Những món ăn hấp dẫn đặc trưng Hong Kong qua phim TVB
Trà sữa vớ da, tàu hũ thúi, bánh trứng, bào ngư, dim sum, mỳ kéo… đều hấp dẫn với người Việt.
Trà sữa vớ da
Trước đây Hong Kong do Anh cai trị nên văn hóa uống trà sữa cũng đến từ quốc gia này. Lúc đó người dân xứ cảng thơm đa số làm công việc nặng, họ chê trà sữa quá lạt, vì vậy họ đã cải thiện bằng cách pha đậm vị trà một chút.
Sau khi pha đậm hơn, lá trà trong trà sữa để lâu sẽ bị đắn nên họ đã nghĩ ra cách lấy vợt để lọc lá trà. Pha lâu ngày cái vợt sẽ có màu cà phê sữa giống màu vớ da của phụ nữ nên cuối cùng món thức uống được gọi là trà sữa vớ da. Hầu như, mỗi buổi sáng, người dân Hong Kong đều có thói quen uống trà sữa trứ danh này.
Trong phim Cú lội ngược dòng, Đới Cố Đông (Hạ Vũ đóng) là ông chủ nhà hàng với món đặc trưng là trà sữa vớ da. Thông qua phim, khán giả có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cách pha chế loại trà sữa đặc trưng của Hong Kong mà không nơi nào giống. Phim còn có sự tham gia của Hứa Thiệu Hùng, Ngũ Vịnh Vy, Thương Thiên Nga, Dương Tư Kỳ, Trần Kiện Phong, Đường Thi Vịnh.
Trà được lọc trong vợt.
Trong một số phim TVB, các nhân vật cũng có thói quen uống trà sữa vào buổi sáng.
Cú lội ngược dòng nói về tài trà sữa vớ da.
Bánh trứng
Bánh trứng được giới thiệu tại Hong Kong vào những năm 1940 bởi các cửa hàng ăn khuya. Sau đó bánh được bày bán rộng rãi từ các quán cà phê, tiệm trà cho đến tiệm bánh, đặc biệt là làm món tráng miệng không thể thiếu vào buổi ăn sáng của người Hoa ở những tiệm trà.
Nhiều người cho rằng, bánh trứng Hong Kong được lấy cảm hứng từ chiếc bánh tart của châu Âu được chế biến lại sao cho phù hợp với khẩu vị của người dân xứ cảng thơm. Dù bắt nguồn từ đâu đi nữa, món bánh trứng theo phong cách Hong
Kong vẫn là món tráng miệng được yêu thích và quen thuộc trên khắp thế giới. Bánh trứng với nhân bánh mềm mịn và óng ánh sắc vàng của trứng.
Vào những năm đầu tiên, kích thước của chiếc bánh trứng khá to với đường kính chừng 8 cm. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1950 và 1960, chiếc bánh được làm nhỏ lại với đường kính 5 cm và đã trở thành một món bánh truyền thống của Hong Kong. Một đặc điểm riêng biệt nữa của bánh trứng không thể không nhắc đến đó là vỏ bánh rất giòn và hơi xốp xốp, nhân bánh mềm, mịn và óng ánh sắc vàng của trứng.
Trong phim Sóng gió khách sạn, nhân vật Vương Khải Kiệt ( Ngô Trác Hy đóng) đặc biệt rất thích ăn món bánh trứng nướng thơm lừng ở quán trà sữa quen thuộc. Hiểu được điều này, Lý Khai Tâm (Quan Ân Na) hay mua món khoái khẩu này cho Kiệt ăn. Phim còn có sự tham gia của Mã Đức Chung, Quách Khả Doanh, Khương Đại Vệ.
Video đang HOT
Sóng gió khách sạn
Bào ngư
Bào ngư là một loại ốc biển còn có tên là ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh. Bộ phận dùng là thịt bào ngư (cửu khổng) và vỏ bào ngư tên thuốc là thạch quyết minh, tên khoa học Haliotis diversicolo Reeve, họ Bào ngư (Haliotide).
Vỏ bào ngư có nhiều calci carbonat. Thịt bào ngư có nhiều chất dinh dưỡng với tỷ lệ protid, lipid và các vitamin cao. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, trong thành phần bào ngư có haliotin I và haliotin II có tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào ung thư.
Bào ngư đầu càng nhỏ giá càng đắt.
Trong phim Sóng gió gia tộc, ba Bào- Đường Nhân Giai (Hạ Vũ) đã hướng dẫn cách phân biệt bào ngư thật giả, và cách chọn bào ngư trước hết phải xem hình dáng ngoài. Hình dáng phải hoàn hảo không khuyết điểm, thân tròn dày, thịt mập, xung quanh đồng đều, không vết nứt là loại tuyệt phẩm (phần dưới rộng và hơi dài là tốt nhất) rọi trên ánh sáng nếu ở chính giữa có một đường màu đỏ và rất nặng tay là loại tuyệt nhất. Số đầu bào ngư càng nhỏ thì giá càng cao cho nên có câu “Ngàn vàng khó mua được bào ngư 2 đầu”.
Sóng gió gia tộc nói về gia đình chuyên bán bào ngư.
Dim Sum
Món Dim Sum, tức “điểm sấm” (mà người Việt hay gọi trại thành “điểm tâm”) xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho lại sức dọc theo Con đường tơ lụa. Vì nhu cầu cần tìm chỗ nghỉ ngơi lấy sức trong suốt cuộc hành trình dài, nhiều trà quán đã mọc lên trên con đường tơ lụa. Ban đầu, trà quán chỉ phục vụ trà.
Về sau, chủ quán bắt đầu bán thêm những món ăn nhẹ đi kèm với thức uống. Ở Hong Kong cũng như các thành phố thuộc Quảng Đông, các món DimSum được chuẩn bị từ rất sớm, thường là từ 5 giờ sáng. Đa phần khách hàng của món Dim Sum thường là những người lớn tuổi sau giờ tập thể dục mỗi sáng hoặc cả gia đình cùng ăn sáng.
Điểm tâm sáng phong phú của người Hong Kong.
Huỳnh Tông Trạch và Trịnh Gia Dĩnh cũng hay ăn món Dim Sum.
Thực đơn của Dim Sum khá phong phú, từ các món hấp quen thuộc như há cảo, xíu mại, bánh hẹ… đến bánh cuốn nhân tôm, xá xíu, các loại bánh bao, cũng như các món chiên nhẹ đa dạng, chân gà tàu xì.
Trong các phim về đề tài gia đình như Thiên địa nam nhi, Bước ngoặt cuộc đời… các gia đình thường cùng nhau ăn dim sum vào buổi sáng.
Những phim đề tài gia đình thường cả nhà sẽ cùng đi ăn sáng là món Dim Sum.
Mỳ gia
Người Quảng Đông đã có truyền thống nấu mì yi mien, một loại mỳ trứng vàng được phát minh vào thời nhà Thanh. Mỳ ăn liền hiện đại đầu tiên được giới thiệu rộng rãi với tên gọi Doll Noodles vào cuối thập niên 60 bởi Công ty Winner Food Products Ltd.
Trong phim Mỳ gia đại chiến đã nêu rõ cách chế biến từ nhào bột bằng tay thủ công cho đến dùng máy cắt mỳ hiện đại. Bộ phim đã khắc họa sinh động món ăn truyền thống của xứ cảng thơm. Bên cạnh đó, phim xoay quanh mối hiềm khích giữa hai gia đình họ Ông và Vạn. Họ tranh nhau quyền sở hữu thương hiệu mỳ nổi tiếng Vạn Xương Thịnh do tổ tiên để lại. Với gia tộc bề thế, Ông Dĩ Tiến đã thôn tính cửa hiệu mỳ với điều kiện chia lại một ít cổ phần của Vạn Gia Phong. Từ đây, mâu thuẫn của hai bên càng trở nên gay gắt.
Ngoài ra, Mỳ gia đại chiến còn có sự góp mặt của nhiều ngôi sao TVB quen thuộc như Trần Cẩm Hồng, Quách Tấn An, Từ Tử San, Ngô Trác Hy, Lương Tịnh Kỳ, Quách Chính Hồng, Quách Thiếu Vân, Châu Thông…
Tàu hũ thúi
Tương truyền vào đời vua Khang Hy nhà Thanh có một người tên Vương Trí Hòa đã phát minh tàu hũ thúi. Vương Trí Hòa là một người bán đậu phụ kiêm chăn lợn. Một ngày nọ, anh cho đậu phụ rán vào chum. Sau khi đã cho đủ gia vị vào chum, anh bị những con lợn làm sao lãng và quên đậy nắp, do đó vôi trắng ở trên tường đã rơi vào trong chum. Một lúc sau, khi anh ta đã xử lý xong lũ lợn thì đậu phụ rán đã chuyển hết thành tàu hũ thúi rán.
Món tàu hũ thúi được bày bán lề đường.
Huỳnh Tông Trạch cũng có thích ăn lề đường.
Ngày nay, món này được bày bán ở các chợ đêm hoặc lề đường hơn là trong các nhà hàng. Tàu hũ thúi có mùi thum thủm giống với mùi cải bắp hoặc phân bón mục rữa. Có người so sánh vị của nó với pho mát xanh trong khi người khác nghĩ nó giống thịt rữa. Với những người sành ăn tàu hũ thúi càng nặng mùi càng ngon.
Trong phim Tòa án lương tâm 1, nhân vật La Lực Á (Trịnh Gia Dĩnh) sống ở khu Vượng Giác. Anh chàng thường ăn mặc luộm thuộm, có sở thích ăn uống bình dân như tàu hũ thúi, cá viên…
Tòa án lương tâm 1.
Theo Báo Đất Việt
Điểm danh những bộ phim Hong Kong 'xuyên không'
Mở đầu cho trào lưu làm phim truyền hình có nội dung vượt thời gian không phải là "Chuyện tình vượt thời gian" của Hàn Quốc, mà là "Cỗ máy thời gian" (Tầm Tần ký) của TVB với bộ ba Cổ Thiên Lạc - Tuyên Huyên - Lâm Phong.
Điểm lại những bộ phim vượt thời gian:
Cỗ máy thời gian (2001)
Cỗ máy thời gian được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Huỳnh Dị, kể về cuộc hành trình trở về thời chiếc quốc của chàng đặc công Hạng Thiếu Long rất được khán giả yêu thích vì mới lạ.
Cổ Thiên Lạc đã đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc TVB nhờ đóng vai Hạng Thiếu Long và đây cũng là vai chia tay màn ảnh nhỏ của anh. Mất đi nam diễn viên đình đám, TVB lăng xê thành công Lâm Phong khi anh vào vai Tần Thủy Hoàng trong tác phẩm cùng tên.
Quá khứ và hiện tại (2003)
Nếu trong Cỗ máy thời gian Hạng Thiếu Long từ thời hiện đại vượt thời gian về quá khứ, thì ở bộ phim này, vì hành thích Ung Chính, nàng Lã Tứ Nương đã "bay" từ thời nhà Thanh đến đặc khu Hong Kong sầm uất, xảy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười.
Trương Khả Di rất thành công với vai Lã Tứ Nương, đoạt liền hai giải thưởngTVB. Riêng nam diễn viên Giang Hoa (vai Ung Chính) cũng có mặt trong danh sách 10 vai diễn được yêu thích nhất năm 2003.
Vụ án kỳ bí (2004)
Không có chuyện vượt thời gian nhưng bộ phim Vụ án kỳ bí là cuộc đối thoại giữa chàng cảnh sát hình sự Thiên Quang với cha anh, người đã chết cách đây 20 năm. Giữa lúc đang gặp khó khăn trong việc điều tra vụ án sát thủ liên hoàn phức tạp, Thiên Quang phát hiện một chiếc điện thoại cũ đang đổ chuông. Anh rất bất ngờ khi đầu dây bên kia là giọng nói của đấng sinh thành và ông đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp anh phá án.
Phim có mặt Quách Tấn An, Trần Tuệ San, Hứa Thiệu Hùng, Thương Thiên Nga, Ngô Mỹ Hạnh, Đặng Kiện Hoành... đạt tỷ suất khán giả khá cao trong năm 2004 trên màn ảnh nhỏ TVB.
Hổ phụ sinh hổ tử (2009)
Bộ phim TVB này có mặt Ngô Trác Hy, Trần Cẩm Hồng, Hồ Hạnh Nhi, Dương Tư Kỳ, Hồ Định Hân... kể về mối quan hệ không mấy tốt đẹp của cha con nhà họ Sở. Sở Từ (Ngô Trác Hy đóng) luôn chê bai cha anh - Sở Phàm (Trần Cẩm Hồng đóng) là người lạc hậu và không bao giờ muốn trở thành bản sao lạc hậu của ông. Tình cờ, Sở Từ vượt thời gian trở về thập niên 60, gặp lại người cha đang ở độ tuổi thanh niên, tình cha con bỗng chốc trở thành tình anh em.
Cung tỏa tâm ngọc (2011)
Đây là bộ phim thành công nhất trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc năm 2011, lăng xê thành công đôi diễn viên Dương Mịch - Phùng Thiệu Phong.
Trong phim Dương Mịch đóng vai Lạc Tình Xuyên - một cô gái hiện đại, là người thừa kế một tiệm đồ cổ quý giá. Vào hôm tổ chức lễ đính hôn, cô bị cuốn hút vào một bức tranh mỹ nữ treo trên tường, vượt thời gian trở về thời nhà Thanh. Cuộc sống mới của cô ở đây bắt đầu từ công việc một cung nữ. Do Lạc Tình Xuyên thuộc lòng lịch sử nên sự thông minh cũng như "tài" dự đoán của cô khiến Tứ A Ca (sau này là vua Ung Chính, Hà Thịnh Minh đóng) và Bát A Ca (Phùng Thiệu Phong đóng) ngưỡng mộ, cùng đem lòng yêu.
Bộ bộ kinh tâm (2011)
Tuy có cùng bối cảnh và "đụng hàng" về ý tưởng với Cung tỏa tâm ngọc, nhưng Bộ bộ kinh tâm kể một câu chuyện khác hẳn là cô nhân viên văn phòng Trương Hiểu, sau khi bị xe đụng đã trở về thời nhà Thanh. Trong chốn hậu cung, cô là thiếu nữ 16 tuổi Nhược Hy ngang tàng, thường cùng các a ca "đấu võ mồm", đánh nhau với các cung nữ. Thời gian thấm thoắt trôi qua, cô nương bướng bỉnh năm nào đã dần trưởng thành, lại tiếp tục cuốn vào cuộc tranh giành ngôi vị của chín vị hoàng tử.
Bộ phim này đã tạo nên tên tuổi của nữ diễn viên trẻ Lưu Thi Thi (vai Nhược Hy), mang lại mùa xuân thứ hai trong sự nghiệp của Ngô Kỳ Long (vai Tứ A Ca) và giúp ngôi sao TVB Trịnh Gia Dĩnh (vai Bát A Ca) nổi tiếng bên Trung Quốc.
Trở về thời Tam Quốc (2012)
Nhân vật chính trong phim là Tư Mã Tín - một thanh niên nghiện game đến quên ăn quên ngủ. Chơi game Cường bá tam quốc, anh chàng nhập vai Gia Cát Lượng với những chiến thắng lẫy lừng, được các game thủ xưng "Vũ trụ thần win". Thế rồi một cơn bão lớn chưa từng có trong suốt 500 năm qua đã đưa Tư Mã Tín vượt thời gian, trở về thời Tam Quốc, đến thôn Tàng Long - nơi ở của Gia Cát Lượng. Được gặp thần tượng Gia Cát Lượng bằng xương bằng thịt, anh chàng mừng như bắt được vàng.
Tuy phim Trở về thời Tam Quốc (hay Hồi đáo Tam Quốc) nhận nhiều "đá" từ khán giả do có nhiều tình tiết phi lý, nhưng nó vẫn là tác phẩm đạt tỷ suất khán giả khá cao khi có mặt Lâm Phong, Mã Quốc Minh, Dương Di...
Theo Infonet
Những sao nam TVB 'lên đời' nhờ vai phản diện Những nhân vật ác ôn, gian xảo, quỷ quyệt đã tạo cơ hội cho diễn viên phát huy khả năng diễn xuất của mình. 10 nam tài tử TVB dưới đây nhờ vai phản diện mà sự nghiệp "lên đời". Miêu Kiều Vỹ Miêu Kiều Vỹ vai Dương Khang trong phim Anh hùng xạ điêu. Trong Ngũ hổ tướng TVB thập niên 80...