Những mối nguy hiểm khi robot sát thủ châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới
Các hệ thống vũ khí tự hành – còn gọi là robot sát thủ – có thể đã lần đầu tiên giết hại con người vào năm ngoái – theo một báo cáo mới đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về cuộc nội chiến Libya.
Robot sát thủ có thể là những thành phần quan trọng trong các cuộc xung đột tương lai. Ảnh: Automationworld
Lịch sử cũng có thể xác định đây là điểm khởi đầu của cuộc chạy đua vũ trang lớn tiếp theo, một diễn biến có khả năng trở thành cuộc chạy đua cuối cùng của nhân loại.
Các hệ thống vũ khí tự động là những robot trang bị vũ khí sát thương có thể hoạt động độc lập, lựa chọn và tấn công mục tiêu mà không cần con người ra quyết định.
Các quân đội trên khắp thế giới đang đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu và phát triển vũ khí tự động. Chỉ riêng Mỹ đã chi ngân sách 18 tỷ USD cho vũ khí tự động từ năm 2016 đến 2020.
Theo Giáo sư James Dawes, chuyên gia về vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo tại Đại học Macalester (Anh), vũ khí tự động tạo ra sự cân bằng không ổn định và phân mảnh các biện pháp bảo vệ với thế giới hạt nhân, chẳng hạn như quyền hạn chế tối thiểu của Tổng thống Mỹ trong việc phát động một cuộc tấn công.
Robot quân sự không người lái trong một cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Giáo sư Dawes cho rằng có 4 mối nguy hiểm chính với vũ khí tự động.
Xác định sai mục tiêu, các lỗi thuật toán
Khi chọn mục tiêu, liệu vũ khí tự động có thể phân biệt giữa những người lính thù địch với đứa trẻ 12 tuổi đang chơi nghịch với súng đồ chơi hay không? Liệu nó có thể phân biệt dân thường đang chạy trốn khỏi một địa điểm xung đột với phiến quân đang rút lui chiến thuật?
Vấn đề ở đây không phải là máy móc sẽ mắc những lỗi như vậy, còn con người thì không. Mà đó là sự khác biệt giữa lỗi của con người và lỗi thuật toán, giống như sự khác biệt giữa gửi một bức thư và đăng một dòng tweet.
Quy mô, phạm vi và tốc độ của các hệ thống robot sát thủ – được quy định bởi một thuật toán nhắm mục tiêu – có thể nhận dạng sai với con người, giống như trong sự cố máy bay không người lái Mỹ tấn công nhầm tại Afghanistan gần đây.
Ngôi nhà và ô tô bị hư hại sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, giết chết 9 thành viên trong một gia đình ở Kabul, tháng 8/2021. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Chuyên gia vũ khí tự hành Paul Scharre, tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, đã lấy sự cố súng cướp cò để giải thích sự khác biệt. Súng cướp cò là tình trạng khẩu súng máy bị lỗi tiếp tục bắn đạn sau khi đã nhả cò súng. Súng tiếp tục bắn cho đến khi hết đạn, bởi vì lẽ đương nhiên là khẩu súng không biết mình mắc lỗi.
Súng cướp cò là sự cố cực kỳ nguy hiểm, nhưng chúng còn có con người điều khiển, người cầm có thể cố gắng hướng vũ khí về hướng an toàn. Còn theo định nghĩa, vũ khí tự động sẽ không có biện pháp bảo vệ như vậy.
Như nhiều nghiên cứu về các lỗi thuật toán trong các ngành đã chỉ ra, những thuật toán tốt nhất – hoạt động như thiết kế – có thể tạo ra các kết quả chính xác cục bộ, nhưng vẫn để lan ra nhanh chóng những lỗi nghiêm trọng trên các quần thể. Vấn đề không chỉ là khi các hệ thống AI bị sai, chúng sai hàng loạt, và những người tạo ra thường không biết tại sao và do đó không thể sửa chữa.
Vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Robot sát thủ giá rẻ có thể lan tràn
Hai nguy cơ tiếp theo là vấn đề phổ biến vũ khí tự hành ở mức độ thấp và cao.
Ở mức độ thấp, các quân đội phát triển vũ khí tự hành với giả định rằng họ có thể ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng vũ khí loại này. Nhưng nếu lịch sử của công nghệ vũ khí đã dạy cho thế giới bất cứ điều gì, thì đó chính là: vũ khí sẽ được phổ biến.
Áp lực thị trường có thể dẫn đến việc chế tạo và buôn bán rộng rãi thứ có thể được coi là vũ khí tự động giống như với súng trường tấn công Kalashnikov: những loại robot sát thủ giá rẻ, hiệu quả và hầu như không thể bị kiểm soát khi chúng lưu hành trên toàn cầu.
Vũ khí tự hành kiểu “Kalashnikov” có thể lọt vào tay những đối tượng nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ, bao gồm các phần tử khủng bố quốc tế và trong nước.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:59
X
Vũ khí tự động có sức tàn phá khủng khiếp, dễ dẫn đến chiến tranh
Ở mức độ phổ biến vũ khí cấp độ cao, các quốc gia có thể đua tranh phát triển những phiên bản vũ khí tự động ngày càng có sức tàn phá khủng khiếp, bao gồm cả những loại có khả năng gắn vũ khí sinh học, hóa học, phóng xạ và hạt nhân. Các mối nguy hiểm về mặt đạo đức của việc gia tăng khả năng gây chết người của vũ khí sẽ tăng lên.
Vũ khí tự hành cao cấp có nguy cơ dễ dẫn đến xung đột và chiến tranh hơn. Các loại vũ khí này cũng sẽ làm giảm cả nhu cầu và rủi ro đối với binh sĩ của bên tham chiến, làm thay đổi đáng kể phân tích lợi ích chi phí mà các bên phải trải qua khi phát động và duy trì chiến tranh.
Các cuộc chiến tranh phi đối xứng – tức là các cuộc chiến tranh được tiến hành trên đất của các quốc gia thiếu công nghệ cạnh tranh – có khả năng trở nên phổ biến hơn.
Kargu-2, thiết bị lai giữa máy bay không người lái và một quả bom, do một nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo, có thể đã tấn công dân thường trong cuộc nội chiến Libya. Ảnh: The Conversation
Phá hoại luật chiến tranh
Cuối cùng, các vũ khí tự hành sẽ hủy hoại chốt chặn cuối cùng của loài người trước các tội ác chiến tranh và hành động tàn bạo: đó là luật quốc tế về chiến tranh. Những luật này, vốn được hệ thống hóa trong các hiệp ước đã có lịch sử từ Hiệp ước Geneva năm 1864, là ranh giới mong manh để chia tách chiến tranh với hành động thảm sát.
Những luật chiến tranh dựa trên cơ sở là con người phải chịu trách nhiệm về hành động của họ kể cả trong thời chiến, rằng quyền được tiêu diệt binh sĩ đối phương trong chiến trận không đồng nghĩa với quyền sát hại dân thường.
Nhưng làm thế nào để vũ khí tự động có thể chịu trách nhiệm? Ai là người chịu trách nhiệm cho một robot phạm tội ác chiến tranh? Ai sẽ bị đưa ra xét xử: Vũ khí? Người lính? Các chỉ huy của người lính? Tập đoàn chế tạo vũ khí?
Các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia về luật pháp quốc tế lo ngại rằng vũ khí tự hành sẽ dẫn đến khoảng cách nghiêm trọng về trách nhiệm giải trình.
Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Myanmar
Quan chức Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar đang đối mặt với viễn cảnh đáng báo động về một cuộc nội chiến, khi cuộc đối đầu giữa lực lượng nổi dậy và chính quyền quân sự leo thang.
Người biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay, Myanmar ngày 22/3/2021 (Ảnh: Reuters).
Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet ngày 23/9 cảnh báo thời gian không còn nhiều để cộng đồng quốc tế đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn một cuộc xung đột lớn hơn ở Myanmar.
Hồi tháng 2, quân đội Myanmar đã bắt giữ các quan chức của chính quyền dân sự, trong đó có Cố vấn nhà nước Aung Suu Kyi, và nắm quyền điều hành đất nước. Sau cuộc đảo chính, Myanmar phải đối mặt với tình hình chính biến căng thẳng khi hàng trăm nghìn người biểu tình xuống đường phản đối quân đội trong nhiều tháng qua.
Các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng quân đội đã gia tăng kể từ khi các nhà lập pháp bị lật đổ kêu gọi một cuộc "chiến tranh phòng vệ nhân dân" vào đầu tháng này.
Bà Bachelet cho biết tình hình tại Myanmar xấu đi đáng kể do ảnh hưởng của cuộc đảo chính đã "tàn phá cuộc sống và hy vọng trên khắp đất nước".
"Xung đột, đói nghèo và ảnh hưởng của đại dịch ngày càng nghiêm trọng. Myanmar phải đối mặt với vòng xoáy trấn áp, bạo lực và suy sụp kinh tế", bà Bachelet cho biết thêm.
Theo quan chức Liên Hợp Quốc, trong bối cảnh hỗn loạn, phong trào phản kháng vũ trang ngày càng phát triển.
"Những xu hướng đáng lo ngại này cho thấy khả năng đáng báo động về một cuộc nội chiến leo thang", bà Bachelet nhận định.
Bà Bachelet kêu gọi các nước ủng hộ một tiến trình chính trị có sự tham gia của tất cả các bên. Bà cho rằng khối ASEAN và các cường quốc có ảnh hưởng nên tiến hành các biện pháp để ngăn chặn vòng xoáy bạo lực" tại Myanmar.
Bà Bachelet cho biết hơn 1.100 người được cho là đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính tại Myanmar nổ ra, trong khi hơn 8.000 người khác, bao gồm cả trẻ em, đã bị bắt và hơn 4.700 người vẫn đang bị giam giữ.
Bà Bachelet kêu gọi tất cả các bên - đặc biệt là quân đội - cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo không hạn chế, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị.
Bà cũng kêu gọi tất cả các lực lượng vũ trang bảo vệ dân thường, đồng thời cho rằng việc tiến hành các cuộc không kích và nã pháo vào các khu dân cư phải chấm dứt ngay lập tức.
Chuyên gia Liên Hợp Quốc Tom Andrews hồi tháng 6 đã cảnh báo người dân có thể "tử vong hàng loạt vì đói, bệnh tật" ở phía đông Myanmar sau khi gần 100.000 người phải tháo chạy khỏi nơi sinh sống.
Sau chính biến hồi tháng 2, quân đội Myanmar vừa phải đối mặt với làn sóng biểu tình leo thang, vừa phải đối mặt với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Nhiều nhóm đã lên tiếng phản đối đảo chính.
Giao tranh tại một số khu vực buộc dân thường Myanmar phải bỏ trốn vào rừng, hoặc vượt biên để bảo toàn mạng sống. Họ sống trong cảnh thiếu nước, thực phẩm, nơi trú ẩn, nhiên liệu và dịch vụ y tế.
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Afghanistan Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh tình hình Afghanistan rất căng thẳng, gây nguy cơ nội chiến và các nhóm khủng bố trỗi dậy. "Tôi cho rằng những điều kiện hiện nay có khả năng biến thành một cuộc nội chiến. Không thể biết liệu Taliban có thể thống nhất quyền lực và xây dựng chính quyền...