi khuẩn?
Nếu vừa đun sôi thức ăn xong thì rõ ràng với nhiệt độ chỉ cần trên 60 độ C là protein đã bị phân giải, nhiệt độ 100 độ C là vi khuẩn sẽ không sống được. Nhưng nếu để thức ăn lâu ngoài không khí, khoảng vài tiếng đồng hồ, có những nghiên cứu kết luận là xấp xỉ 6 tiếng, thì vi khuẩn có hại trong thực phẩm có thể sinh sôi, nảy nở trở lại. Đặc biệt, trong môi trường ẩm, ấm thì vi khuẩn rất dễ phát triển.
Và như thế, bất kì loại đồ ăn thức uống nào ở ngoài môi trường mà không có sự bảo quản (không có màng bọc nilon để ngăn tiếp xúc với không khí, không để trong môi trường nhiệt độ lạnh, mát), vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi.
Như vậy, đây là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm cho con người phổ biến, hay gặp nhất, do nó có thể xuất hiện ở bất kể loại thức ăn, thực phẩm nào.
2. Bản thân thực phẩm sinh ra độc tố
Chẳng hạn như củ sắn, khoai tây mọc mầm, cà chua xanh, mật của một số loại cá nóc... sẽ gây ra tình trạng kích thích, ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa do nó có chứa các hoạt chất.
Một số loại độc tố này có thể bị loại bỏ bằng việc đun sôi, nấu chín, chẳng hạn như củ sắn lột bỏ vỏ, ngâm nước rồi luộc trong nồi nước mở nắp có thể loại bỏ độc tố; các loại đậu nấu chín có thể ăn một cách an toàn; hay cà chua trong quá trình chín thì độc tố sẽ tự động biến mất... Nhưng cũng có những loại độc tố không thể bị loại bỏ, chẳng hạn như trong khoai tây mọc mầm hay mật của một số loại cá nóc...
Ngoài ra, độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C), bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.
Chẳng hạn, ăn trứng với đậu nành sẽ gây tình trạng đông bón trong đường tiêu hóa, kích ứng, dị ứng với các triệu chứng nôn, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa. Hay một ví dụ khác là khi uống sữa thì không được uống với nước chanh hoặc nước cam.
3. Do con người tác động vào
Chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, hóa chất... vẫn còn lưu lại trên thực phẩm mà chẳng may có người ăn phải.
Đó là lý do tại sao mọi người nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Nếu người xung quanh hoặc bản thân có biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở dạng nhẹ, quan trọng nhất đó là nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể, có thể là nước gạo rang rất dễ làm hoặc ở gần hiệu thuốc có thể mua 1 gói Oresol với người lớn, loại có vị cam cho trẻ nhỏ.
Trong trường hợp ngộ độc nặng hơn, tức đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước nhiều thì bắt buộc người bệnh phải nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để truyền dịch, nước điện giải kèm theo các loại thuốc bọc lại niêm mạc của đường ruột.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì cần ngay lập tức đưa người bệnh tới bệnh viên gần nhất.
Những món đặc sản ẩn chứa rủi ro cho người ăn Có nhiều món ăn lạ, ngon miệng như sushi, hàu sống... nhưng có thể không phù hợp với thể trạng của bạn. Nhiều món ăn đặc sản đắt tiền có thể chứa các vi khuẩn, độc tố có hại nhất là với những người có hệ miễn dịch yếu: Sushi Ảnh minh họa: Webmd Là món ăn nổi tiếng của Nhật, sushi gồm...