Những món ăn đem lại may mắn vào dịp Tết của các quốc gia trên thế giới
Theo truyền thống của từng đất nước, nếu thưởng thức những món ăn này vào dịp Tết sẽ được hưởng may mắn và bình an.
Mỹ: Bánh vua
Người dân xứ cờ hoa thường bắt đầu năm mới bằng một chiếc bánh vua hình nhẫn ngọt ngào phủ đầy màu sắc.
Theo truyền thống, chúng được ăn vào ngày 6 tháng 1, được gọi là “Đêm thứ mười hai” hoặc “Lễ hiển linh”, lễ kỉ niệm của Công giáo về những món quà của các đạo sĩ dành cho em bé Jesus vào đêm thứ 12 sau khi sinh.
Tây Ban Nha: 12 quả nho may mắn
Người dân Tây Ban Nha quan niệm rằng, nếu ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm, 1 quả nho cho mỗi tiếng chuông đồng hồ thì họ sẽ nhận được may mắn trong năm mới.
Mỗi quả nho biểu thị cho một tháng trong năm và nếu không hoàn thành khẩu phần của mình, có thể bạn sẽ gặp xui xẻo. Được biết, phong tục này được bắt đầu từ lâu đời, vào những năm 1880.
Ý: Đậu lăng
Bữa tiệc đêm giao thừa của người Ý có rất nhiều món ăn nhưng món ăn đặc biệt mang lại may mắn chính là đậu lăng.
Hình dạng tròn nhỏ giống đồng xu của những hạt đậu là biểu tượng của sự thịnh vượng và chúng thường được ăn kèm với xúc xích heo và thịt heo, những thực phẩm cũng được coi là may mắn.
Video đang HOT
Đức: Bánh Pretzel
Bánh Pretzel xuất hiện từ đầu thế kỉ XX ở Đức và là một biểu tượng may mắn của quốc gia này. Bánh có vị ngọt, bên trên phủ một lớp men chứ không phải phủ muối hay đường như những loại bánh thông thường.
Những chiếc bánh này ăn khá giòn, có thể ăn cùng các loại hạt và kẹo trái cây để có thể mang lại may mắn cho bản thân trong năm mới.
Canada: Bánh thịt kiểu Pháp
Món bánh này có nguồn gốc từ Québec và thường được phục vụ vào năm mới. Đây là món ăn đặc biệt dành cho dịp lễ vì nó kết hợp cả hương vị ngọt và mặn như thịt bò, thịt lợn, khoai tây, hành tây, tất cả các loại gia vị hòa trộn và một lớp vỏ bơ xốp.
Đan Mạch và Na Uy: Bánh nhẫn hạnh nhân
Ở các quốc gia Scandinavia như Đan Mạch và Na Uy, loại bánh này thường được phục vụ vào đêm giao thừa. Bánh được tạo thành từ những chiếc bánh rán hoặc bánh hạnh nhân xếp chồng lên nhau giống như một tòa tháp. Thậm chí ở nhiều nơi, bạn còn có thể tìm thấy một chai rượu ở trung tâm tháp bánh này.
Hy Lạp: Bánh Vaselopita
Món bánh này được phục vụ chủ yếu ở Hy Lạp và cũng xuất hiện ở một vài nước khác ở Đông Âu. Nếu may mắn, bạn còn có thể tìm thấy một đồng xu hoặc đồ trang sức ẩn giấu trong lát bánh của mình.
Việc tất cả mọi người quây quần bên nhau cùng cắt bánh được cho rằng sẽ đem lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình trong năm tới.
Cuba: Lợn sữa
Ở Cuba, lợn sữa được phục vụ vào những ngày đầu năm mới vì từ lâu món ăn này đã trở thành biểu tượng của sự may mắn.
Hàn Quốc: Súp bánh gạo
Đây là món ăn truyền thống được nhiều người Hàn Quốc yêu thích trong dịp Tết. Với những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm thì một bát súp sẽ nhanh chóng được hoàn thành để cả nhà cùng nhau thưởng thức với ước mong đạt được nhiều thành công và may mắn suốt năm.
Trung Quốc: Bánh nếp
Loại bánh này còn được biết đến với tên gọi là “Bánh năm mới”. Chúng được làm từ bột gạo nếp và được nêm mặn ngọt tùy theo khẩu vị từng miền. Loại bánh này thường được ăn vào đêm giao thừa của Trung Quốc và được dùng để làm quà cầu may cho nắm mới.
Đối với loại bánh nếp mặn ở Thượng Hải, chúng thường được xào cùng với những nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn sáng tạo và đậm đà hơn.
Những món ăn tinh tế tạo nét riêng của văn hóa ẩm thực Thành Sen
Từ những nguyên liệu được sản xuất trên địa bàn, hội thi ẩm thực hướng đến sản phẩm OCOP TP Hà Tĩnh đưa đến cho khách tham quan những món ăn tinh tế, hấp dẫn.
Dù mới lần đầu tiên được tổ chức, hội thi ẩm thực hướng tới sản phẩm OCOP thành phố Hà Tĩnh đã thu hút 100% phường, xã tham gia với gần 70 sản phẩm. Gian hàng của xã Thạch Hưng được bài trí đẹp, hình thức phong phú các món ăn đặc trưng từ cu đơ, bánh nếp, bánh đúc, bún miến, vỏ bánh ram...
Cà Bà Báu (phường Bắc Hà) đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân TP Hà Tĩnh, là một trong những sản phẩm được chú ý nhiều nhất tại hội thi lần này
Để phù hợp với thị hiếu của khách hàng, cà, kiệu được muối bằng nhiều chất liệu khác nhau, cà muối nước mắm, cà muối tương, cà muối dấm... Nhiều khách hàng đã quyết định "chi hầu bao" để tận hưởng trọn hương vị của món ăn vừa dân dã, vừa ngon miệng này
Giò chả Cẩm Sơn (đội thi đến từ phường Thạch Linh) được nhiều khách hàng đánh giá cao vì sự đậm đà của mùi vị giò truyền thống. Hiện nay, cơ sở sản xuất này đã cung cấp lượng hàng khá lớn cho khu vực phường Thạch Linh và các địa phương lân cận
Đội thi phường Nam Hà lại đưa đến hội thi món giò xào, bánh đúc, bánh nếp... do chính những cơ sở trên địa bàn sản xuất. Các sản phẩm có chứng nhận an toàn vệ sinh, nhãn mác.
Sản phẩm tham gia không chỉ phong phú về hình thức thể hiện mà còn đa dạng loại hình, từ món ăn bình dân, truyền thốn đến món ăn đẹp mắt, sang trọng...
Tất cả nguyên liệu đều được lấy từ những vùng sản xuất của địa phương. Đội thi xã Thạch Hạ tận dụng được thế mạnh từ nuôi trồng thủy sản, tham gia các món mang tính đặc sản như: tôm sú hấp dừa, cua rang me...
...đến cá mú hấp Hồng Kông - đặc trưng của các vùng nuôi tại xã Thạch Hạ
Phường Nam Hà tạo ấn tượng bởi món gà được chế biến lạ mắt, hầm với nhiều loại nấm quý
Đặc biệt là món xôi gà tạo hình của đội thi đến từ phường Đại Nài. Gà cúng được tạo nhiều thế, vừa thể hiện sự tinh xảo của người đầu bếp, vừa toát nét đẹp tâm linh
Ông Nguyễn Duy Tám, chủ nhà hàng Tám Minh cho biết: Để có mâm cỗ xôi gà này, chúng tôi phải lựa chọn kỹ càng từ nguyên liệu, gà cỏ có trọng lượng từ 3-3,5 kg và phải mất 1,5 h đồng hồ chế biến.
Sau 1 ngày diễn ra hội thi, Ban Giám khảo đã trao 4 giải nhất cho 4 sản phẩm xuất sắc: Văn hóa ẩm thực tâm linh - xôi gà tạo hình (phường Đại Nài); cà Bà Báu (phường Bắc Hà), cu đơ Thư Viện (phường Đại Nài) và vỏ bánh ram của cơ sở sản xuất Thuận Kỷ (phường Thạch Quý).
Có một cách siêu đơn giản làm bánh nếp phồng giòn tan ăn mãi mà không chán Từng chiếc bánh nếp phồng vừa giòn lại dẻo ngọt, ngon và lạ miệng cực kì. Bạn hãy thử làm ngay thôi nào! Nguyên liệu: 150g gạo nếp 120ml nước nóng (nước nóng 90-100 độ C) 100g đường 100g lạc Một ít bơ tan chảy. Cách làm: Lạc rang chín hoặc nướng ở 150 độ C trong khoảng 10 phút cho lạc chín....