Những mối ‘hiểm họa nhãn tiền’ nhưng game thủ nào cũng cắm đầu cắm cổ phi vào
Có những thứ dù biết là… sai sai nhưng lại vô cùng cám dỗ.
Từ trước đến nay trong bất kỳ tựa game nào cũng luôn tồn tại những thứ chỉ nên ngắm chứ đừng nên ăn, song chúng lại luôn cám dỗ game thủ đến gần. Vậy đó là những cái gì mà ma lực lớn đến thế?
Cùng điểm qua những thứ nguy hiểm tột cùng nhưng vẫn thu hút những “con thiêu thân” game thủ nhé.
Hòm tiếp tế hay còn được những game thủ yêu thích tựa game sinh tồn PUBG gọi thân mật là “thính”, chính là một trong những thứ nguy hiểm nhất nhưng cũng đầy sức quyến rũ.
Không hấp dẫn sao được khi bên trong hòm thính sẽ là những vũ khí cực xịn với hỏa lực cực mạnh và những trang bị ngon lành giúp bạn dễ dàng leo top 1. Tuy nhiên “Thính” đúng như tên gọi sẽ thu hút toàn bộ địch thủ đến gần, và chỉ cần một nước đi sai lầm bạn sẽ thành bia tập bắn cho những gã sống sót còn lại.
Yasuo & Zed (LMHT)
Cũng tương tự như Thính trong PUBG, nhưng game thủ có thể chọn lựa dễ dàng hơn trong những trận đấu LMHT chính là những hotboy như Yasuo, Zed… Đây là những vị tướng được mệnh danh là “nỗi khiếp sợ của đồng đội”, khi chỉ vào trận là chăm chăm múa và feed chứ tác dụng gần như bằng… không.
Yasuo và Zed đã từng có thời kỳ đen tối nhất khi bị giảm sức mạnh thậm tệ, và không game thủ chuyên nghiệp nào dám chọn khi thi đấu. Tuy nhiên trong chế độ xếp hạng tỷ lệ chọn của những vị tướng này vẫn cao đến mức khó hiểu bởi vì “Đẹp” và dễ gây ấn tượng với highlight.
“Thà cấm lầm còn hơn hậu quả khôn lường” đây cũng chính là lý do hiện nay Yasuo và Zed trở thành cặp bài trùng bị cấm nhiều nhất trong xếp hạng đơn đôi LMHT.
Video đang HOT
Đi lẻ và quá say mạng đôi khi chính là nguyên nhân khiến cả team chết tức tưởi.
Những tưởng bệnh thành tích chỉ có trong đời sống, nhưng thực tế bệnh thành tích đã xuất hiện từ lâu với những chỉ số K/D/A trong LMHT hay đơn giản chỉ là số mạng hạ gục thật nhiều trong PUBG.
Và tất nhiên để có được những thành tích đẹp “khoe mẽ” của bạn, đồng đội sẽ chẳng vui vẻ gì đâu nhất là khi bạn quá say máu đuổi theo mục tiêu và quay lại thì đồng đội đã bị dọn sạch.
Xét trên thực tế “Bệnh thành tích” có vẻ nhẹ hơn hẳn so với “Thính” và “Yasuo, Zed” tuy nhiên trong một vài tình huống nó có thể gây ức chế tâm lý hơn hai cái trên đấy.
Chơi Leesin là phải nhập tâm như thế này :D
“Game là sân khấu và game thủ cũng là nghệ sỹ” nhưng không có khán giả thì người nghệ sỹ sẽ biểu diễn cho ai?
Đây cũng chính là vấn nạn đau đầu trong LMHT khi những nghệ sỹ nhất định chọn bằng được Lee Sin để “múa”, Katarina, Nidalee… để “gank tem” nhưng lại sẵn sàng quay sang chửi rủa đồng đội. Hoặc làm yên hùng xa lộ bằng được trong PUBG để tạo nên những pha highlight đầy ích kỷ.
Xét cho cùng thì Bệnh thích thể hiện nó cũng tệ không kém gì bệnh thành tích nhưng đáng sợ hơn ở chỗ căn bệnh này khá khó để giải thích với bệnh nhân. Và đôi khi đến cả người bệnh cũng không biết mình đang mắc phải một thứ đang gây hại cho người chơi khác.
Theo GameK
Hậu Giang: Nhiều học sinh trường chuẩn quốc gia không biết đọc, biết viết
Trường THCS Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là trường đạt chuẩn quốc gia, nhưng nơi đây có nhiều học sinh không biết đọc, biết viết khiến cho dư luận hoài nghi về việc chạy theo thành tích trong công tác giáo dục của địa phương này.
Theo phản ánh tại ngôi trường này có 5 em đang có hiện tượng "ngồi nhầm lớp", khi lên lớp 6, lớp 7 song đọc, viết còn kém, thậm chí có nhiều em không đọc, viết được chữ. Cụ thể, như em: Phạm Lâm Giang H (lớp 6A1), Trương Hoài  (lớp 6A3), Trần Văn Q (lớp 6A3), Nguyễn Thị Kim T (lớp 7A2), Đinh Chí T (lớp 7A2).
PV Báo Công lý đã buổi làm việc trực tiếp Ban giám hiệu (BGH) Trường THCS Đông Phước A, cùng với lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành.
Khi PV đưa cho mỗi em một tờ giấy đề nghị viết câu: "Em yêu trường em" và đọc một câu mở đầu trong sách giáo khoa Công nghệ lớp 6 với tiêu đề: "Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình" thì em H và em  hoàn toàn không đọc hay viết được, chỉ riêng em Q thì viết những nét chữ "nguệch ngoặc" và đọc "bập bẹ" như học sinh mới vào lớp 1.
Tiêu đề trong SGK Công nghệ lớp 6 mà các học sinh không đọc được
Ngoài ra, khi PV trưng cầu "bút tích" bài kiểm tra môn Lịch sử của em Đinh Chí T (lớp 7A2) với lời phê của giáo viên "Em viết chữ đọc không ra cần rèn lại chữ viết" cho ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành xem, sau khi xem ông Dũng cũng lắc đầu nói "tôi không thể nào đọc được".
Nhiều giáo viên dạy bộ môn rất bức xúc vì bị nhà trường "ép" dạy phụ đạo cho các em. "Việc phụ đạo cho học sinh yếu kém là trách nhiệm của giáo viên, tuy nhiên việc phụ cho các em ở đây không phải là phụ đạo chuyên môn, mà bắt dạy lại việc đọc, viết chữ như ở bậc tiểu học", một giáo viên bức xúc nói.
Nét chữ mà các em viết theo yêu cầu
Ông Nguyễn Nhật Trường, Phó hiệu Trưởng Trường THCS Đông Phước A thừa nhận, hiện nay toàn trường có 5 trường hợp không đọc viết rành. Trong học kỳ 1 vừa rồi học lực các em này đều xếp lọai yếu kém.
Sau khi phát hiện vụ việc giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã có báo cáo lên BGH. Tuy nhiên, phía BGH chỉ báo cáo bằng "miệng" về Phòng GD-ĐT về tình trạng trên.
Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành cho biết, tới đây Phòng GD-ĐT sẽ họp với các ban ngành chuyên môn có kế hoạch giải quyết cụ thể tình trạng trên. "Cái khó ở đây khi các em học hết bậc tiểu học là phải xét vào lên cấp 2 cho các em vì các em đủ điều kiện nên không thể nào loại bỏ. Phần lớn các em đều xuất thân trong gia đình lao động và rất khó khăn, cha mẹ rất ít khi quan tâm đến việc học của con cái", ông Dũng cho biết thêm.
Bài kiểm tra môn lịch sử của hs lớp 7, khiến giáo viên và lãnh đạo phòng không đọc được.
Qua tìm hiểu của PV được biết, năm học 2017-2018 vừa qua cũng tại ngôi trường này có 2 học sinh lớp 6 ở lại lớp và đã nghỉ học vì không biết đọc, biết viết.
Trường THCS Đông Phước A nơi xảy ra vụ việc
Ngoài việc có nhiều học sinh không biết đọc, biết viết, mới đây còn có 3 học sinh nữ lớp 9 đánh nhau và nhà trường tạm đình chỉ học tập 1 tuần đối với 2 em.
Được biết, Trường THCS Đông Phước A có 15 lớp, với hơn 500 học sinh vừa được tái công nhận chuẩn quốc gia năm 2018.
Thành Nhớ
Theo Công lý
Chúng ta có trong tay tất cả, bọn trẻ vẫn bị 'bỏ rơi'? Cùng với bệnh thành tích, sự tha hóa của văn hóa ứng xử học đường đang là nỗi đau nhức nhối của cả xã hội, đặc biệt là những ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Thời gian qua có rất nhiều ý kiến, bình luận phân tích mổ xẻ các nguyên nhân, nhằm trả lời cho câu hỏi: Bạo lực học...